Cháo tôm kỵ với rau gì? Tham khảo ngay để tránh hối hận

0
14030

Cháo tôm kỵ với rau gì là một câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Câu trả lời được chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ ngay trong bài viết này. Tham khảo ngay để tránh kết hợp nhầm thực phẩm, không những không tốt cho cơ thể mà còn có nguy cơ mang tới tác hại.

Tôm là món ăn ngon và có sẵn tại Việt Nam và thường được chế biến thành cháo tôm cho trẻ em, người lớn tuổi ăn. Và nhiều khi loài vật sống dưới nước này còn được sử dụng làm cháo ăn vào buổi sáng, khai vị. Thế nhưng, nhiều người lo lắng không biết cháo tôm kỵ với rau gì và nên nấu với rau gì? Cùng tìm hiểu.

cháo tôm kỵ với rau gì
Tôm là món ăn quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam

1. Có nên nấu cháo tôm với các loại rau giàu vitamin C không?

Theo rất nhiều người thì nấu cháo tôm không nên cho thêm các loại rau có nhiều vitamin C. Cụ thể là bông cải xanh hoặc bông cải trắng, rau cải thìa, rau bina,… Lý do mà mọi người đưa ra rằng chúng ta không nên ăn tôm cùng rau chứa nhiều vitamin C là tôm chứa nhiều hợp chất asen, không độc đối với cơ thể con người nhưng vitamin C có thể chuyển hóa thành asen hóa trị 3 rất độc. Và sự kết hợp này tạo ra asen trioxit – một chất có thể gây ngộ độc cấp tính thậm chí tử vong.

Thế nhưng, rất nhiều công thức nấu ăn hiện nay hướng dẫn cho nước chanh, cà chua (cũng chứa rất nhiều vitamin C) vào khi nấu tôm. Nếu lời giải thích là đúng và vitamin C trong chanh, cà chua,… phản ứng với tôm, tại sao không ai bị ngộ độc sau khi ăn chúng?

Theo các nhà khoa học, trên thực tế, phần lớn asen chứa trong tôm là asen hữu cơ ổn định và hàm lượng asen vô cơ nhỏ hơn 4%. Do đó, ngay cả khi tất cả arsen vô cơ có thể chuyển hóa thành arsen trioxit, một người phải ăn khoảng 105 kg tôm mới đạt được liều lượng arsen trioxit uống vào miệng gây tử vong.

Tôm hoàn toàn không kỵ với các loại rau quả giàu vitamin C
Tôm hoàn toàn không kỵ với các loại rau quả giàu vitamin C

2. Cháo tôm kỵ với rau gì?

Vậy tóm lại thì không nên ăn tôm với rau gì? Câu trả lời là các mẹ nên tránh nấu tôm chung với rau bina. Lý do là bởi trong cải bó xôi có chứa một lượng axit Phytic. Còn trong tôm, như mọi người đã biết thì chứa nhiều canxi. Mà theo nghiên cứu thì axit Phytic có khả năng kết hợp cùng canxi, chúng tạo thành muối và chính điều này gây cản trở hấp thụ canxi có trong tôm.

Không nên kết hợp tôm với rau chân vịt
Không nên kết hợp tôm với rau chân vịt

3. Nên nấu cháo tôm với rau gì?

Ngoài những loại rau cần kỵ với tôm trên đây, thì mẹ cũng nên tìm hiểu các loại rau phù hợp để nấu với tôm, giúp món ăn ngon và trở nên bổ dưỡng. Trong bài viết này, chuyên gia dinh dưỡng giới thiệu một vài công thức nấu cháo tôm phổ biến, dễ làm và mang tới giá trị dinh dưỡng cao.

Nấu cháo tôm với hành rất dễ nấu và dễ ăn
Nấu cháo tôm với hành rất dễ nấu và dễ ăn

3.1. Nấu cháo tôm với khoai tây

Nguyên liệu:

  • Bột gạo hoặc gạo (20g)
  • Tôm (20g)
  • Khoai tây (20g)
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé (5ml).

Sơ chế:

  • Tôm rửa sạch, loại bỏ vỏ, bỏ chỉ, băm thật nhỏ.
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng hạt lựu.

Cách nấu:

  • Bước 1: Khoai tây hấp chín rồi tán nhuyễn.
  • Bước 2: Trộn tôm băm nhuyễn với 1/3 chén nước lọc, quấy đều. Nấu chín tôm rồi xay nhuyễn.
  • Bước 3: Nấu cháo hoặc bột cho chín rồi cho vào hỗn hợp tôm, khoai tây. Cho vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều tay liên tục.
  • Bước 4: Cháo sôi mẹ tắt bếp rồi cho 1 chút dầu ăn vào, trộn đều. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món cháo tôm và khoai tây giàu dinh dưỡng.
Nấu cháo tôm với khoai tây
Nấu cháo tôm với khoai tây thơm ngon, bổ dưỡng

3.2. Nấu cháo tôm với rau mồng tơi

Sau khi giải đáp được thắc mắc cháo tôm kỵ với rau gì thì nên nấu với rau gì cũng rất được quan tâm. Cùng tìm hiểu cách nấu cháo tôm cùng với rau mồng tơi giàu dinh dưỡng.

Rau mồng tơi phổ biến ở Việt Nam và có giá rẻ nhưng lại chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C, saponin và sắt cao, chúng giúp cơ thể trẻ em tạo ra nhiều tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, mồng tơi còn chứa nhiều khoáng chất như: canxi, magie, phốt pho, kali,… rất cần thiết và hữu ích cho sự phát triển của trẻ em.

Cũng tương tự như cách nấu trên đây, bạn chỉ cần thay đổi khoai tây bằng mồng tơi. Chuẩn bị chỉ lấy lá mồng rơi tươi, non và rửa sạch. Sau đó băm nhuyễn rau (hoặc thái nhỏ tùy theo độ tuổi và khả năng ăn của bé).

Vì rau mồng tơi khá nhanh chín nên sau khi cháo sôi, mẹ có thể bỏ tôm băm nhuyễn vào. Tiếp đến bỏ rau mồng tơi băm nhuyễn vào, khuấy đều. Bạn vẫn cho dầu ăn trẻ em vào trước khi mang ra cho trẻ ăn như đối với các loại cháo tôm khác.

Nấu cháo tôm với rau mồng tơi
Nấu cháo tôm với rau mồng tơi cung cấp nhiều chất đạm, chất xơ, chất tinh bột, chất béo

Lời kết

Chắc hẳn, qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời cháo tôm kỵ với rau gì và nên nấu với rau gì rồi phải không nào? Thường xuyên cập nhật những kiến thức về dinh dưỡng bổ ích giúp mẹ chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng, lành mạnh cho bé với Ẩm thực bốn mùa nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây