Bệnh Đái Tháo Đường Gồm Những Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Nào?

0
1034

Bệnh đái tháo đường là một dạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu do sự tăng glucose không đồng nhất, bệnh thường gặp phải ở những người lớn tuổi. Vậy dấu hiệu của bệnh đái tháo đường là gì? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bệnh đái tháo đường có nhiều nguyên dân và dấu hiệu để bạn nhận biết sớm. Bạn nên chủ động tìm hiểu và tự kiểm tra để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cũng như chủ động phòng cho gia đình và bản thân mình. Sau đây là những điều về bệnh này bạn nên biết. 

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, thường xuất hiện ở người già, người lớn tuổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường là do lượng đường trong máu có mật độ cao hơn mức bình thường, từ đó sự tăng glucose trong máu không được đồng nhất, lâu dài thành mãn tính.

Điều này thời gian dài sẽ dẫn đến những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide. Và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

2. Phân loại

Bệnh đái tháo đường được chia làm 3 loại như sau:

– Tiểu đường loại 1 (type 1): Nguyên nhân là do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối.

– Tiểu đường loại 2 (type 2): Nguyên nhân do các chức năng của tế bào beta tụy bị giảm  tiến triển trên nền tảng đề kháng insullin.

– Tiểu đường trong thai kỳ là dạng bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có các nguyên nhân từ type 1, type 2 trước đó. 

Ngoài ra, bệnh này cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác. Như: tiểu đường sơ sinh hoặc do sử dụng thuốc và hóa chất như glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô, béo phì, cao huyết áp….

3. Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Ở một số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có các dấu hiệu khác mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng như:

– Đi tiểu thường xuyên

– Luôn cảm thấy khát nước

– Ngay cả khi đang ăn mà vẫn thấy đói và muốn ăn thêm

– Cơ thể xuất hiện những mệt mỏi

– Mắt mờ, nhìn không rõ các vật

– Các vết thương hở, lở loét lâu lành hơn

– Mặc dù ăn nhiều những vẫn bị sụt cân (do thiếu hụt insullin của tiểu đường type 1)

– Thường có cảm giác đau ran, ngứa, tê bì chân tay (do chức năng của tế bào beta bị giảm của tiểu đường type 2)

4. Hệ quả của bệnh đái tháo đường

Những người mắc bệnh tiểu đường này có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn. Hoặc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu không ổn định một thời gian lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. 

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới. Các biến chứng của bệnh tiểu đường còn thể hiện qua những chi tiết dưới đây.

4.1. Đối với tim mạch

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bị bệnh này. Huyết áp cao, lượng cholesterol cao, glucose trong máu tăng cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Ở người cao tuổi thì nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng gấp 2 đến 3 lần người bình thường.

4.2. Đối với thận

Bệnh đái tháo đường để lại các biến chứng ở thận. Nguyên nhân do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc xuất hiện bệnh suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người tiểu đường hơn những người không mắc bệnh. Việc bổ sung chế độ ăn uống hợp lí để duy trì mức glucose trong máu và huyết áp ở mức ổn định có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

4.3. Đối với hệ thần kinh

Bệnh đái tháo đường sẽ gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi lượng glucose trong máu và huyết áp quá cao. Các tổn thương này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. 

bệnh đái tháo đường

Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó gây ra những chấn thương vô ý. Dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng do lở loét và có thể phải cắt bỏ chi.

Những người mắc bệnh có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không mắc bệnh. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường này nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.

4.4. Đối với mắt

Hầu hết những người mắc bệnh này sẽ có một số bệnh về mắt như bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Bệnh võng mạc do tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Cũng như khi mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao. Theo nghiên cứu, có khoảng 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát thông qua kiểm tra mắt thường xuyên. Và nên duy trì mức glucose trong máu và lipid ổn định.

5. Cách kiểm soát

Đái tháo đường là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không biết cách kiểm soát. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên có lịch trình khám bệnh định kỳ hợp lý. Đồng thời tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghiên cứu các thực phẩm nên ăn cho người mắc bệnh này. Không hút thuốc, rượu bia, kèm thêm luyện tập lành mạnh. Nhằm mục đích để ổn định huyết áp và lượng đường trong máu. 

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh đái tháo đường. Mong bạn đọc có thể xem đây là tư liệu hữu ích và có thêm kinh nghiệm nhận biết và chăm sóc người thân để ngăn chặn được những biến chứng do bệnh gây ra. Chúc mọi người sức khỏe!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây