Cách Xử Lý Áp Lực Công Việc Nhanh Gọn Lẹ Mà Bạn Nên Thử Qua

0
1849

Giải quyết áp lực công việc ngày càng được chú ý nhiều hơn, khi mà một vị trí cao hơn trong sự nghiệp luôn đem lại phần thưởng tương xứng, đi kèm với đó một khối lượng công việc nhiều hơn. Vậy bản chất áp lực công việc là gì và làm thế nào để giải quyết chúng hiệu quả?

1. Áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc thật ra là cảm giác đến từ sự trách nhiệm phải hoàn thành công việc đó trong đúng tiến độ và đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong công việc được giao. Bất kỳ công việc nào, dù lớn hay nhỏ đều mang đến một sự áp lực nhất định cho người đảm nhiệm nó.

Áp lực hối thúc mọi người hoàn thành công việc đó. Sự tác động của khái niệm này lên từng người là không giống nhau, tùy thuộc vào công việc mà họ đang làm, và phụ thuộc nhiều hơn vào năng lực bản thân của chính họ.

Một người thường cảm thấy áp lực thường là những người chưa đủ hoặc chỉ vừa đủ để giải quyết vấn đề. Mấu chốt trong việc giải quyết những áp lực này chính là việc bạn phải nâng cao năng lực của bản thân, đồng thời có những biện pháp bổ sung có thể kế đến trong phần 3 của bài viết này.

2. Hai mặt của áp lực công việc

Nghĩ đến công việc áp lực, người ta thường luôn nghĩ theo hướng những tác động tiêu cực mà khái niệm này gây ra đối với con người trong xã hội. Nhưng chúng ta nên nhìn nhận và đánh giá công tâm rằng những áp lực từ công việc mà bản thân đang thực hiện cũng có những mặt hữu ích.

2.1. Mặt lợi

áp lực công việc
Áp lực công việc cũng có lợi ích riêng

Một công việc có nhiều áp lực sẽ khiến chúng ta hoạt động không ngừng nghỉ. Đơn cử, những nhân viên làm trong các công việc liên quan đến sáng tạo, thiết kế, đưa ra ý tưởng thường luôn gặp phải áp lực. Nhưng chính những áp lực này thúc đẩy bản thân hoạt động năng suất, liên tục, thậm chí phá vỡ giới hạn bản thân để đưa ra những ý tưởng táo bạo đến bất ngờ.

“Muốn đứng được ở vị trí mà không ai đứng được, thì phải chịu được áp lực mà không ai chịu được” – câu nói nổi tiếng của ca sĩ Sơn Tùng MTP hẳn là nên dùng trong trường hợp này nhất. Câu nói đó muốn nhắn nhủ với bạn rằng, nếu chịu được áp lực trong công việc, nó sẽ đưa bản thân bạn lên một tầm cao mới. Công việc có áp lực cao chính là điều kiện tốt nhất để bạn chứng minh năng lực và những giá trị của bản thân.

2.2. Mặt hại

áp lực công việc
Tuy nhiên không thể phủ nhận mặt hại của áp lực công việc

Nhưng thật ra cũng không phải tự nhiên mà người ta luôn nhìn nhận áp lực dưới một góc độ tiêu cực như vậy. Điều đó khá dễ hiểu khi mà khái niệm này gây ra những tác động không mấy tích cực, điển hình nhất có lẽ là stress.

2.2.1. Tạo thêm nhiều stress cho bản thân

Stress từ áp lực từ làm việc kiếm tiền thường gây ra một sức nặng vô hình trong đời sống tinh thần của một người. Nó khiến họ bớt cảm thấy yêu đời, bất kể mọi thứ lớn nhỏ cũng trở nên nặng nề hơn một cách khó hiểu. Stress không còn là một khái niệm đơn giản nữa, những tác hại của nó đã được khoa học lên tiếng và chứng minh.

Áp lực từ công việc đôi khi cũng khiến người ta dễ dàng từ bỏ. Sự chán nản thường bao trùm tâm trí những người này. Họ không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh từ công việc, điều đó khiến họ chỉ muốn vứt bỏ nó sang một bên để có thể cân bằng lại cuộc sống bên trong và bên ngoài của bản thân.

Áp lực tuy là một khái niệm vô hình, song, những tác động nó gây ra có thể ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến cuộc sống bình thường của những người nó đang đè lên. Đã bao giờ bạn phải “chạy deadline” mà ăn uống không ngon, vì luôn nghĩ đến công việc mà hàng đêm phải “ngủ giật mình”? Hẳn là ai cũng từng trải qua những khó khăn như thế.

2.2.2. Tác động đến những người xung quanh

Áp lực công việc đôi lúc gián tiếp làm tổn hại đến hình tượng của bạn trong mắt mọi người, thậm chí là các mối quan hệ của bạn. Nó xảy ra thông qua việc rằng khi chịu áp lực công việc bạn sẽ dễ trở nên gắt gỏng và khó chịu hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, bạn lại có thêm xu hướng quan trọng hóa các vấn đề. Một lỗi lầm hay một xích mích nhỏ cũng có thể khiến bạn “phát tiết” lên.

Tuy nhiên đừng quá lo lắng. Ngoài yếu tố cốt lõi là nâng cao năng lực của bản thân để giảm tải đi những áp lực này, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp bổ sung kể đến sau đây.

3. Làm gì để giảm tải áp lực công việc

3.1. Chấp nhận sự thật về khái niệm này

Điều đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải hiểu được rằng mọi công việc trên thế giới này đều mang theo những áp lực mà người đảm nhận nó phải gánh chịu. Tất cả nhân viên thuộc mọi lĩnh vực đang mỗi ngày hứng chịu chúng, bạn không phải là người duy nhất nên bạn không hề lẻ loi. Vậy nên bạn hãy tìm hiểu và noi theo các tấm gương về ý chí nghị lực để chiến thắng những stress này nhé

áp lực công việc
Áp lực công việc tồn tại trong mọi mặt đời sống

Nếu có cơ hội, hãy thử trò chuyện cùng những người bạn của mình, bạn sẽ nhận ra điều trên là hoàn toàn đúng. Không có công việc nào là “ngồi mát ăn bát vàng” cả. Để nhận được phần thưởng xứng đáng trong công việc và đời sống, bạn phải học cách đương đầu với những áp lực đó, điểm xuất phát là từ trong tâm trí.

Việc chấp nhận này là để bạn thúc đẩy niềm tin và tạo động lực cho chính bản thân mình. Sức mạnh của niềm tin là vô cùng quan trọng, nó quyết định việc liệu bản có đủ kiên cường để đối diện và vượt qua những áp lực không chỉ trong công việc mà trong cả cuộc sống nói chung hay không. Chỉ khi bạn thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề mình đang gặp phải thì bạn mới giải quyết nó một cách triệt để được.

3.2. Thiết kế thời gian biểu

3.2.1. Cách để giảm tải áp lực

Tác động tiêu cực của áp lực công việc còn thường đến từ việc bạn cảm thấy không còn đủ thời gian cho tất cả việc bạn muốn làm. Nhất là thời gian cho bản thân bạn. Bạn bị cuốn theo vòng xoáy công việc, cố gắng thực hiện công việc cho xong, nhưng đôi lúc lại không may kẹt lại tại một điểm nào đó và rồi bạn tốn nhiều thời gian hơn mà cuối cùng không mang lại lợi ích gì cả.

áp lực công việc
Thời gian biểu hợp lý giúp bạn giảm tải áp lực công việc

Để giảm tải áp lực , bạn nên thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Trong đó, bạn nên phân bổ thời gian hợp lý cho những việc bạn muốn làm trong ngày. Đặc biệt, bạn nên có một khoảng thời gian dành cho bản thân. Khoảng thời gian này không chỉ giúp bản thân bạn nghỉ ngơi thư giãn, mà nó còn tách bạn khỏi công việc, “sạc lại” tinh thần và trí óc, nó không những không làm bạn chậm trễ mà còn làm việc hiệu quả hơn đấy.

3.2.2. Không phải làm việc càng nhiều là càng tốt

Ở chiều ngược lại, một số người sẽ cố gắng hoàn thành những công việc này một cách càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, họ không tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, thậm chí lại tốn nhiều thời gian hơn vì quá trình làm việc liên tục khiến họ dường như kiệt sức. Khi ở trạng thái này, độ nhạy bén của não bị giảm sút nghiêm trọng, các cơ quan khác cũng dường như muốn “đình công” khi mà bạn cứ làm việc mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý như thế. 

Việc không nghỉ ngơi trong quá trình làm việc liên tục cũng như không dành thời gian chăm sóc bản thân có thể đưa bạn đến trạng thái stress. Thế nên, hãy thiết kế lộ trình từng bước hợp lý, học cách sống chung với công việc chứ đừng “tham” kẻo “thâm đấy nhé.

3.3. Chia sẻ cùng bạn bè, người thân

3.3.1. Thật tuyệt vời khi được nói ra áp lực

Vì sao bạn luôn được khuyến khích hãy chia sẻ những mệt mỏi áp lực công việc với những người khác? Vì đó thật sự là cách giảm tải áp lực rất hiệu quả. Có một sự thật là, bạn đôi lúc không cần ai đó phải làm gì đó cho bạn, họ chỉ cần lắng nghe bạn, tạo cho bạn một nơi để trút hết nỗi niềm là bạn đã dường như trút bỏ được một phần gánh nặng.

áp lực công việc
Chia sẻ với người khác giúp giảm tải áp lực công việc

Đừng ngại ngùng chia sẻ vấn đề của mình với người khác. Bạn không đòi hỏi gì ngoài một sự lắng nghe mà, đúng không? Nếu đang gặp phải những áp lực của công việc nặng nề, điều bạn cần nhất là ai đó bên cạnh để cảm thông và thấu hiểu những gì mà bạn đang phải đối mặt. Sự đồng cảm đôi khi có sức mạnh to lớn mà chúng ta không ngờ.

3.3.2. Những người thân yêu luôn muốn được lắng nghe bạn

Nếu bạn ngại việc tâm sự với bạn bè hay người thân vì sợ họ sẽ phiền lòng không đáng vì vấn đề của họ, bạn có thể “tâm sự với người lạ” qua các nền tảng online. Những trang confession đã trở nên quá phổ biến, nơi bạn có thể thoải mái gửi gắm nỗi niềm, kể ra những câu chuyện, những khó khăn của chính bản thân để nhận lại những lời khuyên và tư vấn hữu ích. Bạn không cần phải ngại vì những nền tảng này không đòi hỏi bạn phải xác thực danh tính đâu, cứ thoải mái “xả” hết những bực dọc đối với điều stress về công việc mà bạn đang gặp phải nhé.

3.4. Chọn lĩnh vực mình yêu thích

CEO Apple từng phát ngôn: “Được làm công việc mà bản thân yêu thích, thì cả đời bạn không phải làm việc!”. Nó chính là minh chứng mạnh mẽ nhất cho sự thật rằng nếu bạn chọn công việc mình thích thì áp lực công việc bạn phải đối mặt sẽ được giảm tải đáng kể.

áp lực công việc
Chọn ngành mình yêu thích để giảm tải áp lực công việc

Bên cạnh đó, được làm công việc mà bản thân đam mê cũng giúp bạn hết mình hơn, năng suất hơn và sáng tạo hơn. Sống với ước mơ là điều mà bất kỳ ai đều khao khát làm được. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, để được làm công việc mình yêu thích không phải là điều dễ dàng làm được.

Lúc bạn còn đang là một sinh viên, bạn thường không có đủ trải nghiệm để xác định bản thân mình thực sự yêu thích điều gì và muốn làm gì. Còn khi bạn đã là một nhân viên, dù đã xác định được bản thân thích gì, bạn có đủ can đảm để “nhảy ngành”? Sự so sánh này lại cho thấy sự quan trọng trong việc thấu hiểu bản thân.

4. Lời kết

Nếu bạn thực hiện tốt việc này, bạn sẽ ít phải lo về những áp lực công việc về sau.
Áp lực là một thứ luôn luôn tồn tại trong đời sống xã hội loài người. Cách để giải quyết nó không phải là trốn tránh mà là học cách làm bạn với nó. Nếu bạn đang gặp khó khăn với “người bạn” này, chúc bạn sẽ sớm vượt qua và hoàn thành xuất sắc công việc được giao nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây