Chữa Mất Ngủ Để Cải Thiện Chất Lượng Cuộc Sống Chúng Ta

0
1187

Mất ngủ luôn là một vấn đề nan giải. Không chỉ đối với người trung niên, người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng gặp hiện tượng này. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Hãy cùng mình tìm hiểu các phương pháp chữa mất ngủ mà không cần dùng thuốc nhé!

1. Mất ngủ là gì?

Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo bản năng của con người. Khi đó, các hoạt động vận động được tạm hoãn hoặc hoạt động với cường độ rất thấp. Giấc ngủ đóng một vài trò quan trọng trong việc tái tạo và phục hồi của cơ thể. Giúp não bộ tỉnh táo, giúp các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho lần hoạt động tiếp theo.

Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi. Cụ thể như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm. Người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm. Cho nên, những đối tượng này cần được chữa mất ngủ đầu tiên.

chữa mất ngủ
Bạn thường thao thức đến sáng

Mất ngủ là một triệu chứng phức tạp. Bao gồm khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ trong một thời gian dài. Những người bị chứng mất ngủ thường cảm thấy rất khó chịu về giấc ngủ của mình. Và thường gặp một hoặc nhiều các triệu chứng như: mệt mỏi, mức năng lượng cơ thể thấp, khó tập trung, rối loạn tâm trạng, và giảm hiệu suất trong công việc hoặc học tập.

2. Biểu hiện của mất ngủ

Mất ngủ là một hiện tượng có thể bắt gặp ở cả những người trung niên lớn tuổi và cả những người trẻ tuổi. Mất ngủ là hiện tượng có thể dễ dàng nhận biết được thông qua các biểu hiện như:

  • Khó chìm vào giấc ngủ
  • Trằn trọc khó ngủ
  • Khó duy trì giấc ngủ
  • Ngủ dậy vẫn thấy mệt
  • Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ
  • Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được

3. Nguyên nhân của mất ngủ

Mất ngủ là hiện tượng cơ thể phản ứng trước các tác nhân, cần phải chữa mất ngủ kịp thời. Có thể là môi trường sống, phong cách sống, phong cách sinh hoạt. Cụ thể các nguyên nhân gây mất ngủ có thể kể đến như:

Stress. Căng thẳng trong công việc, học tập và cuộc sống. Sẽ ảnh hưởng rất nhiều chất lượng giấc ngủ. Đôi khi trằn trọc không ngủ được. 

Rối loạn thời gian sinh hoạt trong ngày. Như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

Sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích

Bị các tác nhân ảnh hưởng từ người khác như ngáy

Những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.

Người mắc các bệnh lý đa khoa như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…

Các loại bệnh lý liên quan đến thần kinh có thể gây mất ngủ như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, trí tuệ.

4. Ảnh hưởng của mất ngủ đến đời sống hằng ngày

Khi bị mất ngủ, cơ thể chúng ta sẽ có những hiện tượng như khó chịu, mệt mỏi, thiếu sức sống, bồn chồn,… Cụ thể các thay đổi trên cơ thể chúng ta sẽ như sau.

Sau 24 giờ không ngủ, cơ thể chúng ta sẽ có những hiện tượng như:

  • Buồn ngủ, cáu gắt.
  • Khó tập trung và giảm trí nhớ.
  • Giảm phối hợp hoạt động.
  • Phán đoán và phản xạ kém.
  • Các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn.
  • Tăng nồng độ hormone căng thẳng, chẳng hạn như cortisol và adrenaline.
  • Tăng lượng đường trong máu.
  • Tăng nguy cơ tai nạn.
  • Căng cơ.

Sau 48 giờ không ngủ, nhận thức của một người sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời người thiếu ngủ sẽ trở nên mệt mỏi. Tại thời điểm này, não sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn vô thức trong thời gian ngắn. Còn được gọi là microsleep – một giai đoạn tạm thời của giấc ngủ hoặc buồn ngủ có thể kéo dài trong một phần của giây hoặc tối đa 30 giây khi một cá nhân không phản ứng với một số đầu vào cảm giác bất kì và trở nên mất ý thức.

Sau 72 giờ không ngủ, các triệu chứng mệt mỏi sẽ còn tăng thêm. Ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng và nhận thức của một người. Trong một nghiên cứu năm 2015, hai phi hành gia đã có các triệu chứng như chức năng nhận thức bị suy giảm, nhịp tim tăng và giảm cảm xúc tích cực sau khi thức liên tục trong 72 giờ. Có thể gây ra các tác hại lớn như:

  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Khó khăn trong việc phối hợp đa động tác
  • Các vấn đề tập trung và trí nhớ trở nên nghiêm trọng
  • Hoang tưởng
  • Tâm trạng chán nản
  • Khó giao tiếp với người khác

5. Cách chữa mất ngủ

5.1. Chữa giấc ngủ bằng thảo dược

Ở Việt Nam có vô số các loại cây quý hiếm. Đặc biệt là các loài cây mọc dại. Là những bài thuốc quý trong Đông Y, có thể nói là chữa bách bệnh. Trong đó, những loài thảo dược có thể trị bệnh mất ngủ mà chúng ta có thể tìm thấy được ở bất cứ nơi đâu ở nông thôn. Có 4 loại thảo dược mà có thể dễ dàng tìm thấy để chữa mất ngủ rất hiệu quả như:

5.1.1. Dây nhãn lồng

Dây nhãn lồng là một loài dây leo mọc dại, ở cặp các hàng rào hoặc trên các thân cây. Trong dây nhãn lồng có chất passiflorin được các nước phương Tây sử dụng để bào chế thành thuốc an thần, dễ ngủ. Cách đơn giản nhất để sử dụng dây nhãn lồng chữa mất ngủ là bạn dùng đọt lá của loại dây này luộc làm rau để ăn.

chữa mất ngủ
Dây nhãn lồng chữa mất ngủ

Ngoài ra dây nhãn lồng còn được sử dụng làm cách chữa mất ngủ bằng thảo dược bằng cách kết hợp với các loại thảo dược khác như lá dâu tằm, lá vông, tim sen. Dây nhãn lồng khô dùng khoảng 6g, các loại thảo dược khác mỗi loại 10g, tất cả cho vào nồi cùng với 0,5 lít nước, nấu cạn còn 0,1 lít. Hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ bạn hãy uống loại nước này sẽ giúp điều hòa tim mạch, giảm stress, dễ ngủ.

5.1.2. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây mắc cỡ. Có thể được dễ dàng tìm thấy ở khắp nơi ở nông thôn. Có tính hàn, vị ngọt, có công dụng giúp giảm đau, an thần, chống ho, tiêu viêm, giải nhiệt. Trong rễ và lá của cây trinh nữ còn có chất selen giúp chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

chữa mất ngủ
Cây trinh nữ chữa mất ngủ

Bởi vì có tác dụng an thần, giải nhiệt nên cây trinh nữ cũng rất hiệu quả trong việc chữa mất ngủ, tinh thần suy nhược. Với cáchchữa mất ngủ bằng thảo dược này, hàng ngày bạn dùng 20g trinh nữ nấu với 0,5 lít nước, sắc còn 0,1 ml, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5.1.3. Tim sen

Tim sen có tính hàn, vị rất đắng. Tim sen có công dụng rất lớn trong việc giúp an thần, cơ thể suy nhược, mất ngủ thường xuyên. Mỗi ngày sử dụng khoảng 10g tim sen pha với nước sôi như pha trà sẽ giúp chữa mất ngủ hiệu quả.

chữa mất ngủ
Tim sen chữa mất ngủ

5.1.4. Lá vông

Giống như dây nhãn lồng, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Do đó, dân gian ta thường dùng lá vông để chữa mất ngủ.

chữa mất ngủ
Lá vông chữa mất ngủ

5.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt giúp chữa mất ngủ

Sau đây là 2 cách đơn giản chữa mất ngủ dựa vào điều chỉnh chế độ sinh hoạt:

  • Lập thời gian biểu: Đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng. Không nên ngủ muộn vào ngày cuối tuần vì sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen. Không ngủ quá nhiều ban ngày hay quá 7-8 giờ/ngày. Rèn luyện liên tục trong 21 ngày sẽ giúp bạn điều chỉnh được đồng hồ sinh học của mình. Tránh tình trạng bị mất ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ: tắm nước ấm, đọc sách báo, xem tivi, nghe nhạc hay tập thể dục nhẹ nhàng. Ngoài ra, có thể tập yoga hay tập thiền để giúp cân bằng lại tinh thần. Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, sẽ giúp dễ ngủ và không thức giấc giữa đêm.

5.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống chữa mất ngủ

Dưới đây là những cách đơn giản dựa vào thay đổi chế độ ăn uống để chữa mất ngủ:

  • Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất kích thích như cafe, nicotine vào buổi tối; vì những chất kích thích này sẽ khiến tinh thần hăng hái và mất ngủ. Dùng quá nhiều cafe sẽ bị mất ngủ, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào thể chất, thói quen của mỗi người. Người hút thuốc lá thường chỉ ngủ chập chờn và sẽ bị thức giấc vì một tiếng động nhỏ, đôi khi không thể ngủ lại được.
  • Hạn chế uống rượu: uống một ly rượu cocktail trước khi đi ngủ là một trong những phương cách cổ điển giúp dễ ngủ. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi uống vừa phải, vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
  • Ăn trước khi ngủ: Một bữa ăn thịnh soạn trước khi đi ngủ có thể làm đầy bụng, khó tiêu, gây khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ. Tuy nhiên, nếu ăn ít quá sẽ bị thức giấc ban đêm vì đói bụng . Vì vậy bữa ăn chiều cần ăn đủ no.
  • Thay đổi chế độ ăn: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ vì có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc.
chữa mất ngủ
Không thể chợp mắt được

5.4. Chữa mất ngủ bằng cách bấm huyệt

Trước khi đi ngủ, xoa bóp các huyệt trên cơ thể có thể sẽ giúp dễ ngủ hơn. Cho nên, trước khi ngủ, hãy tự xoa bóp các huyệt cho mình hoặc nhờ người thân xoa bóp giúp nhé. Vì có những huyệt nằm ở vị trí ngoài tầm với của tay ta.

Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Chữa mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc đau dạ dày, nôn mửa.

Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Chữa mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.

Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Chữa mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, đau bụng.

Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Chữa mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh,.

Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, chữa mất ngủ.

Thông qua bài viết trên đây, mình đã cung cấp cho các bạn tương đối đầy đủ thông tin về chứng mất ngủ và các phương pháp để chữa mất ngủ. Hy vọng chúng sẽ hữu ích dành cho bạn. Nếu các bạn mắc các bệnh lý về thần kinh khiến mất ngủ. Các bạn nên đến gặp ngay bác sĩ. Nếu các bạn mất ngủ do lối sống, cách sinh hoạt. Các bạn cần phải kiên trì rèn luyện trong một thời gian dài. Đừng bỏ cuộc! Chúc các bạn có cho mình một giấc ngủ chất lượng để tăng hiệu quả học tập và làm việc cao nhất!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây