Bỏ Thuốc Lá Kịp Thời Để Bảo Vệ Sức Khỏe Bản Thân Và Xã Hội

0
1576

Thuốc lá là một trong những chất gây nghiện cực kỳ độc hại. Ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người sử dụng và những người xung quanh. Vì vậy, bỏ thuốc lá luôn là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Có những biện pháp bỏ thuốc lá nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguồn gốc của thuốc lá

Thuốc lá là một loại cây chứa chất độc. Ngày xưa mọc ở nhiều nơi ở nông thôn. Thường được người dân trồng để sắc làm thuốc hút. trong thuốc lá có chứa nhiều chất nicotin gây nghiện. Cùng với nhiều chất độc hại khác góp phần hủy hoại dần dần các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, phổi và tim là hai cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

bỏ thuốc lá
Hình ảnh cây thuốc lá

Hoạt chất chủ yếu có trong thuốc lá là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của Nicot, một nhà ngoại giao người Pháp. Bởi vì ông là người đầu tiên nhập khẩu thuốc lá vào Pháp. Nicotin khi vào cơ thể sẽ làm cho kích thích tinh thần sảng khoái hơn, làm giảm mệt mỏi. Nhưng khi dùng nicotin với một lượng lớn trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của các cơ quan. Làm suy giảm chức năng và khiến chúng ta gây nghiện. Vì thế, mọi người vẫn thường khuyên nhau bỏ thuốc lá để có một cuộc sống chất lượng hơn.

2. Tại sao phải bỏ thuốc lá?

Khi hút thuốc lá, sợi thuốc lá sẽ cháy và tạo ra khói. Người ta đã xác định được hơn 7000 hóa chất. Cơ quan y tế công cộng đã phân loại khoảng 100 chất vào danh sách các nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan tới hút thuốc. Có thể kể đến như bệnh lý ung thư phổi, bệnh tim mạch và khí thũng.

bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá gây ung thư phổi

Những hợp chất này bao gồm các thành phần như asen, benzen, benzo(a)piren, cacbon monoxit, các kim loại nặng như chì, cadimi, hydro xyanua, và các nitrosamin

Cacbon monoxit là một hoạt chất khí được hình thành và có sẵn trong khói thuốc lá. Cacbon monoxit đã được xác định là một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch cho người hút thuốc.

Trẻ em khi hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến chức năng phổi. Một số triệu chứng bệnh lý thường gặp như cảm lạnh, cúm, ho, có đờm, khó thở, viêm phổi… Nếu thường xuyên sống chung với khói thuốc lá trẻ sẽ mắc bệnh hen suyễn và bệnh hô hấp mãn tính. Não bộ của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Nên nếu bạn hít phải khói thuốc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Tác động tiêu cực tới quá trình phát triển các kỹ năng lập luận và kỹ năng nhận thức ở trẻ. Cũng như suy giảm chức năng nhận thức, giảm trí nhớ. Gặp các rắc rối về hành vi, chứng hiếu động thái quá.

Tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ tăng bệnh viêm tai mãn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa gây điếc và ảnh hưởng cuộc đời của những đứa trẻ.

3. Lợi ích của việc bỏ thuốc lá

bỏ thuốc lá
Tránh xa bệnh tật – nên bỏ thuốc lá

3.1. Giảm độc hại tích tụ trong cơ thể

Hút thuốc lá là hình thức đưa rất nhiều các độc tố nguy hiểm vào cơ thể. Kể cả các loại virus, vi khuẩn và các chất ngoại lai gây bệnh hiểm nghèo khác. Do đó, việc giảm chất độc hại trong cơ thể là một trong rất nhiều lợi ích qua hình thức của việc bỏ thuốc lá.

3.2. Tăng cường khả năng tuần hoàn máu

Bỏ thuốc lá giúp cho máu tuần hoàn tốt đến não và các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, nó còn giúp cải thiện cuộc sống tình dục.

3.3. Giảm chi phí hàng năm

Chi phí liên quan đến thuốc lá của những người nghiện mỗi năm rất lớn. Ngoài ra còn có thêm những khoản chi phí khổng lồ khác, nhất là cho ngành y tế, bảo hiểm. Bởi vậy lợi ích của bỏ thuốc lá sẽ giảm được rất nhiều chi phí vô ích.

 3.4. Bỏ thuốc lá giấc ngủ sẽ sâu hơn

Khi bỏ thuốc lá, chúng ta sẽ có giấc ngủ sâu hơn. Không bị gián đoạn bởi thèm nicotin như khi còn đang hút thuốc.

3.5. Làm tăng sức khỏe xương cốt 

Phụ nữ nghiện hút thuốc lá có mức độ suy giảm tỷ lệ khoáng trong xương từ 2,3-3,3% khi thói quen hút thuốc trên 10 năm. Và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng nếu sau mãn kinh tiếp tục hút thuốc. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ thống xương cốt.

3.6. Giảm được những căn bệnh nan y

Các loại bệnh ung thư như ung thư vòm họng, răng miệng, ung thư vú, ung thư não, ung thư phổi. Và nhiều căn bệnh khác liên quan đến khói thuốc cũng sẽ được giảm nếu bạn bỏ đi thói quen hút thuốc lá.

3.7. Hạn chế bệnh ù tai

Có rủi ro mắc bệnh thính lực, giảm sức nghe cao hơn tới 70% so với người không hút thuốc lá. Nhất là bệnh ù tai giống như ve kêu.

3.8. Giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tim mạch

Những người hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh lý động mạch vành cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc. Từ căn bệnh này, nó sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ đau tim đột ngột, dẫn đến tử vong.

3.9. Cải thiện vẻ đẹp cơ thể

Những người không hút thuốc sẽ có hơi thở thơm tho. Răng không bị xỉn và làn da đẹp hơn những người hút thuốc. Nếu còn thói quen hút thuốc, khói thuốc sẽ làm cho da mau chóng già và dễ bị nhăn nheo do máu lưu thông kém. Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc lá trên 20 năm, thì rủi ro mắc bệnh ợ chua cao gấp 70 lần so với những người bình thường.

3.10. Giúp ăn ngon miệng

Bỏ thuốc lá sẽ cải thiện khẩu vị và các chức năng vốn có của các giác quan. Giúp bạn ăn ngon miệng hơn, cảm nhận mùi vị tốt hơn.

3.11. Hạn chế rụng tóc, bạc tóc

Những người có thói quen hút thuốc lá sẽ có rủi ro tóc bạc, tóc gãy cao. Ngoài ra còn có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt là giảm đi nguy cơ gây bệnh cho những người thân trong gia đình do mắc chứng hút thuốc lá thụ động.

3.12. Giảm khả năng vô sinh

Cả nam và nữ, nếu nghiện thuốc lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con. Ở đàn ông làm suy giảm cương cứng, suy giảm số lượng tinh trùng. Ở phụ nữ sẽ làm giảm khả năng rụng trứng và thụ thai. Nếu những ai đang trong giai đoạn sinh đẻ thì nên ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt. Bởi vì nó không chỉ có lợi cho người hút thuốc mà còn có lợi cho cả đứa trẻ trong tương lai.

bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để tránh gây ung thư phổi

4. Những thay đổi khi bỏ thuốc lá

Sau khi bắt đầu bỏ thuốc lá, cơ thể của bạn sẽ có những thay đổi như sau:

  • 20 phút sau khi ngừng hút thuốc lá, nhịp tim của bạn trở lại bình thường.
  • 12 giờ sau khi cai thuốc lá. Nồng độ khí carbon monoxide trong máu của bạn sẽ trở về mức bình thường.
  • 2 tuần đến 3 tháng sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ đau tim của bạn bắt đầu giảm; chức năng phổi của bạn bắt đầu cải thiện.
  • 1-9 tháng sau khi bỏ thuốc lá, bệnh ho và thở hụt hơi của bạn giảm.
  • 1 năm sau khi bỏ thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành do hút thuốc của bạn sẽ giảm một nửa so với người đang hút thuốc.
  • 5 năm sau bỏ thuốc lá, nguy cơ đột quỵ của bạn giảm xuống bằng mức của người bình thường.
  • 10 năm sau khi bỏ thuốc lá. Nguy cơ ung thư phổi của bạn bằng một nửa của người hút thuốc. Các nguy cơ gây ra các bệnh lý ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy của bạn đều giảm.
  • 15 năm sau khi bỏ thuốc lá. Nguy cơ bệnh mạch vành của bạn bằng ở mức của người không hút thuốc.

5. Làm thế nào để bỏ thuốc lá?

Bỏ thuốc lá là một quá trình dài, cần phải có sự kiên trì. Vì vậy, những ai thật sự quyết tâm mới bỏ thuốc lá được.

5.1. Giảm dần việc sử dụng cho đến khi bỏ thuốc lá

Kết hợp phương pháp giảm dần liều sử dụng với liệu pháp thay thế nicotine như miếng dán và viên ngậm nicotine sẽ tăng cường rõ rệt sự thành công.

Tuy nhiên, những người thử phương pháp này có thể giảm hút thuốc nhưng không bao giờ bỏ được thuốc lá hoàn toàn. Hút thuốc ít cũng có hại cho sức khỏe không thua kém gì so với việc hút thuốc nhiều. Đối với người mắc các bệnh tim và đột quỵ, ngay cả khi bạn chỉ hút một hoặc hai điếu thuốc một ngày. Những thay đổi bên trong động mạch và tiểu cầu cũng đủ để tăng nguy cơ.

5.2. Bỏ thuốc lá ngay lập tức

Phương pháp này chỉ thành công ở khoảng 3 – 5% số người. Do đó, nếu nghĩ rằng bản thân đủ mạnh mẽ, bạn sẽ tự bỏ được thuốc mà không cần sự giúp đỡ nào sẽ là hoàn toàn sai lầm và khó thực hiện.

Sẽ không thực tế khi kỳ vọng rằng chỉ cần sức mạnh ý chí là đủ để bỏ thuốc lá vì nicotin có thể gây nghiện như các chất kích thích nguy hiểm hơn như heroin hoặc cocain. Bỏ thuốc lá kiểu này chỉ có thể thành công nếu người hút thuốc nhận được sự tư vấn và được hỗ trợ sử dụng một loại thuốc cai thuốc lá đã được FDA phê duyệt.

5.3. Sử dụng thuốc lá điện tử

Đối với người lớn, thuốc lá điện tử ít gây hại hơn so với hút thuốc lá truyền thống nhưng chúng không hoàn toàn an toàn 100% như chúng ta nghĩ. Thuốc lá điện tử cũng chứa hàm lượng cao những độc tố như chì, ca-đi-mi và pyrene.

Nhưng nếu người nghiện vẫn muốn thử thuốc lá điện tử như một phần của kế hoạch bỏ thuốc, thì các chuyên gia khuyên nên chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử thay vì kết hợp giữa thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống. Và chỉ nên sử dụng thuốc lá điện tử trong một khoảng thời gian nhất định.

5.4. Miếng dán nicotin giúp bỏ thuốc lá

Miếng dán nicotin là một hình thức thay thế nicotin. Những sản phẩm này đã được FDA phê chuẩn và có tác dụng bất ngờ nhờ cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ nicotin. Thỏa mãn cơn thèm thuốc ngay tại thời điểm đó. Nó cũng giải quyết các triệu chứng của cơ thể khi bỏ thuốc như cảm thấy buồn bã hoặc cáu kỉnh và khó ngủ.

bỏ thuốc lá
Hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

6. Những sản phẩm hỗ trợ việc bỏ thuốc lá

Ngoài những phương pháp bỏ thuốc lá đã đề cập bên trên, chúng ta có thể có những phương pháp bỏ thuốc lá khác bằng các loại thực phẩm đặc biệt. Những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm cơn thèm thuốc và giúp bạn bỏ thuốc lá dễ dàng hơn.

6.1. Nhân sâm

Nhân sâm là một trong những loại thảo dược giảm nghiện nicotine hiệu quả. Hãy tạo thói quen uống trà xanh kết hợp cho thêm ít nhân sâm và lô hội hai lần mỗi ngày. Loại thức uống này không những giúp bạn bỏ thuốc lá mà còn mang lại những lợi ích rất lớn cho sức khỏe.

6.2. Yến mạch

Các thành phần có trong yến mạch sẽ giúp bạn làm giảm cơn thèm nicotine. Làm hạn chế những triệu chứng khó chịu trong quá trình cai thuốc gây ra. Sử dụng yến mạch trong bữa ăn sáng có thể giúp bạn giảm số lượng thuốc lá tiêu thụ trong mỗi ngày. CoEnzyme Q-10 CoEnzyme Q-10 là một loại enzyme có trong nhiều nguyên liệu lên men tự nhiên. Loại enzyme này là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó không chỉ giúp bạn làm giảm cơn thèm thuốc mà còn giúp bạn hồi phục một phần chức năng phổi bị hư hỏng trong quá trình hút thuốc lá.

6.3. Uống nước

Mỗi khi bạn thèm thuốc, hãy uống ngay một ly nước đầy thay vì tìm gói thuốc lá. Điều này có tác dụng làm giảm cơn thèm thuốc trong chốc lát. Những đối tượng hút thuốc lá thụ động cũng gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ, đặc biệt nhất là trẻ em.

6.4. Thay đổi chế độ ăn uống

Một số thực phẩm sẽ làm thuốc lá có vị ngon hơn và một số khác làm giảm sự nhận biết của cơ thể về mùi này. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke (Mỹ) đã phỏng vấn những người nghiện thuốc về các loại thực phẩm khiến họ cảm nhận được mùi thơm thuốc lá. Kết quả, 70% những người được hỏi cho biết thịt đỏ, cà phê, rượu là những thực phẩm khiến họ đốt thuốc nhiều hơn. Khoảng một nửa nhóm người tham gia khảo sát này cho biết các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả, nước trái cây, sữa… làm giảm mùi vị của thuốc lá.

Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Từ những lợi ích của việc bỏ thuốc lá đến các biện pháp bỏ thuốc lá được nhiều người sử dụng. Hy vọng chúng sẽ hữu ích dành cho bạn. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, chúng ta hãy cùng nhau tránh xa thuốc lá!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây