Sự hình thành và phát triển các quốc gia cổ đại phương Đông

0
24190

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dọc những con sông lớn. Cho đến nay, những thành tựu của các quốc gia này vẫn còn được lưu truyền và phủ một màu huyền bí mà chúng ta chưa khám phá hết.

Nếu quan tâm đến sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới thì hẳn bạn không thể bỏ qua quá trình phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông. Nổi bật bởi sự minh triết và huyền bí, các quốc gia này đã góp một phần không nhỏ vào sự hình thành thế giới ngày nay. 

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

Nếu như các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở gần các vùng biển lớn với điều kiện tự nhiên không quá thuận lợi thì ngược lại, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dọc theo lưu vực những con sông lớn. Tại các khu vực này đất đai màu mỡ và rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III (TCN), các quốc gia lớn được lần lượt hình thành bao gồm Ai Cập ở lưu vực sông Nin, Lưỡng Hà ở lưu vực sông Owphorat, Ấn Độ ở sống Hằng và Trung Quốc ở sông Hoàng Hà. Đây chính là 4 quốc gia cổ đại đầu tiên và lớn nhất ở phương Đông.

Trong quá trình phát triển, các quốc gia cổ đại này cũng bắt đầu hình thành lên những thể chế xã hội và có sự phân biệt các tầng lớp. Về cơ bản, xã hội của các quốc gia này phân ra làm 3 tầng lớp chính là nông dân công xã giữ vai trò sản xuất chủ đạo giúp tạo ra của cải cho xã hội. Tầng lớp thứ 2 là giai cấp thống trị gồm quý tộc và quan lại giữ vai trò nắm giữ của cải và có quyền thế. Cuối cùng là giai cấp nô lệ với thân phận hèn kém và bị bóc lột. Nếu xếp theo thứ tự đúng sẽ là tầng lớp nô lệ – tầng lớp nông dân công xa – tầng lớp quý tộc, quan lại.

2. Điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

Như đã biết, các quốc gia cố đại phương Đông được hình thành tại gần khu vực các con sông lớn. Mà thường khu vực xung quanh dòng sông sẽ có được nguồn đất đai màu mỡ, dễ trồng trọt. Khu vực sông sẽ là nơi đánh bắt cá, nơi giao thoa và buôn bán sầm uất. Như vậy, các khu vực quanh sông sẽ có sự giao lưu kinh tế, dân cư tập trung đông đúc. Đời sống người dân trở nên sư dả hơn.

Và về bản chất, nhà nước sẽ xuất hiện khi có sự dư thừa của cải, phân chia giai cấp. Một khi đời sống dân sư được nâng cao, khi của cải, hàng hóa bị dư thừa, khi có sự phân chia giai cấp thì nhà nước sẽ xuất hiện.

Đây chính là điều kiện để các quốc gia cổ đại bắt đầu hình thành.

3. Những thành tựu của các quốc gia cổ đại phương Đông

Trong suốt thời gian hình thành và phát triển của mình, các quốc gia cổ đại phương Đông cũng đã đạt được những thành tựu phi thường và còn lưu truyền cho đến tận ngày nay. 

3.1. Nền văn minh Ai Cập

su-hinh-thanh-cac-quoc-gia-co-dai-phuong-dong-2

Nền văn minh Ai Cập được thống nhất từ năm 3150 TCN với vị pharaon đầu tiên. Nền văn minh này đạt được rất nhiều những thành tựu tuyệt vời trong các lĩnh vực chữ viết, kiến trúc, văn học và các kiến thức về khoa học tự nhiên.

Về chữ biết, ban đầu người Ai Cập phát minh ra chữ tượng hình. Các nét chữ thô sơ này là cơ sở để các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Tinh và dân tộc phát minh ra chữ viết của mình và được chúng ta sử dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên cho đến nay loại chữ Ai Cập này đã biến mất cùng với sự suy vong của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Kiến trúc và điêu khắc là một thành tựu không thể không nhắc đến của Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp hay tượng nhân sư là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Ngoài ra, với tục ướp xác, người Ai Cập đã có những hiểu biết rõ ràng về cơ thể con người. Đây được coi là một trong những nghi lễ mai táng phức tạp bậc nhất trong lịch sử loài người.

3.2. Nền văn minh Lưỡng Hà

Trong các quốc gia cổ đại phương Đông thì nền văn minh Lưỡng Hà để lại rất nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng. Một số thành tựu điển hình mà ta có thể kể đến như lịch âm, hệ đếm 1h và 60 phút, thuyền buồm, bản đồ và bộ luật đầu tiên.

Ngoài ra, cũng chính những người thuộc nền văn minh Lưỡng Hà đã phát minh ra xe kéo bằng động vật. Ngoài ra, sự ra đời của lưỡi cày dẫn tới sự phát triển vượt bậc về nông nghiệp cũng thuộc về nền văn minh này.

3.3. Nền văn minh Ấn Độ

Tôn giáo là một trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Có rất nhiều tôn giáo đã bắt nguồn từ vùng đất này như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Bàlamôn giáo…. Ngoài ra, người ta cũng đã tìm thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ bộ môn Yoga – một bộ môn rèn luyện sức khỏe tuyệt vời  – đã xuất phát từ thời kỳ này. Ngoài ra, với sự thịnh hành của các tôn giáo,  Ấn Độ cổ đại đã để lại cho hậu thế hàng loạt các di sản kiến trúc tuyệt vời liên quan đến việc thờ phụng các vị thần của các tôn giáo này. Các nước Đông Nam Á là những nước thừa hưởng cũng như chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền văn minh Ấn Độ.

Các quốc gia cổ đại phương Đông đã phát minh ra các con số và nước phát minh ra chính là Ấn Độ. Đặc biệt hơn cả là sự xuất hiện của số 0 đã khiến toán học trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chính vì sự xuất hiện của các con số này mà người phương Tây từ bỏ chữ số La Mã.

3.4. Nền văn minh Trung Quốc

su-hinh-thanh-cac-quoc-gia-co-dai-phuong-dong-3

Trung Quốc cổ đại cũng có nhiều thành tựu rực rỡ lưu truyền cho hậu thế. Giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in chính là 4 trong số này. Người Trung Hoa cũng sớm có chữ viết và sử dụng toán học trên hệ số thập phân. Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến những thành tựu văn học và triết học tuyệt vời như Kinh Thi, Đạo Đức Kinh và Nho giáo.

Trên đây là các quốc gia cổ đại phương Đông và những thành tựu nổi bật của các quốc gia này. Đây cũng là những nền văn minh có tầm ảnh hưởng lớn lao đến các quốc gia còn lại của phương Đông cũng như toàn thế giới.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây