Chỉ số huyết áp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn

0
1267

Chỉ số huyết áp có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan hoạt động trong cơ thể. Vậy người bình thường có chỉ số huyết áp là bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch, áp lực này giúp đưa máu đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Dưới sự co bóp của tim và sức cản của thành động mạch huyết áp được tạo thành. Khi tim hoạt động, chỉ số huyết áp từng nhịp đập sẽ được đo từ tâm thu đến thì tâm trương. Số huyết áp bình thường và ổn định là chỉ số huyết áp của những người khỏe mạnh, không gặp phải các bệnh lý về tim mạch

chỉ số huyết áp
Huyết áp là gì?

2. Chỉ số huyết áp

Chỉ số huyết áp sẽ dao động theo từng thời điểm do tim đập nên dòng màu chảy qua mạch sẽ không ổn định mà sẽ theo từng nhịp. Số huyết áp của một người thường có hai con số khác nhau, gồm huyết áp tâm thu và tâm trương. Hai con số này biểu thị các điểm áp lực lên mạch máu khác nhau khi máu được bơm vào các mạch máu.

Chỉ số huyết áp: Số huyết áp được viết là 120/80 (120 trên 80)

Chỉ số huyết áp tâm thu là số cao hơn. Ngược lại tâm trương là số thấp hơn. Đơn vị huyết áp là mmHg (milimet thủy ngân).

Huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang trong tình trạng co bóp. Lúc này áp lực của máu tác động tới thành mạch đang ở mức cao nhất hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đo huyết áp, huyết áp tâm thu sẽ có chỉ số được hiển thị ở phía trên và cao hơn so với chỉ số phía dưới. 

2.1. Huyết áp tâm thu cao

Khi một người đang tập luyện, đang bị căng thẳng, hoặc bất cứ lúc nào khi tim bị kích thích đập mạnh hơn lúc nghỉ ngơi, lực co bóp của tim tăng lên – và áp lực tâm thu tăng lên. Sự gia tăng huyết áp tâm thu xảy ra trong những tình trạng này là hoàn toàn bình thường. Điều này giải thích tại sao việc đo huyết áp trong thời gian nghỉ ngơi trước khi chẩn đoán tăng huyết áp là rất quan trọng.

2.2. Huyết áp tâm thu thấp

Khi huyết áp tâm thu thấp hơn bình thường, đây được gọi là hạ huyết áp tâm thu. Hạ huyết áp tâm thu đủ nặng có thể gây chóng mặt, choáng váng, ngất, hoặc nếu kéo dài có thể gây suy tạng. Hạ huyết áp tâm thu có thể xảy ra nếu lượng máu trở nên quá thấp như khi mất nước nghiêm trọng hoặc chảy máu nặng, nếu cơ tim trở nên quá yếu để đẩy máu, thường gặp trong bệnh cơ tim hoặc nếu các mạch máu bị giãn quá mức. Một tình trạng phổ biến gây hạ huyết áp tâm thu là hạ huyết áp tư thế đứng.

chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp cao thấp

Huyết áp tâm trương là số huyết áp đo được khi tim đang ở trong trạng thái giãn ra và thấp hơn gọi là huyết áp tối thiểu. Huyết áp tâm trương sẽ có mức chỉ số thấp hơn so với huyết áp tâm thu và sẽ được biểu thị ở phía dưới khi tiến hành đo huyết áp.

3. Chỉ số huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?

Người có huyết áp bình thường khi chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg và huyết áp tâm trương có chỉ số không cao quá 85mmHg. Huyết áp của người khỏe mạnh luôn được giữ ở mức ổn định. Do đó, tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng của tim mạch có tốt hay không người ta sẽ thông qua việc đo huyết áp. 

Nếu số huyết áp của bạn đo được nhỏ hơn 120/80mmHg tức là cơ thể bạn đang đạt mức huyết áp tối ưu nhất. Tuy nhiên, huyết áp cao hay thấp thì cũng không tốt gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể của bạn như: nhồi máu cơ tim, tai biến đột quỵ, suy thận,… Tỷ lệ mắc phải tình trạng cao hoặc hạ huyết áp tỷ lệ thuận với tình trạng huyết áp của bạn vượt quá hoặc thấp hơn bình thường.

Để đảm bảo được một sức khỏe tốt hoặc phát hiện tình trạng sớm để được điều trị kịp thời và hợp lý nhanh chóng hồi phục sức khỏe bạn cần thường xuyên kiểm tra, đo huyết áp.

Dưới đây là các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo từng lứa tuổi hy vọng sẽ giúp được bạn và gia đình có kết quả chính xác khi đo huyết áp:

  • Độ tuổi từ 15-19 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 105/73 mm / Hg, BP Trung bình:117/77 mm / HG, BP tối đa: 120/81 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 20-24 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: h108/75 mm / Hg, BP Trung bình: 120/79 mm / Hg, BP Tối đa: 132/83 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 25-29 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 109/76mm / Hg, BP Trung bình 121/80 mm / Hg, BP tối đa 133/84 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 30-34 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 110/77 mm / Hg, BP trung bình: 122/81 mm / Hg, BP tối đa: 134/85 mm / Hg
  • Độ tuổi 35-39 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 111/78 mm / Hg, BP trung bình: 123/82 mm / Hg, BP tối đa: 135/86 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 40-44 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 112/79 mm / Hg, BP trung bình: 125/83 mmHg, 137/87 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 45-49 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 115/80 mm / Hg, BP trung bình: 127/64 mm / Hg, BP tối đa: 139/88 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 50-54 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 116/81 mm / Hg, BP trung bình 129/85 mm / Hg, BP tối đa : 142/89 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 55-59 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 118/82 mm / Hg, BP trung bình 131/86 mm / Hg, BP tối đa: 144/90 mm / Hg
  • Độ tuổi từ 60-64 tuổi, huyết áp bình thường là: Minimum-BP: 121/83 mm / Hg, BP trung bình 134/87 mm / Hg, BP tối đa: 147/91 mm / Hg
chỉ số huyết áp
Phương pháp giữ cho huyết áp duy trì ổn định

4. Các nguyên nhân tác động đến chỉ số huyết áp

4.1. Sức co bóp của tim

Thông qua tác tác dụng thúc đẩy máu đến các cơ quan,sức co bóp của tim là yếu tố tác động trực tiếp đến chỉ số huyết áp không ổn định. Do còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến huyết nên không hẳn sức co bóp của tim tăng thì cơ thể sẽ bị tăng huyết áp. Nhưng nếu tim đập càng nhanh thì huyết áp sẽ càng tăng do áp lực lên thành mạch lớn hơn bình thường. 

4.2. Sức cản của động mạch

Cũng là yếu tố tác động đến huyết áp của cơ thể. Tuổi tác, thói quen xấu, chất kích thích, tình trạng thừa cân,…có thể khiến mạch máu bị xơ vữa và không còn thực hiện chức năng tốt như ban đầu.   Khi động mạch xơ vữa sẽ dễ gây hình thành huyết khối gây cản trở lưu thông máu và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Khi còn trẻ, sự dẻo dai và tính đàn hồi cao của thành mạch giúp quá trình vận chuyển máu thuận lợi, dễ dàng. 

4.3. Lượng máu

Khi cơ thể con người bị mất quá nhiều máu, máu không đủ để đưa đi khắp cơ thể, huyết áp sẽ giảm gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi lượng máu trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Lượng máu không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành động mạch sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khi lượng máu trong cơ thể thấp.

4.4. Chế độ sinh hoạt

Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá mặn hay quá ngọt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp bất thường. Những người có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc chứng cao huyết áp nhiều hơn người thường vì muối có tính giữ nước trong các tế bào và gây cản trở quá trình lưu thông máu từ đó làm huyết áp tăng cao.Người làm việc thường xuyên vận động sẽ tốt hơn người chỉ ngồi một chỗ, thụ động, tránh được nguy cơ tai biến, cao huyết áp đột ngột. Vì vậy, tư thế làm việc, vận động hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến huyết áp cơ thể.

5. Phương pháp giữ cho chỉ số huyết áp duy trì ổn định

Để tránh gặp phải các biến chứng của bệnh cao huyết áp hoặc hạ huyết áp thì việc giữ cho chỉ số huyết áp của bản thân bình thường hoặc dưới mức bình thường là rất cần thiết.

5.1. Một số phương pháp duy trì sức khỏe tốt

  • Thực hiện chế ăn ăn uống khoa học: Bạn không nên ăn các thức ăn có độ mặn cao, không ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế tối đa và cồn như rượu bia, nước ngọt bởi thực đơn ăn uống có một tác động không nhỏ tới sự ổn định của huyết áp. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn duy trì được mức cân nặng phù hợp, tránh xa các căn bệnh như béo phì, duy trì được chỉ số huyết áp nhất định. 
chỉ số huyết áp
Phương pháp giữ cho chỉ số huyết áp duy trì ổn định
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Việc tạo lập một thói quen sinh hoạt lành mạnh mạnh kết hợp chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng quan trọng để giữ cho chỉ số huyết áp tối ưu nhất. Ngủ sớm hạn chế thức khuya, hút thuốc, thường xuyên tập thể dục giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà còn giữ được tinh thần luôn thoải mái, tươi vui và yêu đời. 

5.2. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn năm được chỉ số huyết áp nhằm năm được chính xác tình trạng cơ thể, phát hiện được những sự thay đổi bất thường như huyết áp cao hay thấp .Thăm khám định kỳ không chỉ giúp bạn có thể sớm phát hiện các căn bệnh cơ thể có khả năng gặp phải mà còn giúp bạn phòng chống được chúng có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. 

Như vậy, thông qua chỉ số huyết áp chúng ta có thể nắm được chính xác tình trạng sức khỏe của mình mà có biện pháp phòng tránh điều trị kịp thời và hiệu quả. Hãy quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình mình thật tốt nhé.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây