Vịt tiềm là món ngon bổ dưỡng dành cho những người mới ốm dậy, người có sức đề kháng yếu cần bổ sung thêm năng lượng để phục hồi hiệu. Nếu các mẹ muốn chiêu đãi cả nhà một bữa ăn ngon thì cách nấu vịt tiềm dưới đây chắc chắn không thể bỏ qua.
Nội dung bài viết
1. Vịt tiềm là gì?
Vịt tiềm là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau một thời gian du nhập vào Việt Nam nó đã trở thành món ăn hết sức quen thuộc của đông đảo người Việt. Nguyên liệu chính cơ bản trong cách nấu vịt tiềm là thịt vịt nấu cùng với rau củ, thảo mộc nên món ăn này có mùi thơm và vị ngọt vô cùng đặc trưng, được đánh giá là món ăn không chỉ ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Đây là món ăn ngon và bổ dưỡng, có thể ăn kết hợp được với nhiều loại thực phẩm như với cơm, bún hoặc mì.
Với món mì: Thịt vịt thông thường sau khi trải qua quá trình sơ chế và khử sạch mùi hôi sẽ được chặt thành từng miếng nhỏ rồi đem ướp gia vị sau đó sẽ chiên để lớp da trở nên giòn. Tiếp đến là phần chuẩn bị nước dùng, xương heo được hầm với các loại thảo mộc rang thơm, khi thịt xương chín thì người ta vớt ra ngoài, lấy nước xương để hầm thịt chiên cùng nấm đông cô. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và giữ nóng để giữ được hương vị tuyệt hảo nhất.
Món vịt tiềm khi ăn với cơm như một món canh bình thường hoặc kết hợp với bún, mì đều rất ngon. Đến khi món mì được hoàn thành, bạn cũng có thể trụng mì trứng, rau cải thìa qua nước sôi rồi cho vào tô còn rau cải thìa xếp đều lên trên, múc nấm đông cô, thịt vịt rồi chan nước dùng nóng vào tô vịt tiềm để thưởng thưởng thức.

Mì vịt tiềm có ở thức đơn ở hầu hết các quán ăn, từ các nhà hàng thông thường đến cửa hàng món Hoa với giá chỉ từ 35 – 50.000đ nên bạn sẽ dễ dàng thưởng thức chúng ở bất cứ đâu. Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh, và muốn tự tay nấu cho gia đình mình thì bạn có thể tham khảo cách nấu dưới đây vừa để tiết kiệm chi phí và đảm bảo ngon bổ và hợp vệ sinh nhé! Món này kết hợp với cơm, bún, mì, làm bữa sáng hoặc bữa chính trong ngày đều rất phù hợp đấy.
2. Cách nấu vịt tiềm
Thịt vịt từ xưa đến nay luôn xuất hiện trong thực đơn hàng ngày của con người, những lý do khiến vịt được rất được ưa chuộng bởi vì thịt vịt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người: chúng có tính mát, thịt ngon ngọt lại vô cùng giàu các dưỡng chất. Từ đó rất nhiều món ăn ngon từ thịt vịt ra đời để đáp ứng nhu cầu, khẩu vị cũng như sở thích ăn uống của người Việt Nam.
Vịt tiềm là một món ăn như thế, món ăn này hứa hẹn không chỉ giúp bạn thay đổi khẩu vị cho cả gia đình mình mà còn giúp mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như bồi bổ sức khỏe hiệu quả nữa. Sau đây cùng tìm hiểu cách chế biến 2 món ngon nhất là vịt tiềm thuốc bắc và mì vịt tiềm nhé.
2.1 Cách chọn vịt làm món vịt tiềm
Điều đầu tiên bạn nên nhớ, để nấu ăn ngon thì nguyên liệu phải ngon trước đã. Những con vịt ngon bạn có thể lựa chọn nên là:
- Chọn những con vịt trưởng thành, da phải dày và không có lông tơ.
- Chọn những con vịt có mỏ to, mềm vì đây là cách chọn loại vịt khỏe mạnh, không bị bệnh.

- Không chọn những con vịt quá béo vì khi ăn sẽ rất ngấy, thay vào đó hãy chọn những con vịt có thịt chắc, thân hình đầy đặn.
2.2 Cách nấu vịt tiềm thuốc bắc nguyên con ngon
Vịt tiềm thuốc bắc là món ăn vô cùng bổ dưỡng, chắn chắn nó không kém gì món gà hầm thuốc bắc hay món chân giò thuốc bắc mà bạn từng biết. Cũng giống như hai món trên, nó giúp cơ thể bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào, tăng cường bồi bổ sức khỏe sức khỏe cho người ốm yếu, đối tượng khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn suy dinh dưỡng,… Với thịt vịt mềm nhừ, hòa quyện cùng dinh dưỡng và hương vị của thuốc bắc lại có thể ăn kèm với bún rất ngon. Gia đình bạn chắc chắn sẽ thích mê khi thưởng thức món ăn này.
2.2.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thịt vịt 1kg ngon
- Thuốc bắc: 1 lạng hạt sen, 1 lạng quả ma-rông, 0,5 lạng kim châm, 2 lạng củ năng, 0,5 lạng bạch quả, 1 lạng táo khô
- Nước dừa tươi, hành củ tím, mía tươi, gừng củ
- Nấm đông cô, ngũ rớ
- Nước mỡ lợn rán
- 1 chén rượu trắng
- Gia vị: Bột hồ tiêu, muối, hạt nêm, muối tiêu mặn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Món Mực Hấp Gừng Đơn Giản Tại Nhà
2.2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế thịt vịt
Vịt để làm món vịt tiềm ngon tốt nhất là vịt mái tơ để thịt ngon và không bị hôi như những loại khác. Nếu bạn muốn món vịt của mình ngon nhất thì có thể chọn loài vịt xiêm.
Vịt mua về sau đó làm sạch lông, tiến hành mổ lấy nội tạng. Tiếp theo đó bạn phải thực hiện bước khử mùi hôi đặc trưng của vịt. Để khử mùi cho thịt vịt, có khá nhiều cách, bạn có thể áp dụng một vài cách sau đây: Bạn hãy giã nhuyễn gừng củ ra rồi sau đó pha với rượu trắng. Tiếp theo để khử mùi hôi của vịt banh hãy ướp chà xát lên khắp thịt vịt ướp một khoảng thời gian, sau đó mới rửa sạch lại thịt vịt với nước cho sạch.
Bộ đồ lòng vịt sau khi lấy ra rửa sạch với muối hạt, xát kỹ rồi xả lại một lần nữa với nước. Cứ như vậy làm thêm vài lần nữa cho sạch hẳn. Sau đó dùng dao xắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế với thuốc bắc
- Đối với hạt sen, bạn cho hạt sen vào nồi nước đun sôi rắc một ít muối tiêu mặn sau đó luộc cho hạt sen chín mềm. Khi hạt sen đã chín thì đổ chúng ra một cái giá rồi trà cho vỏ hạt sen tách ra.
- Tiếp đến là sơ chế với quả ma-rông. Khâu đầu tiên là bỏ nhụy rồi rửa sạch sau đó ngâm trong nước khoảng 1 đến 2 tiếng. Tiếp đến, bạn cũng luộc ma-rông tương tự như hạt sen, cho thêm ít muối rồi đợi khi ma-rông mền thì bắt đầu cho ra ngoài rửa sạch lại bằng nước lạnh. Cuối cùng bạn cắt chúng thành từng hạt nhỏ như hạt lựu.
- Đối với táo khô bạn ngâm với nước một thời gian để táo nở ra và để riêng một chỗ.
- Củ năng phải gọt thật sạch vỏ rồi rửa sạch sau đó mới xắt thành hạt nhỏ như hạt lựu, để riêng ra một cái chén.
- Ngâm kim châm đen với nước cho thật mềm, sau đó bỏ nhụy rồi gói lại thành từng bông.
- Băm thật nhuyễn hành khô
- Cuối cùng là nấm đông cô cũng ngâm thật mềm rồi sau đó cắt gốc rồi đem rửa thật sạch với nước, sau đó cũng sắt thành sắt như hạt lựu cho ra một cái chén.

Bước 3: Xào lòng
Bước ba trong món vịt tiềm thuốc bắc là xào lòng vịt: Bắc một cái chảo lên bếp cho dầu vào đợi đến khi nóng rồi phi hành mỡ cho thơm dậy mùi. Tiếp tục theo trình tự như sau: cho lòng vịt đã làm sạch vào xào, lúc này chỉ nên để lửa nhỏ cho lòng vịt chín tái, sau đó cho tiếp các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào như hạt sen, củ năng, nấm đông cô, táo khô, ma-rông, bạch quả, kim châm vào. Trộn đều tất cả lại với nhau tiếp tục để nhỏ lửa trong khi xào thì thêm các gia vị như muối, đường, hạt tiêu, bột ngọt cho hợp khẩu vị, sau khi gia vị đã ngấm thì tắt bếp.
Bước 4:
- Bước tiếp theo là nhồi các nguyên liệu vào bên trong bụng vịt, sau đó lấy tăm tre ghim vào bụng vịt.
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng mỡ mới bắt đầu cho vịt vừa làm vào chảo mỡ đang sôi, chiên một lúc khi thấy thịt vịt vàng sơ rồi tắt bếp.
Bước 5: Tiềm vịt
Lấy một cái nồi to vừa đủ rồi cho nguyên con vịt vào, sau đó đặt nồi vịt lên trên bếp. Cho vào nồi vịt một lượng nước sôi thêm chút muối và một ít nước dừa tươi.
Tiếp theo bạn cần đến một cái nồi lớn hơn. Cho nồi vịt đã chuẩn bị ở trên vào trong cái nồi lớn, đổ nước xâm xấp rồi đun lên chưng cách thủy. Nêm nếm lại một lần nữa xem gia vị đã vừa hay, một lưu ý trong quá trình này: bạn phải để nắp nồi mở và để nước dùng được trong thì phải thường xuyên hớt lớp bọt phía trên. Chưng đến khi vịt trong nồi chín mềm, thì tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong một nồi vịt tiềm ngon đúng kiểu, khi ăn múc ra tô thêm ít tiêu, hành ngò cho bắt mắt là có thể thưởng thức được rồi.
2.3 Hướng dẫn cách nấu mì vịt tiềm
Mì vịt tiềm từ lâu đã trở thành một món ăn đặc sản rất được yêu thích. Những năm gần đây, món này liên tục được các khách nước ngoài khen ngợi và nhanh chóng trở thành đại diện ẩm thực nước nhà. Đây là món ăn mang trong mình những đặc sắc của dân gian cùng với sự hòa quyện của rất nhiều nguyên liệu hữu ích tạo nên một món ăn vừa ngon lại vừa bổ dưỡng. Cùng tìm hiểu cách nấu món mì vịt tiềm ngay tại nhà nhé.

2.3.1 Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị món mì vịt tiềm
- 2 vắt mì tươi
- Đùi vịt góc tư.
- Rượu trắng 150 ml.
- Gừng 30g.
- Tỏi băm 1 muỗng cà phê.
- Hạt nêm 2 muỗng canh.
- Tiêu 1 muỗng cà phê.
- Muối 2 muỗng canh.
- Dầu mè 1 muỗng canh.
- Hắc xì dầu 2 muỗng canh.
- Nước tương 1 muỗng canh.
- Hoa hồi 5 cái.
- Thanh quế 5 gr.
- Trần bì 5 gr.
- Nước dùng 2 lít.
- Đường phèn 50 gr.
- Hành tím 15g.
- Táo tàu 30 gr.
- Bạch quả 50 gr.
- Củ sen 50 gr.
- Nấm hương 50g.
- Dầu ăn 510 ml.
- Các dụng cụ nhà bếp
2.3.2 Cách nấu món mì vịt tiềm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đùi vịt góc tư sau khi mua về rửa thật sạch rồi ngâm trong 350ml nước, 150ml rượu, 30g gừng để khử mùi hôi của vịt, giúp thịt vịt thơm ngon hơn, sau 10 phút bạn vớt vịt ra để ráo.
Thịt vịt ráo nước bạn ướp chung với 1 muỗng cà phê tỏi, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh hắc xì dầu,1 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng canh nước tương.
Xoa bóp thịt vịt bằng tay cho thấm đều gia vị, để món mì vịt tiềm được ngon nhất và chuẩn nhất thì bạn cần ướp khoảng từ 10 – 15 phút.
Chuẩn bị trước chảo dầu đã nóng, cho vịt đã ướp vào và chiên (ngập dầu) cho đến khi vàng đều.
Bước 2: Cách nấu nước dùng món vịt tiềm (Nước lèo)
Bạn cần chuẩn bị thêm một chiến nồi khác cho lên bếp, cho 2 lít nước hầm xương đã chuẩn bị vào nồi sau đó bắt đầu cho thêm các gia vị như sau: 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh muối, 50gr đường phèn, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh hắc xì dầu, 15gr hành tím nướng với 5 cánh hoa hồi, 5gr quế, 5gr trần bì (đã rang thơm).
Nước dùng sau khi sôi vặn nhỏ lửa nhỏ tầm 15 phút rồi vớt các nguyên hoa hồi, quế, trần bì.
Bước 3: Hầm thịt vịt trong nước dùng
Bạn cho 50g củ sen, 50g bạch quả, 30 gr táo tàu, 50gr nấm hương vào nồi cùng với đùi vịt đã chiên vàng vào nấu chung với nước dùng trên bếp cho sôi lại 1 lần nữa rồi để lửa nhỏ ninh trong 1-2 tiếng nữa.
Sau khi ninh đủ thời gian, bạn tắt bếp là đã hoàn thành xong phần nước dùng cho món mì vịt tiềm đầy bổ dưỡng.
Bước 4: Sơ chế mì
Luộc 2 vắt mì tươi trong nước đang sôi, để mì không bị dính vào nhau bạn có thể thêm 2 muỗng dầu ăn vào trong nồi nước.
Sau đó bạn kiểm tra xem mì mềm hay chưa, có thể thử bằng cách vớt 1 sợi mì, dùng tay ngắt hoặc miện để thử xem vừa ăn hay chưa, nếu chưa thì để mì thêm một thời gian nhỏ nữa.
Bước 5: Hoàn thành
Cho mì đã nấu vào tô, tiếp đến cho nước dùng cùng củ sen, táo đỏ,… cuối cùng cho miếng đùi vịt lên trên, rắc thêm chút tiêu để món ăn thêm đậm đà, tô mì vịt tiềm đẹp mắt với làm khói nghi ngút chắc chắn sẽ khiến cho bạn không thể nào cưỡng lại được.
Hy vọng những thông tin mà bài viết này mang lại đã giúp có thể biết cách nấu khao tặng gia đình mình một bữa vịt tiềm ngon ngất ngây rồi phải không nào.