Bầu ăn nhãn được không? Ăn như thế nào là tốt và hợp lý nhất?

0
800

Bầu ăn nhãn được không là câu hỏi của nhiều bà bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu không nên ăn nhãn, dù là số lượng ít. Nguyên nhân tại sao, cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là cần thiết để duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu của người mẹ và nhu cầu của thai nhi. Cung cấp không đủ dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh sinh học giữa mẹ và con. Trong đó sức khỏe của cả hai có nguy cơ nghiêm trọng. Do đó, việc ăn uống lành mạnh là điều quan trọng hàng đầu. Nhưng phải thực phẩm nào cũng phù hợp trong thời kỳ này. Vậy bầu ăn nhãn được không? Cùng tìm câu trả lời từ tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng trong bài viết này.

Nhãn
Nhãn là trái cây vô cùng phổ biến ở Việt Nam

1. Theo dân gian bà bầu ăn nhãn được không?

Từ lâu, quả nhãn đã được ông cha ta ghi nhận có tác dụng bổ huyết, ích khí, trấn an tinh thần. Trong quả nhãn có chứa glucose, sucrose, vitamin và các thành phần khác, và có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, y học Việt Nam cho rằng đây là quả thuộc nhóm quả nóng. Có nghĩa là ăn nhiều gây nóng trong người, khó chịu, tức giận, đặc biệt là đối với những mẹ bầu thường xuyên thay đổi tâm trạng suốt thời kỳ mang thai.

Thêm vào đó, y học cổ truyền cho rằng những thay đổi sinh lý chính của phụ nữ mang thai là “lúc nào cũng dư dương, âm thiếu”. Vì sau khi mang thai, âm huyết tụ lại để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu âm thường sinh ra nội nhiệt, do đó mà nhiều bà bầu bị táo bón, lưỡi đỏ, gan hỏa.

Vì vậy, các nhà y học thường khuyên phụ nữ mang thai dùng một số vị thuốc mát, bổ. Thế nhưng, nhãn có tính ấm, vị ngọt. Bà bầu ăn nhiều không những sẽ làm tăng động thai, sinh nhiệt sau khi ăn. Mà còn dễ dẫn đến rối loạn khí, có thể gây trào ngược khí trong dạ dày gây nôn mửa. Lâu ngày âm hư sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, gây đau bụng, sưng đỏ và thậm chí là sẩy thai, đẻ non. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn nhãn.

Long nhãn
Long nhãn rất ngọt, chứa lượng đường rất lớn

2. Theo y học mẹ bầu ăn nhãn được không?

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm then chốt của thai kỳ, lúc này thai làm tổ chưa ổn định, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cần đặc biệt lưu ý. Nhãn là loại thực phẩm gây nóng trong, từ đó có thể gây sảy thai, nguy cơ rất cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, các bà bầu nên cố gắng tránh tuyệt đối việc ăn nhãn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

bầu ăn nhãn được không
Quả nhãn tươi thơm, ngon, ngọt, giòn

3. Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu nhãn?

Như đã đề cập ở trên, đối với phụ nữ mang thai, không tuyệt đối cấm ăn nhãn thời kỳ từ tháng thứ 4 trở đi. Nhưng chỉ nên thưởng thức một vài quả nhãn trong một tuần. Hoặc tốt nhất, nếu không quá muốn ăn, bạn không nên ăn. Nhưng trong một số trường hợp sau, phụ nữ cần tránh tuyệt đối loại quả nhiệt đới này.

Đầu tiên, nếu phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày hoặc viêm bao tử, ăn nhãn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Đó là nhãn có độ ngọt cao và chứa nhiều đường, dễ kích thích tiết dịch vị. Và khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi dạ dày bị viêm, tính nóng của nhãn sẽ làm tình trạng viêm thêm trầm trọng hơn do dạ dày đang trong tình trạng khó chịu.

Tiếp đến, với những mẹ bầu bị sốt và táo bón trong suốt thai kỳ, thì không nên tiêu thụ quả nhãn.

Ngoài ra, với những phụ nữ có thai đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ thì nhãn là lựa chọn tồi tệ nhất. Tình trạng tiểu đường thai kỳ cho thấy lượng đường trong máu mẹ bầu cao (glucose) bắt đầu trong thời kỳ mang thai. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Và ăn những thực phẩm nhiều đường như nhãn làm trầm trọng bệnh.

bầu ăn nhãn được không
Bà bầu tiểu đường thai kỳ tuyệt đối tránh ăn nhãn

4. Thời điểm ăn nhãn tốt nhất

Câu trả lời là không nên ăn cho câu hỏi “có bầu ăn nhãn được không”. Thế nhưng, bạn có biết rằng, sau khi sinh con, ăn nhãn lại rất tốt. Vì sản phụ sau sinh sẽ tiêu hao nhiều máu và cơ thể suy nhược. Nên lúc này, quả nhãn rất thích hợp để bổ khí, dưỡng huyết.

Ví dụ, mẹ sau sinh có thể dùng long nhãn nấu chè, pha trà hay kết hợp với bữa ăn nhẹ để giúp điều hòa và bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, mẹ mới sinh thường lo lắng, mệt mỏi do chăm sóc trẻ sơ sinh. Lúc này, những trái nhãn thơm, ngọt, giòn còn có tác dụng giúp trấn an tinh thần. Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp phục hồi sức khỏe sau sinh.

Như vậy, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn nhãn được không. Nếu mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể thưởng thức một vài quả nhãn. Nhưng nếu đang gặp những vấn đề mà bác sĩ liệt kê trên đây, thì nên tránh tuyệt đối nhãn.

Thông tin tham khảo:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây