Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Là Gì? Nguyên Nhân Cách Trị

0
1242

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam; nhất là những người nằm trong độ tuổi từ 30- 50 tuổi; nhưng các biểu hiện ban đầu của bệnh lại thường xuyên bị bỏ qua dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dưới đây, là một số thông tin về căn bệnh này; bao gồm khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này giúp bạn có thể sớm nhận biết và điều trị.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn hay gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch từ dạ dày lên trên thực quản. 

Trong điều kiện sinh lý cơ thể bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn sẽ đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra cho phép thức ăn được đưa xuống dưới dạ dày, sau đó sẽ tự động đóng kín lại để ngăn chặn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh sẽ xảy ra khi dịch dạ dày bị trào ngược trở lên gây tổn thương các cơ quan khác như: thực quản, thanh quản, miệng,..

bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2. Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

  • Bị ợ hơi thường xuyên chính là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ợ nóng là cảm giác ợ gây nóng rát từ dạ dày (hay còn gọi là vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên đến cổ.
  • Ợ chua thường đi kèm với các triệu chứng ợ hơi và ợ nóng; ợ chua để lại vị chua trong miệng chúng ta, tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi chúng ta đánh răng.

Các triệu chứng ợ nóng, ợ chua nói trên có thể sẽ tăng lên khi cơ thể chúng ta ăn no, khi uống nước nhiều, khi đang bị khó tiêu, đầy bụng hoặc khi bạn cúi gập cơ thể về phía 

trước, nằm nghỉ hoặc kể cả khi đi ngủ vào ban đêm..

bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ợ chua tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh

2.2. Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn

Sự trào ngược của axit lên họng hoặc miệng, làm cho cơ thể thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Triệu chứng này thường xuyên xuất hiện ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày nhất là khi ăn nó, hoặc nằm ngay khi ăn xong và kể cả lúc đói cũng có thể cảm thấy buồn nôn.

2.3. Miệng có vị đắng, tiết ra nhiều nước bọt

  • Trào ngược dạ dày có kèm theo dịch mật sẽ làm cho chúng ta có cảm giác bị đắng miệng. Đây là biểu hiện của chứng rối loạn thần kinh dạ dày; điều này làm cho người bệnh rất khó chịu khi ăn gì cũng cảm thấy không ngon miệng.
  • Tiết nhiều nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản do miệng gặp axit chua từ dạ dày trào lên. Nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit. 

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có cảm giác chán ăn, sụt cân, cơ thể bị thiếu máu hoặc chảy máu đường tiêu hóa.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đắng miệng làm giảm cảm giác thèm ăn

2.4. Đau tức ngực, khó thở

Người bệnh thường có cảm giác đè thắt ở ngực. Triệu chứng này khiến cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về tim mạch.  Do axit trào ngược lên tác động vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc của thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở phần ngực.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản: thực quản, dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.

3.1. Nguyên nhân do thực quản

  • Suy cơ thắt dưới ở thực quản: là phần cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Bình thường thì cơ thắt dưới của thực quản chỉ mở ra khi nuốt thức ăn, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại ngăn không cho dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Khi bắt đầu có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy ở thực quản với bicarbonat và nước bọt do bản chất có tính kiềm sẽ trung hòa axit của dịch vị làm giảm hoặc có thể làm mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản của chúng ta. Vì vậy, khi bị suy thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Các yếu tố gây suy thắt dưới thực quản: giảm tiết nước bọt, rối loạn nhu động ở thực quản; các chất kích thích như cafein, rượu, bia, chocolate hay các thức ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Thoát vị hoành: khi cơ hoành co, làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn ngừa quá trình dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. 
bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Thoát vị hoành dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

3.2. Nguyên nhân do dạ dày

  • Hiện tượng ứ đọng thức ăn lại ở dạ dày: do viêm dạ dày, bệnh ung thư dạ dày,.. làm cho các chất và thức ăn trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột từ đó làm tăng áp lực bên trong dạ dày.
  • Áp lực từ ổ bụng bị tăng đột ngột: khi chúng ta ho, hắt hơi; làm việc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.

3.3. Một số nguyên nhân khác

  • Stress làm tăng kích thích tiết cortisol, làm tăng lượng axit trong dạ dày, làm tăng dịch co bóp ở dạ dày đẩy dịch ở dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Stress làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt ở thực quản trở nên nhạy cảm; việc mở và giãn cơ thường xuyên làm ảnh hưởng đến cơ thắt khiến cho dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Do thói quen ăn uống: ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có chứa nhiều axit (cam, chanh, …); khi cơ thể đói, ăn nhiều đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ;… Điều này tạo áp lực cho trương lực của cơ thắt ở thực quản; dẫn đến phần cơ này trở nên yếu đi và quá trình trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản diễn ra thường xuyên.
bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Thường xuyên ăn đêm sẽ mắc các bệnh rất nguy hiểm
  • Cân nặng: cũng là một nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày. Cân nặng quá lớn sẽ gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản khiến trương lực bị yếu đi, làm cho dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

4. Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Viêm, loét vùng thực quản: dịch ở dạ dày trào ngược lên thường xuyên làm tổn thương niêm mạc của thực quản. Làm cho người bệnh gặp các triệu chứng như: khó nuốt, đau ngực. Đặc biệt đau phía sau phần xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn gây mệt mỏi cho người bệnh.
  • Hẹp thực quản: xơ hóa thực quản do viêm thực quản, sẽ làm hẹp và co rút thực quản lại.
  • Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày dẫn đến barrett ở thực quản gây ra bệnh ung thư thực quản dẫn đến nhiều biến chứng quan trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Kèm với các triệu chứng khó nuốt, đau tức ngực, ho khan, khàn tiếng,…Đôi khi còn có thể sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Sau một thời gian mắc bệnh, thì toàn thân người bệnh trào ngược dạ dày thực quản gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút trên 5kg do thường xuyên nuốt nghẹn, trở nên suy dinh dưỡng. Da sạm hơn, khô ráp, các nếp nhăn nổi rõ trên cơ thể, da sạm màu đi. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn hiện rõ nhất trên cơ thể mà nhìn vô có thể thấy một cách rõ ràng.
bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các diễn tiến nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản

5. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thay đổi chế độ dinh dưỡng 

Nên lựa chọn thực phẩm giàu tính kiềm, có khả năng trung hòa được lượng axit: những thực phẩm xuất xứ từ tinh bột như: bánh mì hay bột yến mạch, hoặc các chất đạm dễ tiêu,… vì các loại thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn ở lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ co thắt thực quản có axit trào lên thực quản.

Hạn chế các thực phẩm có chất kích thích tăng tiết axit trong cơ thể: hoa quả chứa axit cao( cam, chanh, dứa…), nước có ga, thức ăn nhiều gia vị cay, nóng cũng gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Cần hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là có thể kiêng các chất như: rượu, bia, thuốc lá. Không ăn quá no, ăn quá trễ vào buổi tối, không nên mặc quần quá chật, không nằm 2 tiếng sau khi ăn, không uống nước quá nhiều trước khi ngủ, ngủ đầu phải cao hơn 15cm so với phần chân.

Nên tập luyện giảm cân nếu như cơ thể đang trong trạng thái thừa cân, béo phì.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Tập luyện thể dục là phương pháp chống bệnh tốt nhất

6. Những thực phẩm tốt dành cho người bị trào ngược dạ dày.

Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống hàng ngày liên quan mật thiết đến dạ dày, thực quản. Do đó, việc nắm được mình nên ăn những gì, kiêng ăn gì thời điểm này là vô cùng quan trọng. Sau đây là một số gợi ý cho thực đơn của bạn:

Lựa chọn thực phẩm có thể thấm hút các chất dịch trong dạ dày: Hỗ trợ ngăn ngừa khó chịu, trào ngược dịch ở dạ dày; có thể kể đến là bánh mì, bột yến mạch….

Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành có nhiều chất xơ giúp trung hòa dịch vị trong dạ dày.

Rau xanh: hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, nhiều vitamin giúp cải thiện dịch vị như: bí non, dưa chuột, bắp cải..

Thịt trắng: Bổ sung chất đạm tốt cho cơ thể, trung hòa dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Các loại thịt thường là: thịt vịt, thịt gà,…

bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đu đủ chín cũng là một loại trái cây tốt cho dạ dày
  • Trái cây không có vị chua, hoặc vị chua ít: những loại trái cây giàu vitamin đặc biệt là các loại có nhiều vitamin C giúp trung hòa lượng axit bị dư thừa trong dạ dày rất tốt. Có thể kể đến các trái như ổi, đu đủ chín, kiwi… Không nên dùng các loại giàu axit như cam, bưởi, quýt… sẽ làm tăng thêm lượng axit trong dạ dày làm cho trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng hơn.
  • Dùng nghệ và mật ong thường xuyên sẽ làm dịu đi sự khó chịu ở dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết thương nhất là viêm loét ở dạ dày

7. Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ được triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị bệnh; để có thể nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây