Đau Bao Tử Là Gì Và Những Thông Tin Căn Bản Bạn Cần Biết

0
1053

Đau bao tử là một căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Nó có thể gây ra bởi tình trạng căng thẳng quá mức do công việc, chế độ ăn uống bất thường, dùng nhiều thuốc hay từ nhiều nguyên nhân khác. Bài viết sau sẽ đưa đến bạn những thông tin căn bản về bệnh này.

1. Đau bao tử là gì?

Gần như tất cả mọi người đều từng trải qua cơn đau bao bao tử vào một thời điểm nào đó. Có thể bạn ăn trúng một thứ gì đó dẫn đến ngộ độc. Ăn quá nhiều đồ khó tiêu cũng dẫn đến bụng chướng và đau,… Những chứng đau này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn do sjw vô ý của bạn rồi biến mất.

Nhưng trong một số trường hợp, tùy thuộc vào các triệu chứng nặng hay nhẹ, kéo dài trong bao lâu của bạn mà bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Bởi vì hãy cẩn thận vì có thể bạn đã mắc bệnh đau bao tử. 

đau bao tử
Đau bao tử là chứng viêm niêm mạc dạ dày

Bệnh đau bao tử (hay đau dạ dày, viêm dạ dày) là một thuật ngữ chung cho một nhóm các bệnh lý có một điểm chung: viêm niêm mạc dạ dày. Nó xuất hiện do tình trạng viêm, kích ứng hoặc xói mòn lớp niêm mạc dạ dày. Cụ thể, dịch lỏng giúp bạn tiêu hóa thức ăn có rất nhiều axit trong đó. Đôi khi những dịch tiêu hóa này đi qua hàng rào bảo vệ trong bao tử của bạn và gây kích ứng niêm mạc. Nguyên nhân bệnh này có thể do vi khuẩn mang lại, do bạn thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen, uống quá nhiều rượu hoặc do căng thẳng. Nó có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mãn tính).

Đôi khi bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng axit. Nhưng tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ vì để lâu dài có thể dẫn đến chảy máu hoặc loét, nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ ung thư dạ dày. 

2. Các dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh đau bao tử  khác nhau giữa các cá nhân và ở nhiều người có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc đau bụng tái phát
  • Nhức nhối, đau rát hoặc đau (khó tiêu) ở bụng trên của bạn
  • Cảm giác đầy bụng trên sau khi ăn
  • Chướng bụng
  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Khó tiêu
  • Cảm giác nóng rát hoặc cồn cào trong dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm
  • Nấc cụt
  • Ăn mất ngon
  • Nôn ra máu hoặc chất giống như cà phê

Lưu ý, nếu bạn bị nôn ra máu, có máu trong phân hoặc phân có màu đen, hãy đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân.

3. Nguyên nhân đau bao tử

Như đã nói phía trên, sự suy yếu hoặc tổn thương của hàng rào chất nhầy bảo vệ thành dạ dày của bạn cho phép dịch tiêu hóa phá hoại và làm viêm lớp niêm mạc. Nó có thể gây ra bởi kích ứng do sử dụng quá nhiều rượu, nôn mửa mãn tính, căng thẳng hoặc sử dụng một số loại thuốc như aspirin hay các loại thuốc chống viêm khác. Có một số bệnh và tình trạng có thể làm tăng nguy cơ bị đau bao tử như Crohn và bệnh Sarcoidosis mà cụ thể sẽ nhắc đến phía dưới.

Và bệnh cũng có thể được gây ra bởi bất kỳ điều nào sau đây:

  • Helicobacter pylori (H. pylori): Một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày. Nếu không điều trị, nhiễm trùng có thể dẫn đến loét, và nặng hơn là ung thư dạ dày.
  • Trào ngược mật: Dòng chảy ngược của mật vào dạ dày từ đường mật (kết nối với gan và túi mật).
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây ra.

3.1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau bao tử bao gồm:

3.1.1. Nhiễm khuẩn

Mặc dù nhiễm vi khuẩn HP là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở người trên toàn thế giới. Nhưng chỉ một số người bị nhiễm trùng mới phát triển thành đau bao tử hoặc các rối loạn tiêu hóa trên khác. 

Các bác sĩ tin rằng tính dễ bị tổn thương đối với vi khuẩn có thể do di truyền hoặc do các lối sống (như hút thuốc và ăn kiêng.)

3.1.2. Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau

đau bao tử
Dùng nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến đau bao tử

Thuốc giảm đau thông thường – chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen (Aleve, Anaprox) – có thể gây ra cả đau bao tử cấp tính và mãn tính. 

Sử dụng các loại thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá nhiều các loại thuốc này có thể làm giảm chất lượng lớp màng bảo vệ dạ dày của bạn.

3.3.3. Lớn tuổi

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh đau bao tử cao hơn do niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo tuổi tác. Hơn nữa người lớn tuổi có nhiều khả năng bị nhiễm H. pylori hoặc các rối loạn tự miễn dịch hơn người trẻ tuổi.

3.3.4. Sử dụng rượu quá mức

Rượu có thể gây kích ứng và bào mòn niêm mạc dạ dày của bạn, khiến dạ dày của bạn dễ bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu hóa. Sử dụng rượu bia quá mức sẽ dễ gây viêm dạ dày cấp tính.

3.3.5. Stress

Stress hay căng thẳng nghiêm trọng do phẫu thuật lớn, chấn thương,.. hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây ra bệnh đau bao tử cấp tính.

3.3.6. Cơ thể của chính bạn tấn công các tế bào trong dạ dày

Đây còn được gọi là viêm dạ dày tự miễn dịch. Loại đau này xảy ra khi cơ thể bạn tấn công các tế bào tạo nên niêm mạc. Phản ứng này có thể làm mòn hàng rào bảo vệ của dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn thường thấy hơn ở những người bị các rối loạn tự miễn dịch khác. Bao gồm bệnh Hashimoto và bệnh tiểu đường loại 1. Bệnh cũng có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B-12.

3.3.7. Các bệnh và tình trạng khác

Đau bao tử có thể liên quan đến các tình trạng y tế khác, bao gồm HIV / AIDS, bệnh Crohn và nhiễm ký sinh trùng.

4. Làm thế nào được chẩn đoán đau bao tử?

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử cá nhân và gia đình của bạn. Thực hiện đánh giá thể chất kỹ lưỡng và có thể đề nghị thêm bất kỳ xét nghiệm nào sau đây:

4.1. Các xét nghiệm tìm H. pylori

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn sẽ có loại xét nghiệm khác nhau. H. pylori có thể được phát hiện trong xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

đau bao tử
Xét nghiệm máu giúp tìm ra vi khuẩn HP gây đau bao tử

Với xét nghiệm máu, bác sĩ có thể thực hiện nhiều kiểu khác nhau. Chẳng hạn như kiểm tra số lượng hồng cầu của bạn để xác định xem bạn có bị thiếu máu hay không.

Xét nghiệm máu ẩn trong phân (xét nghiệm phân). Đây là loại kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân của bạn. Có thể phát hiện dấu hiệu của bệnh đau bao tử.

Với phần kiểm tra hơi thở, bạn sẽ được uống một cốc nhỏ chất lỏng trong suốt, không vị có chứa carbon phóng xạ. Vi khuẩn H. pylori phân hủy chất lỏng thử nghiệm trong dạ dày của bạn. Rồi bạn thổi vào một túi, sau đó túi được niêm phong. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, mẫu hơi thở của bạn sẽ chứa carbon phóng xạ.

4.2. Chụp X-quang hệ tiêu hóa

Loạt tia X này tạo ra hình ảnh thực quản, bao tử và ruột non của bạn để các bác sĩ tìm kiếm các bất thường. Để làm cho vết loét rõ hơn, bạn có thể phải nuốt một chất lỏng màu trắng, kim loại (chứa bari) phủ lên đường tiêu hóa của bạn.

4.3. Nội soi đại tràng

Bác sĩ dùng một ống nội soi mỏng có chứa một camera nhỏ. Sau đó đưa qua miệng và xuống dạ dày của bạn để quan sát niêm mạc dạ dày. 

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm và có thể tiến hành sinh thiết. Đây là một thủ tục lấy một mẫu mô nhỏ và sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Viêm dạ dày cấp do thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu có thể thuyên giảm bằng cách ngừng sử dụng những chất đó.

5. Điều trị đau bao tử

Điều trị đau bao tử phụ thuộc vào các nguyên nhân cụ thể.

Các loại thuốc để điều trị bệnh bao gồm:

5.1. Thuốc kháng sinh để diệt H. pylori

Như clarithromycin (Biaxin) và amoxicillin (Amoxil, Augmentin) hoặc metronidazole (Flagyl), để tiêu diệt vi khuẩn. Hãy chắc chắn bạn uống thuốc kháng sinh đầy đủ, thường là từ 7 đến 14 ngày.

5.2. Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình chữa bệnh

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bộ phận của tế bào tạo ra axit. Những loại thuốc này bao gồm: omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và pantoprazole (Protonix).

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu bổ sung canxi có thể làm giảm nguy cơ này hay không.

5.3. Thuốc kháng axit trung hòa axit trong bao tử

Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng axit trong chế độ thuốc của bạn. Thuốc kháng axit trung hòa axit có trong dạ dày giúp giảm đau nhanh chóng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào các thành phần chính.

5.4. Nếu đau bao tử do thiếu máu ác tính

Người ta sẽ tiêm cho bạn vitamin B12. Loại bỏ các thực phẩm gây kích thích khỏi chế độ ăn uống của bạn như lactose từ sữa hoặc gluten từ lúa mì. Một khi vấn đề cơ bản biến mất, viêm dạ dày cũng thường xảy ra.

Tóm lại, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng hay ngừng bất kỳ loại thuốc nào để xây dựng chế độ điều trị của riêng bạn của riêng bạn.

6. Phòng ngừa bệnh

6.1. Ngăn ngừa nhiễm H. pylori

Một số trường hợp do nhiễm virus. Điều này có nghĩa là một người có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách ngăn chặn tiếp xúc với Helicobacter pylori.

Tuy nhiên hiện nay không rõ vi khuẩn H. pylori lây lan như thế nào, nhưng có một số bằng chứng cho thấy vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người hoặc qua thức ăn và nước bị ô nhiễm. Vậy nên bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn như rửa tay với xà phòng và dùng nước sạch cũng như thức ăn được nấu chín hoàn toàn.

đau bao tử
Ăn chín uống sôi có thể giúp ngăn bệnh đau bao tử

6.2. Ngừng sử dụng các chất có thể gây kích ứng niêm mạc bao tử

Để ngăn ngừa đau bao tử, bạn có thể nên ngừng sử dụng aspirin, ibuprofen, naproxen và bất kỳ loại thuốc nào khác có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây viêm.

Mọi người cũng chỉ nên uống rượu ở mức độ vừa phải. Điều này có nghĩa là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Điều quan trọng nữa là cần tránh uống đồ uống có axit và ga, cà phê và nước trái cây có axit xitric. Người ta cũng nên tránh hút thuốc và cai hoàn toàn nếu có thể.

7. Kết

Bài viết đã nêu lên tổng quan những thông tin bạn cần biết về căn bệnh đau bao tử. Hầu hết mọi người đều có thể chữa khỏi bệnh, tuy nhiên nếu bạn không cẩn thận sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về đau bao tử và biết cách bảo vệ bản thân.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây