Autism Là Gì? Bệnh Tự Kỷ Ở Trẻ Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

0
1576

Nhiều người thắc mắc autism là gì? Autism hay (tự kỷ) nay đã không còn là căn bệnh quá xa lạ trong xã hội và ngày càng phổ biến ở trẻ em đến mức báo động. Để bảo vệ con khỏi những di chứng, hậu quả của bệnh tự kỷ, đồng thời có thể can thiệp sớm bệnh tình, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về căn bệnh tự kỷ.

1. Autism là gì?

Nhiều người thắc mắc autism là gì? Chúng xuất hiện ở đối tượng nào? Làm thế nào để vượt qua chúng? Vậy chúng ta hãy cũng tìm hiểu nhé!

Chứng rối loạn tự kỷ hay còn được gọi là Autism Spectrum Disorder – là một chứng bệnh gây rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về các mặt như: quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và chiếm đa số là trẻ em trong độ tuổi từ 3-10 tuổi, kéo dài và khó thuyên giảm.

autism là gì
Autism là gì?

Thông thường, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ tự cô lập bản thân mình với xã hội xung quanh hay thậm chí là với các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thường có hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, cản trở mối quan hệ giao tiếp xã hội của trẻ sau này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ

Sau khi đã giải đáp câu hỏi autism là gì, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn mắc autism.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra các chứng bệnh autism hay tự kỷ vẫn chưa được làm rõ nhưng theo những nghiên cứu gần đây nhất, nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ ở trẻ được xác định có thể bắt nguồn từ sự ảnh hưởng di truyền gen và các yếu tố môi trường bên ngoài.

2.1. Yếu tố di truyền

Gen là yếu tố đầu tiên để hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Việc thay đổi các gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ trẻ sẽ phát triển chứng tự kỷ đặc biệt là trong trường hợp cha mẹ đứa bé mang một hoặc nhiều biến đổi gen này, thì con của họ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.

autism là gì
Gen là nguyên nhân dẫn đến bệnh Autism

Mặc dù các chuyên gia vẫn chưa xác định cụ thể gen nào có liên quan trực tiếp; nhưng rối loạn phổ tự kỷ ít nhiều đều có liên quan đến các yếu tố gia đình; bởi nếu như có một đứa trẻ mắc bệnh thì anh/chị/em của đứa bé đó cũng có thể mắc bệnh. Các trường hợp sinh đôi cùng bị tự kỷ cũng rất thường gặp.

2.2. Yếu tố môi trường

Ngoài yếu tố bên trong đến từ hệ gen thì các nhà nghiên cứu còn tin rằng trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ (Autism) chỉ thực sự biểu hiện ra ngoài dưới tác động của một vài yếu tố môi trường nhất định như: trẻ tiếp xúc với cồn (rượu) hoặc một vài loại thuốc có chứa muối natri valproate,… ngay từ trong bụng mẹ.

autism là gì
Yếu tố tác động từ môi trường

Tổn thương não hoặc não kém phát triển cũng là hai nguyên nhân chính của tự kỷ ở trẻ. Việc tổn thương não hay bộ não kém phát triển cũng được xem là yếu tố môi trường xuất phát từ việc trẻ sinh non trước 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg, chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa hay từ còn từ việc ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh,…

3. Triệu chứng và biểu hiện khi trẻ mắc bệnh tự kỷ

Sau khi giải đáp câu hỏi autism là gì và nguyên nhân trẻ mắc bệnh, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu triệu chứng và biểu hiện khi trẻ mắc autism.

Việc quan sát sức khỏe của con hằng ngày là việc cần thiết của các bậc cha mẹ để đảm bảo bé có một cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Mặc dù nhịp độ phát triển thể chất của mỗi bé là khác nhau, có trẻ nhanh, có trẻ chậm nhưng bạn vẫn nên cân nhắc xem liệu con bạn có mắc chứng tự kỷ hay không khi nhận thấy bé có các dấu hiệu sau đây.

3.1. Triệu chứng và biểu hiện ở trẻ từ 1-2 tuổi

  • Trẻ không bập bẹ các âm tiết; không tạo được điệu bộ nào như dùng tay chỉ hoặc vẫy tay dù đã 12 tháng tuổi.
  • Không nói được từ đơn khi đã 16 tháng tuổi.
  • Không tự nói các cụm từ trên 2 chữ khi 24 tháng tuổi.

3.2. Triệu chứng và biểu hiện ở trẻ từ 3 tuổi trở lên

  • Khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói (bao gồm cả sử dụng và hiểu ngôn ngữ).
  • Không thể tham gia vào một cuộc nói chuyện bình thường dù trẻ có khả năng.
  • Không thể kết bạn và chỉ thích chơi một mình.
  • Không thể thích nghi với những thay đổi sinh hoạt hằng ngày và môi trường xinh quanh.
  • Có cách chơi đồ chơi theo cách không bình thường. Ví dụ: trẻ luôn xếp đồ vật theo một trình tự nhất định.
  • Luôn lặp lại một kiểu cử động cơ thể hoặc một hành vi nhất định nào đó như: vỗ tay, đập đầu vào tường,…

Bên cạnh những triệu chứng trên, một số trẻ thuộc dạng tự kỷ đặc biệt được gọi là hội chứng “bác học” sẽ có một số biểu hiện khác so với những đứa trẻ tự kỷ thông thường. Trẻ ở hội chứng “bác học” thường phát triển kỹ năng hiếm có ở một số lĩnh vực chuyên biệt như: âm nhạc, nghệ thuật, tính toán các con số…hoặc các lĩnh vực vượt trội khác mặc dù chưa từng được ai dạy qua.

4. Phân loại tự kỷ ở trẻ

Giải đáp xong câu hỏi autism là gì? Liệu có ai thắc mắc có phải tất cả các hội chứng autism đều giống nhau không?

Theo các chuyên gia, chứng rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) được chia thành nhiều dạng khác nhau với nhiều mức độ mà trẻ có thể mắc phải. Việc các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ và phân biệt được các dạng tự kỷ ngay từ đầu có thể hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị bệnh.

autism là gì
Autism là gì? Phân loại tự kỷ ở trẻ

Rối loạn phát triển lan tỏa thường xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ và kéo dài với các dấu hiệu chủ yếu thuộc 3 lĩnh vực:

  • Giảm tương tác xã hội: ít nhìn mắt khi giao tiếp, ít cử chỉ tay chân, ít quay đầu khi được gọi, không chia sẻ quan tâm với người khác.
  • Giảm giao tiếp: chậm nói, phát âm vô nghĩa, giọng nói khác thường, nếu nói được lại không biết cách duy trì cuộc hội thoại.
  • Hành vi bất thường: hành động rập khuôn, cuốn hút quá mức với tivi, quảng cáo, sách, công tắc đồ điện,..

Từ đặc điểm của 3 lĩnh vực trên, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các loại tự kỷ phổ biến ở trẻ như:

  • Tự kỷ điển hình

Thường xuất hiện triệu chứng trước 3 tuổi ở cả 3 lĩnh vực nói trên.

  • Tự kỷ không điển hình

Thường xuất hiện triệu chứng sau 3 tuổi, không đủ cả 3 lĩnh vực.

  • Tự kỷ chức năng cao

Biết chữ số sớm hơn trẻ thông thường, trí nhớ máy móc tốt nhưng lại kém trong giao tiếp và tương tác xã hội.

  • Hội chứng phân rã ở trẻ nhỏ

Vẫn bình thường ở độ tuổi 3-4 tuổi, sau đó xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ ở mức nặng.

5. Thái độ và vai trò của cha mẹ

Nếu trước đây nhiều gia đình xác định khi con mắc bệnh tự kỷ sẽ phó mặc cho các trung tâm, cơ sở trị liệu thì giờ đây khi xã hội tân tiến, khoa học nhiều bậc cha mẹ đã chọn cách đồng hành cùng con trên con đường này. Đây hoàn toàn là một lựa chọn đúng đắn bởi gia đình mới chính là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với những đứa trẻ tự kỷ.

autism là gì
Autism là gì? – Vai trò của ba mẹ

Đóng vai trò quan trọng, bên cạnh sự hỗ trợ của bác sĩ, cha mẹ là nguồn nhân lực giúp phối hợp chặt chẽ giữa việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục hướng dẫn thay đổi hành vi, trị liệu ngôn ngữ,…giúp trẻ hòa nhập cộng đồng, tiến bộ hơn.

Khi con có những dấu hiệu nghi vấn đầu tiên, những gì cha mẹ cần làm là hãy đưa trẻ đi khám, dành nhiều thời gian cho trẻ để quan sát, hiểu, tương tác và lựa chọn phương án dạy trẻ sao cho phù hợp. Đặc biệt, khi có con mắc phải bệnh tự kỷ, cha mẹ cần giữ tâm lý ổn định, bình tĩnh, tích cực và kiên trì cùng trẻ vượt qua khó khăn.

Cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu rõ autism là gì, nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp chữa trị để chữa trị cho trẻ; quan tâm đến biểu hiện của trẻ để có thể đồng hành cùng trẻ vượt qua.

6. Các liệu pháp can thiệp sớm để điều trị cho trẻ tự kỷ

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của chứng tự kỷ, mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp; liệu trình khác nhau và được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên vẫn dựa trên cơ sở nền tảng của các phương pháp sau:

6.1. Điều chỉnh hành vi

Người mắc bệnh tự kỷ thường có những hành vi mất kiểm soát, khó lường vì thế việc điều chỉnh hành vi là vô cùng cần thiết. Hành vi ở đây không chỉ riêng về mặt hành động mà còn có thể là trị liệu về ngôn ngữ, giọng nói, dạy trẻ những kỹ năng đã mất hoặc cho trẻ tham gia những hoạt động giúp nâng cao chất lượng giao tiếp, cách tương tác xã hội.

6.2. Giáo dục cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ cũng cần được tiếp xúc với nền giáo dục. Trường học dành cho trẻ tự kỷ có thể cung cấp các dịch vụ đặc biệt; hỗ trợ để trẻ có thể học tập và phát triển bản thân. Việc đến trường còn giúp trẻ được tiếp xúc với nhiều người, làm quen với môi trường cộng đồng.

6.3. Điều chỉnh cảm giác

Đối với các trẻ mắc chứng tự kỷ: âm thanh, cảm giác, vị giác, thị giác hay mùi hương là những thứ rất nhạy cảm có thể tác động và khiến bé mất kiểm soát. Nghiên cứu cho thấy việc giúp bé điều chỉnh, cảm thụ những cảm giác khác nhau sẽ làm hành vi tự kỷ được giảm đi và có hành vi tốt hơn.

6.4. Điều trị bằng thuốc

Mọi căn bệnh đều cần chữa trị bằng thuốc và tự kỷ cũng không ngoại lệ. Mặc dù vẫn chưa có cách điều trị y khoa nào cho chứng rối loạn tự kỷ; nhưng các loại thuốc cũng góp phần cải thiện một số triệu chứng thường gặp.

autism là gì
Điều trị tự kỷ bằng thuốc

Điều trị tự kỷ là một quá trình rất dài nên việc sử dụng thuốc chống tự kỷ phải tuyệt đối với những phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh không được tự ý kê đơn và tự ý dùng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa cho các bé thuốc điều trị trầm cảm nhưng khi nếu bé lên cơn co giật thì cần dùng thuốc chống co giật.

Bên cạnh đó, thuốc chống rối loạn thần kinh có thể dùng cho các vấn đề hành vi nghiêm trọng. Một trong những loại thuốc này là Risperdal thường được sử dụng khi trẻ có hành vi cáu gắt, gây hấn và tự gây thương tích cho mình. Phản ứng của bé đối với thuốc cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ.

6.5. Điều trị bệnh lý liên quan

Điều trị các bệnh lý liên quan cũng là cách hữu hiệu để giảm chứng phổ tự kỷ. Trong đó, một số chứng rối loạn liên quan đến bệnh tự kỷ sẽ bao gồm:

  • Bệnh động kinh
  • Các vấn đề về dạ dày – ruột
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn tập trung chú ý / hiếu động thái quá
  • Sự sợ hãi, nhút nhát
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

7. Phương pháp luyện tập tại nhà cho bố mẹ cùng bé

Một trong những cách để ba mẹ có thể cải thiện chứng tự kỷ cho bé trong chính ngôi nhà của mình là hãy bắt đầu thay đổi thói quen sống hàng ngày. Nếu có thể bạn hãy dành thật nhiều thời gian cho bé và thực hiện những việc như:

  • Nói chuyện thường xuyên với trẻ (ít nhất 3 giờ/ngày), câu chữ ngắn gọn, rõ ràng để bé dễ hiểu.
  • Gọi tên, nhìn mắt khi trò chuyện, gây sự chú ý và tạo nhu cầu cho trẻ.
  • Dạy bé các cử chỉ hành động: chào, ạ, xin, bắt tay, hoan hô.
  • Các thành viên thay phiên nhau chơi cùng trẻ để tạo mối quan hệ thân thiết, tránh giữ khoảng cách.
  • Sai việc đơn giản, yêu cầu bé thực hiện mệnh lệnh.
  • Tuân thủ các hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị.

Ngoài ra, để đảm bảo quá trình điều trị mang đến kết quả tốt nhất nếu có khuất mắt bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp hơn với bé.

8. Các hình thức trò chơi và đồ chơi phù hợp cho trẻ tự kỷ

autism là gì
Trò chơi phù hợp cho trẻ tự kỷ

8.1. Đồ chơi hấp dẫn thị giác

Một trong những điểm mạnh ở trẻ tự kỷ là có thể học bằng thị giác. Vì vậy những đồ chơi nhiều màu sắc; kết hợp với chuyển động và âm thanh có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của bé . Lợi dụng điểm này, bạn có thể “lôi kéo” bé ra thế giới bên ngoài; đồng thời từ đó giúp nâng cao, rèn luyện khả năng tập trung. Một số ví dụ về đồ chơi thị giác sẽ bao gồm: thổi bóng xà phòng, đàn gõ, chong chóng; các đèn phát sáng nhiều màu, tranh ảnh, lô gô, ô tô dây cót có âm thanh và ánh sáng,…

8.2. Đồ chơi “giả vờ”

Tương tác là cách để bé có thể cải thiện bệnh tình một cách hiệu quả. Nếu không thể tiếp xúc nhiều người, hãy tập cho bé khả năng tương tác với đồ vật xung quanh. Hãy thử cho bé chơi các món đồ chơi như búp bê, nhà chòi, đồ trang điểm,… để bé có cơ hội được trải nghiệm; đóng vai các thành viên trong gia đình để tăng khả năng tưởng tượng và tương tác.

8.3. Đồ chơi vận động tinh

Đồ chơi vận động tinh là những món đồ chơi giúp bé phát triển kỹ năng vận động; phối hợp giữa tay và mắt, bắt chước, sự nhẫn nại giúp điều hòa chứng rối loạn cảm giác. Bạn có thể chọn các món đồ chơi như bảng từ, giấy, bút sáp, chì màu, đất nặn, lắp ghép; và các trò chơi nhặt vật nhỏ, gấp, xé, bóc, kẹp,…

8.4. Trò chơi vận động cơ thể

Lười vận động ở trẻ tự kỷ thường dẫn đến trường hợp suy yếu hệ miễn dịch và lười ăn. Vì thế các trò chơi vận động đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng bệnh tự kỷ. Theo nghiên cứu, trẻ tự kỷ thích tham gia vào các trò chơi này bởi ít cần óc tưởng tượng; ít dùng đến ngôn ngữ nhưng lại giúp giảm hành vi định hình, cải thiện hệ vận động.

Trong hình thức này, bạn có thể chọn các trò chơi như cầu trượt, xích đu, ném bóng, xe lắc,…

Thông qua bài viết trên đây, mọi người đã biết autism là gì. Bố mẹ hãy quan tâm chăm sóc đến trẻ thường xuyên để tránh hội chứng này; đồng thời cùng luôn đồng hành bên trẻ, giúp trẻ vượt qua nếu trẻ mắc phải hội chứng này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây