Củ Cải Đường Có Công Dụng Gì Và Những Điều Thú Vị Khác

0
1495

Củ cải đường có rất nhiều dưỡng chất nên vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nó chiếm hơn một nửa nguồn cung đường ở Hoa Kỳ. 1747, một nhà hóa học người Đức đã phát hiện ra đường sucrose trong rễ củ cải. Và nó bắt đầu được cả thế giới biết đến. 

1. Lợi ích của củ cải đường là gì?

  • Vitamin chứa bao gồm: A, C, E, K, B1, B2, B6, P, B3, B9
  • Khoáng chất bao gồm: Protein, carbohydrate, chất xơ, chất béo, canxi, đồng, sắt, mangan, carotene,…

1.1 Củ cải đường tốt cho bệnh nhân thiếu máu

Bởi vì nó chứa dầu, i ốt, đồng, kali, canxi và hàm lượng magie, cùng với các loại vitamin B1, B2, B6 nên sẽ chống lại được bệnh thiếu máu. Đồng thời nó còn rất giàu vitamin B3 giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu này.

1.2 Điều chỉnh mức cholesterol

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ cải đường làm giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và tăng mức độ cholesterol tốt (HDL) nhờ các chất xơ trong bản thân nó. Ngoài ra với sự có mặt của betaine giúp bạn giảm mức homocysteine. Đây là một axit amin có liên quan đến nhồi máu cơ tim và gây hại cho các mạch máu. Bằng cách tiêu thụ loại củ này thường xuyên, bạn có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

củ cải đường
Củ cải đường ngăn ngừa tim mạch

1.3 Có lợi cho hệ tiêu hóa

Củ cải đường có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa của bạn. Đặc biệt là trong việc tác động giảm rối loạn hệ tiêu hóa như giúp lợi tiểu, trị đầy bụng và phù nề. Đây cũng là một giải pháp tự nhiên cho vấn đề táo bón. Hơn nữa, chất xơ còn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư ruột kết, bệnh tim và tiểu đường loại 2.

1.4 Củ cải giúp cho bệnh tiểu đường

Axit lipoic trong nó có vai trò làm giảm lượng đường glucose. Người ta cũng biết rằng đây là một loại củ có khả năng chống oxy hóa làm tăng độ nhạy cảm với insulin. Nhờ đặc tính này mà nó giúp ngăn ngừa sự biến động của bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa và tính chất chống viêm của củ cải, nó còn có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên bằng chứng về chống ung thư còn rất hạn chế. Lấy ví dụ, chiết xuất củ cải đường đã được chứng minh là làm giảm sự phân chia và phát triển của các tế bào khối u ở động vật (và chưa chắc chắn ở người).

1.5 Hỗ trợ bệnh mất trí nhớ

Sa sút trí tuệ, hay quên được biết đến như một dấu hiệu của thời gian và tuổi tác. Nhiều người mắc bệnh đãng trí, giảm trí nhớ đặc biệt là bệnh Alzheimer, gọi chung là sa sút trí tuệ. Nếu bệnh sa sút trí tuệ ngày càng tiến triển, bệnh nhân thậm chí còn không thể thực hiện các công việc thường ngày mà họ vẫn làm trong cuộc sống bình thường. 

Củ cải đường được cho là có thể giúp bạn trong vấn đề nan giải này. Theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi một trường đại học, người ta đã phát hiện ra rằng có sự gia tăng oxy lên não nếu bạn uống nước loại củ này. 

1.6 Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể thao thường xuyên và lâu dài cho bạn. Và nó chứa một lượng đáng kể trong củ cải. Các nhà khoa học cũng cho rằng nitrat chứa trong nó cũng giúp cải thiện lưu lượng máu, tín hiệu tế bào và hormone. Tất cả những tác động này đều có tác động quan trọng trong việc tăng mức năng lượng cho cơ thể.

Trong một nghiên cứu được thực hiện với tám nam giới. Họ được tiêu thụ 17 ounce (500ml) nước ép củ cải đường hàng ngày trong sáu ngày. Kết quả cho thấy họ có thể kéo dài thời gian dẫn đến kiệt sức khi tập thể dục cường độ cao thêm 15–25%. Tức là cải thiện 1–2% hiệu suất tổng thể.

củ cải đường
Củ cải đường cung cấp năng lượng cho cơ thể

1.7 Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu cho sự phát triển của các tình trạng tim mạch như đau tim, suy tim, đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ cải đường có thể làm giảm đáng kể huyết áp lên đến 4-10 mmHg trong khoảng thời gian chỉ vài giờ. Tác động này còn lớn hơn đối với huyết áp tâm thu. Và tác dụng này cũng được cho là mạnh hơn đối với củ cải sống chưa nấu chín.

Những tác dụng làm giảm huyết áp này có thể là do nồng độ nitrat cao trong củ cải. Nếu bạn nạp nitrat từ chế độ ăn uống, nó sẽ được chuyển hóa thành oxit nitric trong cơ thể bạn. Đây là một phân tử làm giãn nở các mạch máu khiến huyết áp giảm. Nồng độ nitrat trong máu vẫn tăng trong khoảng sáu tiếng tính từ lúc bạn nạp nitrat trong chế độ ăn. Vì vậy, củ cải chỉ có tác dụng tạm thời đối với huyết áp. Và bạn cần phải ăn thường xuyên để giảm huyết áp lâu dài. 

1.8 Củ cải đường hữu ích cho sự phát triển của em bé

Vì có chứa nhiều vitamin B9 nên đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai, có thể giúp phát triển cột sống và não bộ của thai nhi. Thiếu B9 có thể dẫn đến các dị tật khác nhau được gọi là dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tiêu thụ nó không nên quá nhiều.

Một đặc điểm nổi bật nữa giúp em bé là nó tạo cảm giác ngon miệng nên rất có lợi cho em bé mắc chứng biếng ăn.

1.9 Lợi ích cho gan, thận và bao tử

Các thành phần có giá trị trong củ cải đường hoạt động như một chất tẩy rửa vô cùng hiệu quả trong cơ thể chúng ta, vì thế giảm áp lực cho gan rất nhiều. Nó giúp gan loại bỏ nhanh hơn các tế bào có hại và độc tố khỏi cơ thể. Từ đó gan được làm sạch và có thể ngăn ngừa các bệnh về gan.

Củ này còn có nhiều chất xơ và khoáng chất lành mạnh giúp  điều hòa nhu động ruột. Từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết và hỗ trợ thận hoạt động mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh thận.

Đối với bao tử, ăn củ cải còn rất hữu ích trong việc giảm đau dạ dày và ợ chua.

2. Một số điều thú vị về củ cải đường 

2.1 Lịch sử 

củ cải đường
Vườn trồng củ cải đường

Đây là một loại cây ăn củ, bạn dễ thấy phải không? Và chúng phát triển mạnh ở vùng khí hậu ôn đới. Một củ cải đường lúc trưởng thành dài khoảng 30cm, nặng từ 900 đến 2000 gam và chứa khoảng 18% lượng đường sucrose – tập trung ở phần củ của nó. 

Sucrose là một loại carbohydrate xuất hiện tự nhiên trong trái cây, rau và các loại thực vật khác, nhưng ở trong củ cải và mía chúng ở mức độ cao hơn.

Bàn về đường này, lần đầu tiên chúng được phân lập từ rễ cây củ cải là vào năm 1747 bởi Andreas Marggraf, ở nơi ngày nay là Ba Lan. Củ cải đường sau đó đã hành trình đến Pháp khi Napoleon ra lệnh dành 69.000 mẫu Anh (khoảng 279233 m2)  để trồng vụ mới. Ở Bắc Mỹ, sản xuất củ cải bắt đầu vào năm 1879 tại một trang trại ở Alvarado, California. 

Cho đến ngày nay, đường từ loại củ này chiếm khoảng 57% tổng sản lượng đường ở Hoa Kỳ. Và ở mức 30% sản lượng đường trên thế giới 

2.2 Bất kể từ mía hay củ cải, đường đều giống nhau!

Thật ra thì không chỉ mía hay củ cải, mà từ bất kỳ loại trái cây hay thực vật nông nghiệp nào khác đều có cấu trúc phân tử đường sucrose giống hệt nhau. Thậm chí chúng giống nhau bất kể là loại thực vật đó được trồng theo phương pháp nhân giống thông thường, trồng thường hay là hữu cơ. Vì vậy, nếu bạn thấy một gói đường được dán nhãn là hữu cơ, điều đó chỉ có nghĩa là loại thực vật sản xuất đường đó được trồng theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. 

Tuy nhiên bạn cần biết, khi đường được tách ra khỏi các cây hữu cơ này, dạng phân tử của nó hoàn toàn giống với cấu trúc phân tử của bất kỳ loại đường được chiết xuất từ ​​bất kỳ cây trồng không-hữu-cơ nào khác. Vậy nên đường đều có giá trị dinh dưỡng, thành phần và độ lành mạnh như nhau, và là một sản phẩm tự nhiên từ thực vật.

Bằng chứng là đã có các cơ quan quản lý trên thế giới đồng tình rằng đường chiết xuất từ ​​củ cải đường bằng công nghệ sinh học không khác gì so với đường chiết xuất từ ​​củ cải đường hoặc mía thông thường. Các cơ quan này bao gồm Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), Bộ Y tế Canada và Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc-New Zealand (FSANZ).

2.3 Trồng củ cải đường biến đổi gen (GMO) có lợi cho môi trường?

Câu trả lời là có. Củ cải đường là một loại cây trồng cần nhiều công lao động và chúng cần được chăm sóc liên tục. Nhờ các kỹ thuật di truyền biến đổi gen, nông dân trồng củ cải đường đã có thể sử dụng ít hóa chất hơn, giữ được mức an toàn cao hơn và kiểm soát cỏ dại tốt hơn. Thực tế ngày nay, nông dân trồng củ cải đường có thể sử dụng glyphosate. Đây là một sản phẩm an toàn và dịu nhẹ nhất với môi trường hiện có để kiểm soát cỏ dại. 

củ cải đường
Củ cải đường GMO

Củ cải đường biến đổi gen cần ít thuốc trừ sâu hơn. Nghĩa là chúng cần ít nước hơn, ít nhiên liệu hơn và thải ra lượng khí thải carbon thấp hơn. Bên cạnh đó, chúng còn bao gồm việc canh tác ít, cải thiện độ tốt của đất, tăng khả năng giữ nước trong đất, bảo tồn đất – nước nhiều hơn, và ít phát thải ra khí nhà kính hơn. Sau tất cả, hẳn bạn đã thấy củ cải đường GMO đều đóng góp vào sự bền vững lâu dài. Ngoài ra, trồng củ cải đường biến đổi gen còn cho phép tăng năng suất. Nông dân trồng nhiều hơn trên diện tích đất ít hơn và sử dụng ít hóa chất hơn.

3. Kết

Củ cải đường là nguồn cung cấp phần lớn lượng đường cho toàn thế giới, và đặc biệt chiếm phần lớn ở Hoa Kỳ. Loại củ này có đặc tính ngọt thanh, ngon, mát mà còn ẩn trong mình rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hình dung được lợi ích của củ cải đường đối với sức khỏe, cũng như nhiều thêm thông tin về chúng.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây