Bệnh Tăng Huyết Áp – Kẻ Giết Người Thầm Lặng Ngày Nay

0
1048

Bệnh tăng huyết áp là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên căn bệnh này lại rất ít người biết rằng mình đang mắc phải. Vậy bệnh tăng huyết áp là gì? Những triệu chứng bệnh và cách chữa trị thế nào? Hãy cùng tôi giải đáp qua bài viết.

1. Bệnh tăng huyết áp là gì?

Huyết là máu, áp là áp lực. Huyết áp nghĩa là áp lực của máu tác động lên thành động mạch của bạn. 

Huyết áp được xác định bằng những lượng máu mà tim bạn bơm và cả lượng máu cản trở lưu lượng máu trong động mạch. Tim bạn bơm máu càng nhiều và động mạch càng hẹp thì huyết áp của bạn càng tăng cao. 

Và khi nói đến chứng bệnh huyết áp cao có nghĩa là áp lực của máu đủ cao để gây ra các vấn đề sức khỏe. Bệnh tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là tình trạng máu được bơm đi khắp cơ thể với áp suất quá cao.

Huyết áp được mô tả bằng hai con số mô tả huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa hoặc huyết áp trên) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu hoặc huyết áp dưới). Ví dụ, nếu huyết áp của bạn là 120/80, thì huyết áp tâm thu là 120mmHg và huyết áp tâm trương là 80mmHg.

bệnh tăng huyết áp
Huyết áp được mô tả bằng 2 con số

Bạn bị bệnh tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu của bạn từ 140mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương của bạn từ 90mmHg trở lên, hoặc là cả hai.

Bạn có thể bị bệnh tăng huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim vẫn tiếp diễn và có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như đau tim và đột quỵ.

Vậy, cần phải phát hiện bệnh sớm để chữa trị kịp thời. Trước hết hãy xem các triệu chứng.

2. Các triệu chứng bệnh

Như đã nói, hầu hết những người bị bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu, triệu chứng gì, thậm chí ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Chính vì thế, nó thường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng.

Một số người tăng huyết áp có thể bị đau đầu, choáng váng, khó thở hoặc chảy máu cam, nhưng những những dấu hiệu này không đặc hiệu và thường không xảy ra cho đến khi huyết áp cao đã đến giai đoạn nặng hoặc đe dọa tính mạng. Và tất nhiên, vì không đặc hiệu nên những triệu chứng này còn có trong các bệnh khác.

Đôi khi, tăng huyết áp chỉ được phát hiện khi có biến chứng. Ví dụ như đột quỵ hay đau tim.

3. Phân loại bệnh tăng huyết áp

Có hai loại đó là tăng huyết áp tự phát và tăng huyết áp thứ phát.

Bệnh tăng huyết áp tự phát: Chiếm khoảng 95% . Nguyên nhân gây ra bệnh của họ là không rõ. Và một khi nguyên nhân được tìm thấy, tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thứ phát.

3.1. Tăng huyết áp tự phát

Loại tăng huyết áp này được chẩn đoán sau khi bác sĩ thông báo rằng huyết áp của bạn cao trong ba lần khám trở lên. Và loại trừ tất cả các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp. 

Nó có xu hướng phát triển dần dần trong nhiều năm. Và mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đều biết rằng béo phì, hút thuốc, uống rượu, ăn kiêng và di truyền đều có vai trò trong việc tăng huyết áp cơ bản.

3.2. Tăng huyết áp thứ phát

Một số người bị huyết áp cao do một bệnh lý có từ trước. Loại cao huyết áp này, được gọi là tăng huyết áp thứ phát, có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn huyết áp tự phát. 

Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng huyết áp thứ phát là sự bất thường trong các động mạch cung cấp máu cho thận. Các nguyên nhân khác bao gồm tắc nghẽn đường thở trong khi ngủ, các bệnh và khối u của tuyến thượng thận, bất thường về hormone, bệnh tuyến giáp, quá nhiều muối hoặc rượu trong chế độ ăn uống, bẩm sinh trong mạch máu, dùng các loại thuốc như cocaine và amphetamine, thuốc không kê đơn như ibuprofen (Motrin, Advil) và pseudoephedrine (Afrin, Sudafed). 

Nó xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn huyết áp nguyên phát. 

Tin rất mừng là nếu nguyên nhân được tìm ra, bệnh tăng huyết áp thường có thể được kiểm soát.

4. Những yếu tố rủi ro mắc bệnh tăng huyết áp

4.1. Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh này cũng tăng lên khi bạn già đi. Huyết áp cao phổ biến hơn ở nam giới cho đến 64 tuổi. Phụ nữ lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp sau 65 tuổi.

bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp dễ mắc khi bạn già đi

4.2. Chủng tộc

Bệnh tăng huyết áp đặc biệt phổ biến ở những người gốc Phi. Hơn nữa họ thường xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn so với người da trắng. Các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ, đau tim và suy thận, cũng phổ biến hơn ở những người gốc Phi.

4.3. Thừa cân hoặc béo phì

Cân nặng bạn càng lớn thì cần nhiều lượng máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô. Khi lượng máu lưu thông qua các mạch máu của bạn tăng lên, thì áp lực lên thành động mạch cũng tăng theo.

4.4. Không hoạt động thể chất

Những người không hoạt động thể chất thường có nhịp tim cao hơn. Nhịp tim của bạn càng cao, nghĩa là tim càng phải làm việc nhiều hơn với mỗi lần co bóp và lực lên động mạch càng mạnh. Ít hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.

4.5. Sử dụng thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ ngay lập tức làm tăng huyết áp của bạn tạm thời mà các chất hóa học trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp niêm mạc của thành động mạch. Điều này có thể khiến động mạch của bạn bị thu hẹp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 

4.6. Chế độ ăn uống nhiều muối – ít kali

Quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn uống của bạn có thể khiến cơ thể giữ nước, làm tăng huyết áp.

Kali cũng giúp cân bằng lượng muối natri trong tế bào. Nếu bạn không bổ sung đủ kali trong chế độ ăn uống hoặc không giữ đủ kali, bạn có thể tích tụ quá nhiều natri trong máu.

4.7. Uống quá nhiều rượu

Theo thời gian, uống rượu nhiều có thể gây hại cho tim của bạn và có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

Nếu muốn uống rượu, hãy uống có chừng mực. Đối với người lớn khỏe mạnh, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Một lần uống tương đương với 340ml bia, 142ml rượu vang hoặc 42,6ml rượu loại 80.

4.8. Stress

Căng thẳng cao có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp tạm thời. Nếu bạn càng cố gắng xả stress bằng cách ăn nhiều hơn, sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu nhiều hơn, bạn chỉ có thể làm tăng các vấn đề về huyết áp cao thêm mà thôi.

4.9. Một số tính chất mãn tính

Nếu bạn mắc bệnh mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao. Ví dụ như bệnh thận, tiểu đường hay ngưng thở khi ngủ. Đôi khi mang thai cũng tăng huyết áp.

Mặc dù huyết áp cao phổ biến nhất ở người lớn hơn nhưng trẻ em cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Với một số trẻ em, do các vấn đề về thận, tim nên có huyết áp cao. Nhưng đối với ngày càng nhiều trẻ em, thói quen lối sống kém, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và lười vận động, góp phần gây ra huyết áp cao.

5. Kiểm tra và chẩn đoán bệnh tăng huyết áp

Cách duy nhất để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp bằng huyết áp kế.

bệnh tăng huyết áp
Kiểm tra bệnh tăng huyết áp bằng máy đo

Đo huyết áp không gây đau đớn mà chỉ mất vài phút với máy đo. Thiết bị này bao gồm một máy đo kèm một vòng bít cao su được đặt quanh cánh tay của bạn và được thổi phồng. 

Huyết áp được phân loại như sau:

  • Bình thường (120/80): Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg; huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg.
  • Huyết áp thấp – Hạ huyết áp: Huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Bạn còn có thể xét nghiệm thêm để kiểm tra nguyên nhân gây ra huyết áp cao và đánh giá bất kỳ tổn thương nào liên quan. Có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu, bao gồm đo chất điện giải, nitơ urê máu và nồng độ creatinin (để đánh giá sự liên quan của thận)
  • Đo lipid cho mức độ các loại cholesterol khác nhau
  • Các xét nghiệm đặc biệt cho các kích thích tố của tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm chất điện giải và hormone
  • Khám mắt không xâm lấn, không đau bằng kính soi đáy mắt sẽ tìm tổn thương mắt
  • Siêu âm thận, chụp CT bụng, hoặc cả hai để đánh giá tổn thương hoặc phì đại của thận và tuyến thượng thận

6. Những phương pháp điều trị bệnh

Điều trị huyết áp cao bao gồm thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc.

Mọi người nên thực hiện thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh hơn. Cũng như bỏ hút thuốc và tập thể dục nhiều hơn. Điều trị bằng thuốc được khuyến nghị để giảm huyết áp xuống dưới 130/80 ở những người trên 65 tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ như tiểu đường và cholesterol cao.

6.1. Thay đổi lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp 

Một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao là lối sống lành mạnh. Bạn có thể giảm huyết áp bằng những thay đổi lối sống sau:

bệnh tăng huyết áp
Thay đổi lối sống để điều trị bệnh tăng huyết áp
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì
  • Bỏ hút thuốc
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm cả chế độ ăn kiêng DASH (ăn nhiều trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít chất béo, ít chất béo bão hòa).
  • Giảm lượng natri trong chế độ ăn uống của bạn xuống dưới 1.500 miligam mỗi ngày nếu bạn bị huyết áp cao; Người lớn khỏe mạnh nên cố gắng hạn chế lượng natri của họ không quá 2.300 miligam mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối).
  • Tập thể dục thường xuyên (đơn giản như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày, vài ngày một tuần)
  • Giới hạn rượu bia xuống hai ly mỗi ngày đối với nam giới, một ly mỗi ngày đối với phụ nữ

Ngoài tác dụng hạ huyết áp, các biện pháp này còn tăng cường hiệu quả của các loại thuốc cao huyết áp.

6.2. Thuốc trị bệnh tăng huyết áp

Có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

  • Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn beta giao cảm
  • Thuốc chẹn canxi
  • Thuốc chẹn alpha
  • Chất chủ vận alpha
  • Thuốc ức chế renin

Như vậy, bệnh tăng huyết áp là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên lại khó phát hiện ra bởi vì nó không có triệu chứng đặc hiệu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh, cách chữa trị và ý thức phòng tránh bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây