Các Nhóm Máu Và Những Thông Tin Khoa Học Bạn Cần Biết

0
2105

Máu của chúng ta được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Các nhóm máu này được xác định bởi yếu tố gen thừa hưởng từ bố mẹ. Vậy các nhóm máu được phân loại bằng cách nào? Bạn cần biết gì về chúng? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích.

1. Kháng nguyên và kháng thể trong các nhóm máu là gì?

1.1. Kháng nguyên trong các nhóm máu

Kháng nguyên được hiểu đơn giản là những chất khi xâm nhập vào cơ thể con người thì sẽ được hệ thống miễn dịch của bạn nhận biết một cách nhanh chóng và sản sinh ra các kháng thể tương ứng để kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. 

Các kháng nguyên thông thường là một protein, một polysaccharide hoặc cũng có thể là bất kỳ loại phân tử nào đó mang các hapten nhỏ gắn với một protein chuyên chở.

các nhóm máu
Kháng nguyên trong các nhóm máu là gì?

1.2. Kháng thể trong các nhóm máu

Kháng thể là chất mà cơ thể sinh ra khi nhận biết có sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Các kháng thể này có chức năng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và bảo vệ cơ thể. 

Chính vì vậy, ai có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch giúp chống lại bệnh tật càng cao.

các nhóm máu
Kháng thể trong các nhóm máu là gì?

2. Phân loại các nhóm máu theo hệ ABO

Máu của con người được phân chia làm nhiều nhóm dựa trên các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Các nhà khoa học đã tìm ra được trên 30 hệ nhóm máu khác nhau. Trong số đó, hệ nhóm máu ABO mang một tầm quan trọng cực kỳ lớn; do hệ nhóm máu này có tính sinh miễn dịch cực mạnh. 

các nhóm máu
Phân loại các nhóm máu theo ABO

Dựa vào đó ta có thể tìm ra nhóm máu để truyền máu phù hợp; tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là việc tử vong ở nhiều người. Hệ nhóm máu ABO phân máu thành những nhóm dưới đây:

2.1. Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của các kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và các kháng thể B trong huyết tương. Chính vì điều này mà những người người mang nhóm máu A hoàn toàn có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu A và người mang nhóm máu AB. Bên cạnh đó, những người có nhóm máu A có thể nhận truyền máu từ những người mang nhóm máu O. 

2.2. Nhóm máu B

Những người mang nhóm máu B, trong hồng cầu có sự hiện diện của các kháng nguyên B. Sau nhóm máu AB thì đây là nhóm máu hiếm thứ hai trên thế giới. 

Trên thế giới, nếu xét trên chủng tộc thì người da trắng chiếm tỷ lệ cao trong việc sở hữu nhóm máu này, cao hơn với những người da màu. Người mang nhóm máu B có thể truyền máu cho những người mang nhóm máu AB hoặc B. Thế nhưng người mang nhóm máu này lại chỉ nhận được máu từ người nhóm máu O hoặc b.

2.3. Nhóm máu AB

Nhóm máu AB là một nhóm máu không phổ biến hoặc có thể gọi là hiếm. Được đặc trưng bởi có cả hai kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương. Nhóm máu AB được gọi là nhóm máu “chỉ nhận”; vì nhóm máu này có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, nhóm máu này không truyền cho bất kỳ nhóm máu nào khác được. Và cũng chính vì đó mà người mang nhóm máu AB chỉ cho được người cùng nhóm máu mà thôi. 

2.4. Nhóm máu O

Trong tất cả các nhóm máu, nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. một điều hết sức đặc biệt là nhóm máu O không có kháng nguyên A và cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Chính vì vậy mà nhóm máu O là nhóm máu “ chỉ cho”’, khi mà chỉ có thể nhận truyền từ chính nhóm máu O và cho được tất cả các nhóm máu.

2.5. Nhóm máu Rhesus – kháng nguyên D

Bên cạnh các nhóm máu A, B, AB, O, thì còn có một số tế bào hồng cầu có yếu tố Rh, còn được gọi là kháng nguyên RhD. Nếu các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên RhD, chúng là RhD dương tính, ngược lại là RhD âm tính. Việc này là nguyên nhân dẫn đến có tám nhóm máu chính trong hệ thống nhóm máu ABO/RhD.

các nhóm máu
Phân loại các nhóm máu

3. Nguyên tắc truyền máu

3.1. Tác hại khi truyền sai nhóm máu

Trước đây, khi các nhóm máu chưa được phân chia ra, các bác sĩ đều nghĩ rằng có thể truyền máu từ người này sang người khác dẫn đến việc nhiều người đã tử vong sau khi truyền máu. Nguyên nhân là do khi bạn trộn máu từ hai người có nhóm máu khác nhau thì máu sẽ bị vón cục lại tạo ra phản ứng độc dẫn đến tử vong cho người được truyền. 

Mãi cho đến sau này, khi các nhóm máu đã được phân chia thì các bác sĩ cũng đã nghiên cứu và tìm ra những nguyên tắc cơ bản trong truyền máu để tránh sai sót gây chết người. 

3.2. Các nguyên tắc truyền máu cho các nhóm máu

Để đảo bảo việc truyền máu được diễn ra một cách an toàn nhất, phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc truyền máu sau:

  • Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng ngưng kết, còn gọi là hiện tượng các hồng cầu kết dính lại với nhau.
  • Nếu như truyền máu không phù hợp  ra nhưng tai biến vô cùng nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Ngoài việc bạn phải xác nhận nhóm máu của người nhận và người cho thì bạn còn phải thực hiện phản ứng chéo. Bằng cách trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược lại. Nếu không thấy hiện tượng ngưng kết hồng cầu xuất hiện thì mới có thể truyền máu đó cho người nhận.

Tuy nhiên, trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp cần truyền máu gấp mà không có máu cùng nhóm hoặc nhóm máu phù hợp thì bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu là: “ Hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh người nhận”. Chỉ được truyền lượng máu ít (250ml) và truyền với tốc độ thật chậm để đảm bảo an toàn cho người nhận.

4. Tại sao bạn cần phải biết về nhóm máu của mình?

Có nhiều bạn thắc mắc rằng: “ Mình thuộc nhóm máu gì?”. Và bạn không phải là người duy nhất hỏi điều đó. Có rất nhiều người trong chúng ta thực sự vẫn chưa biết mình thuộc nhóm máu nào. Chúng ta chỉ quan tâm đến nó trong các trường hợp cần truyền máu. 

Hoặc khi bạn đang mang thai, bạn sẽ được yêu cầu kiểm tra nhóm máu để tránh những điều ngoài mong muốn cho em bé trong bụng mình. Một trường hợp khác, bạn sẽ biết được nhóm máu của mình khi bạn đi hiến máu. Thấy không, biết về nhóm máu của mình sẽ giúp mang lại cho bạn rất nhiều điều bổ ích.

các nhóm máu
Bạn thuộc nhóm máu gì trong các nhóm máu?

4.1. Các nhóm máu nhạy cảm với một số căn bệnh cụ thể

Mỗi nhóm máu đều nhạy cảm với một số căn bệnh nào đó. Khi bạn biết bạn thuộc nhóm máu gì thì sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc tìm hiểu và phòng tránh chúng. Hơn thế nữa, nếu bạn biết về nhóm máu của mình, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình một lối sống phù hợp, duy trì một cơ thể khỏe mạnh. 

4.2. Các nhóm máu có thực phẩm thích hợp riêng

Bạn có biết rằng, các nhóm máu đề sẽ có những thực phẩm thích hợp riêng? Có thể hiểu đơn giản là nếu bạn mang nhóm máu A, ăn rau củ, quả sẽ tốt hơn ăn thịt. Hoặc nếu bạn có nhóm máu O, bạn nên bổ sung nhiều protein từ thịt lợn và các loại cá. 

Người mang nhóm máu B nên ăn thịt đỏ và tránh các loại thịt khác. Và nếu bạn là người thuộc nhóm máu B, chắc chắn một điều là đồ biển và thịt nạc sẽ vô cùng thích hợp cho bạn đó! Chính vì thế, biết về nhóm máu sẽ giúp cho bạn chọn lựa được cho mình thực phẩm phù hợp.

4.3. Các nhóm máu ảnh hưởng đến tính cách

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu thì những người mang nhóm máu O sẽ dễ bị stress hơn so với những người khác. Vì vậy hãy điều chỉnh cảm xúc thật tốt nhé! Có bao giờ bạn nghe rằng các nhóm máu khác nhau sẽ thể hiện những tính cách khác nhau ở người sở hữu chúng chưa? Thật thú vị phải không, khi bạn là người có nhóm máu A đa phần bạn sẽ là người có khiếu thẩm mỹ tốt và ưa hòa bình. 

Những người có nhóm máu O thích giao tiếp xã hội, tự tin, sáng tạo; người nhóm máu B thì lại mạnh mẽ, độc lập; trong khi người mang nhóm máu AB đa phần đáng tin cậy và nhút nhát, chu đáo. 

các nhóm máu
Các nhóm máu – Tại sao cần biết nhóm máu của mình?

5. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhận nhầm nhóm máu?

Truyền nhầm nhóm máu sẽ gây ra những phản ứng liên quan đến các tán huyết nội mạc; các hồng cầu của máu truyền vào cơ thể sẽ bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận. Đồng thời dẫn đến việc xảy ra các phản ứng đồng loạt, gây sốc và khiến cho người bệnh tử vong nhanh chóng.

Trong vòng 24h sau khi được truyền máu, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, ớn lạnh, sốt, và cảm thấy đau ở lưng, hai bên sườn,… 

Chính vì vậy, cần phải cẩn thận trong quá trình cho và nhận máu. Phải xét nghiệm máu kĩ trước khi thực hiện truyền máu để tìm ra nhóm máu phù hợp, an toàn đối với người nhận.

6. Cách để nhận biết các nhóm máu chính xác

6.1. Thành phần của máu

Để biết được mình mang nhóm máu nào, trước tiên bạn phải hiểu được các thành phần có trong máu. Máu được cấu tạo từ hai thành phần chính là huyết tương và các tế bào máu. Các tế bào máu lại được phân ra thành 3 loại: tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 

6.2. Tiến hành xét nghiệm nhóm máu

Cách để biết được nhóm máu của bạn chính xác nhất hiện nay là tiến hành xét nghiệm máu. Xét nghiệm nhóm máu được tiến hành bằng cách phân tích loại kháng nguyên có trong bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh ở máu của người đi xét nghiệm. Sau đó bạn sẽ nhận được kết quả từ các bác sĩ rằng bạn thuộc nhóm máu nào. 

6.3. Lưu ý khi xét nghiệm nhóm máu

  • Bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm máu. Chất kích thích sẽ làm sai kết quả xét nghiệm.
  • Bạn không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Đặc biệt, bạn nên uống đủ nước cần thiết cho cơ thể để xét nghiệm một cách tốt nhất. Nhưng nếu bạn là phụ nữ đang mang thai, hãy nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu nhé!
các nhóm máu
Lưu ý khi xét nghiệm máu

Nắm được các nhóm máu và những điều liên quan đến chúng sẽ giúp cho bạn hiểu được cơ thể mình cũng như có thể phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ cho mình một sức khỏe tốt nhất. 

Sau khi đã biết được nhóm máu của mình, hãy thiết lập cho mình một lối sống khoa học từ việc ăn uống cho đến sinh hoạt hằng ngày nhé! Và cũng đừng quên cho đi những giọt máu khi có người cần chúng. 

Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức về các nhóm máu và cách để nhận biết nhóm máu của chính mình; từ đó giúp bạn hiểu rõ bản thân hơn và biết cách chăm sóc bản thân ngày tốt hơn.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây