Đau Bụng Dưới Bên Trái: Hiện Tượng Này Cảnh Báo Bệnh Gì?

0
1524

Đau bụng dưới bên trái là một trong những dấu hiệu mắc bệnh có thể xuất hiện ở cả nữ và nam. Những cơn đau bụng có thể chỉ là các chứng bệnh đơn giản; nhưng cũng có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác.

Tình trạng đau bụng dưới bên trái là triệu chứng mắc bệnh phổ biến; mà hầu như ai cũng từng trải qua một lần. Nó đem lại cảm giác đau đớn; khó chịu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như học tập và làm việc của bạn. Tuy nhiên, không phải ai đau vùng bụng dưới bên trái cũng bị bệnh giống nhau. Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng này nhé!

đau bụng dưới bên trái
Vị trí đau bụng dưới bên trái

1. Đau bụng dưới bên trái cảnh báo bệnh gì?

1.1. Nguyên nhân và các chứng bệnh liên quan 

Đối với đau bụng dưới bên trái gần háng: 

Vùng ổ bụng dưới gần háng bao gồm các cơ quan: thận, ruột non, đại tràng, bàng quang, ống dẫn trứng, buồng trứng. Bởi vậy, nếu đau ở vị trí này có thể do các nguyên nhân sau:

  • Viêm túi thừa: Túi thừa là những túi nhỏ, phồng hình thành phổ biến ở ruột non hoặc đại tràng. Ở người thường, túi thừa không gây đau đớn nhưng khi bị viêm nhiễm, sưng đỏ (viêm túi thừa cấp); người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng ở vùng dưới bên trái, buồn nôn và sốt cao. 
  • Bệnh về tiêu hóa: ăn uống không khoa học và lười vận động dẫn đến tình trạng táo bón; viêm đường ruột, viêm loét đại trạng, hội chứng ruột kích thích,…
  • Sỏi thận: Sỏi ở thận và niệu quản đều gây ra đau buốt vùng bụng dưới này.
đau bụng dưới bên trái
Sỏi thận gây đau bụng dưới bên trái
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: do vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh vào lỗ tiểu và phát triển; hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại đây gây nên hiện tượng nhiễm trùng. 

Đối với đau bụng dưới bên trái gần xương chậu: 

  • Viêm bàng quang: biểu hiện của bệnh này là đau vùng bụng dưới gần xương chậu và liên tục cảm thấy muốn đi tiểu do một số vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, có thể do rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng, trực tràng.

Nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn nhiều nguyên nhân khác gây đau bụng đó là do viêm nhiễm vùng kín, nhiễm trùng đường mật, ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm, thoát vị bẹt nghẹn.

1.2. Phân loại đau bụng dưới bên trái ở nam và nữ

1.2.1. Đối với phái nữ

Đau bụng ở nữ giới: đây là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản, cụ thể

  • Sảy thai: Sẽ bị chảy một lượng máu và cảm thấy đau bụng dưới bên trái một cách dai dẳng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Việc thai phát triển ngoài tử cung khiến âm đạo ra máu bất thường. Hiện tượng này kéo dài và kèm theo đau bụng dưới âm ỉ, mức độ đau tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.
đau bụng dưới bên trái
Mang thai ngoài tử cung gây đau bụng và nhiều biểu hiện kèm theo

Lạc nội mạc tử cung: Khi niêm mạc tử cung hình thành ở vị trí như buồng trứng, bàng quang, ống dẫn trứng làm chu trình hoạt động; phát triển của tử cung gây chảy máu bất thường; và các cơn đau kéo dài ở bụng dưới bên trái. 

U nang buồng trứng: Gây rong kinh kéo dài từ 4 – 7 ngày cùng với đó là cơn đau đớn bất thường do khối u ở buồng trứng hình thành và phát triển mạnh.

U xơ tử cung: Khiến người bệnh đau âm ỉ dài ngày, xuất huyết tử cung bất thường mặc dù không phải trong kỳ kinh. Nguyên nhân chính là tình trạng cơ trơn tử cung xuất hiện khối u lành tính

1.2.2. Đối với phái nam

Đau bụng ở nam giới: đây cũng là triệu chứng cảnh bảo các bệnh về hệ sinh sản, bao gồm:

  • Nhiễm trùng/ Viêm tuyến tiền liệt: bệnh này do nhiễm trùng từ vi khuẩn E.coli xâm nhập tại tiền liệt tuyến gây sưng, viêm, gây chấn thương tuyến tiền liệt và các vùng lân cận. Vì vậy triệu chứng nhận biết là đau bụng bên trái ở vùng dưới; cần được điều trị kịp thời để tránh gây biến chứng nguy hiểm như vô sinh, hiếm muộn.
  • Xoắn tinh hoàn: Bệnh này làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn dẫn đến thiếu máu dẫn đến sưng, đau, tổn thương tinh. Bên cạnh đó là tiểu rắt, vùng bìu bị sưng tấy, mẩn đỏ có lúc tăng lúc giảm khác nhau. Nếu không được giải quyết triệt để sẽ gây tổn thương vĩnh viễn thậm chí phải cắt bỏ tinh hoàn làm giảm khả năng sinh sản của nam giới.
  • Viêm túi tinh: Đây là bệnh lý túi tinh nhiễm khuẩn từ các vùng lân cận; như đường tiểu với triệu chứng đau vùng bụng dưới; khu vực tầng sinh môn, các cơ đau lan dần xuống bìu và hậu môn. Khi bệnh nhân đi tiểu hay giao hợp cơn đau sẽ nhiều hơn.
đau bụng dưới bên trái
Bệnh gây ra hiệu quả nghiêm trọng đến nam giới nếu không điều trị kịp thời

2. Phương pháp điều trị đau bụng dưới bên trái

Trước tiên, khi cơn đau xuất hiện bạn nên dừng mọi công việc đang làm để nghỉ ngơi; và bình tĩnh theo dõi tình hình cùng các triệu chứng kèm theo. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau; hay các mẹo chữa dân gian khi chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh. Đồng thời tránh thức ăn chua, cay, nóng, nước ngọt có cồn và gas. Cuối cùng báo cho người thân và đến thăm khám để tìm nguyên nhân chính xác.

2.1. Đau bụng dưới bên trái kèm theo các triệu chứng bệnh lý

Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện; gặp các bác sĩ  chuyên khoa để thực hiện quy trình thăm khám như sau:

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào vị trí, mức độ, tần suất đau bụng dưới bên trái; và các biểu hiện kèm theo để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Bao gồm siêu âm bụng tổng quát để kiểm tra có các khối u, viêm hạch hay các dấu hiệu bất thường khác. Sau đó, thực hiện xét nghiệm máu trong phân để xác định bệnh cụ thể. Tiếp theo để tìm kiếm nguyên nhân gây đau, sưng bác sĩ tiến hành chụp x – quang. Nếu chưa xác định được vị trí tổn thương, nguyên nhân gây bệnh sẽ nội soi dạ dày, đại tràng, ổ bụng.

Sau đó mới đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.

Lưu ý, để kết quả chính xác, bạn cần theo dõi triệu chứng tại nhà trong 3 ngày để xem xét các biểu hiện kèm theo rồi chủ động tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Các bất thường nhỏ rất có thể là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm; thế nên khi phát hiện bất thường thì đừng chần chờ mà hãy ngay lập tức liên hệ bác sĩ nhé.

Khi đã xác định được bệnh cần sự can thiệp của các phương pháp điều trị như uống thuốc hoặc phẫu thuật, hãy đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ. Đồng thời, tái khám và kiểm tra định kỳ để đảm bảo bệnh đã được điều trị dứt điểm. 

đau bụng dưới bên trái
Gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh đau bụng dưới bên trái

2.2. Đau bụng dưới bên trái không kèm theo các triệu chứng bệnh lý

Đối với tình trạng này, khi được bác sĩ kiểm tra kết luận chỉ là bệnh đơn giản có thể tự điều trị tại nhà là hết thì bạn có thể áp dụng cách sau:

Giảm đau bụng bằng phương pháp tự nhiên: Đây là cách giảm đau hiệu quả, đơn giản bằng các nguyên liệu luôn sẵn có tại nhà. Chẳng hạn,

  • Giảm đau từ bạc hà: Lấy 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch, xay nhuyễn cũng một ít gừng, tỏi, tiêu rồi hòa tan với nước ấm. Uống 2 lần mỗi ngày, hỗn hợp này giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
  • Giảm đau từ gừng tươi: Lấy 1 củ gừng tươi, xay nhuyễn cùng với nước ấm hoặc cắt gừng thành từng lát mỏng  rồi đun sôi chừng 5 phút. Sử dụng uống hàng ngày có tác dụng làm ấm bụng, tăng lưu thông cho máu và giảm đau một cách an toàn.
  • Giảm đau từ mật ong: Mật ong có tác dụng ổn định tiêu hóa, được ví như là một loại kháng sinh tự nhiên giúp bạn tạm biệt cơn đau bụng dưới bên trái với cách làm đơn giản là hòa mật ong cùng nước ấm. 
  • Giảm đau bằng lá ổi: Dùng búp ổi non đem sao nóng với vài hạt muối và đun sắc cùng củ gừng đã nướng trong vòng 15 phút. Sau đó chắt nước uống mỗi ngày 2 lần. Với sự kết hợp này, cơn đau của bạn sẽ được kiểm soát.

Sử dụng một số bài thuốc Đông Y: cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng tránh những rủi ro không đáng có.

Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bổ: Uống theo chỉ định của bác sĩ

3. Cách phòng ngừa đau bụng dưới bên trái

3.1. Đảm bảo thói quen ăn uống lành mạnh

Để tránh các bệnh liên quan đến việc bệnh đau bụng này, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất xơ và lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn. Đặc biệt, phải  hạn chế rượu, bia và các chất kích thích không tốt cho sức khỏe. 

3.2. Duy trì lối sống tốt 

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày như đi bộ, đạp xe,…
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh căng thẳng.
  • Vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Thực hiện kiểm tra tổng quát sức khỏe định kỳ hàng năm.
  • Đối với phụ nữ trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn cần chích ngừa các vacxin chống u xơ tử cung, u nang buồng trứng. 
đau bụng dưới bên trái
Duy trì thói quen sống lành mạnh để ngừa đau bụng dưới bên trái

4. Đau bụng dưới bên trái thì khám ở đâu?

Tiêu chí quyết định lựa chọn cơ sở khám bệnh như sau: 

  • Cơ sở phải được cấp giấy phép hành nghề theo quy định.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên ngành giỏi, tận tâm, chuyên nghiệp.
  • Cơ sở có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết hỗ trợ cho quá trình thăm khám và điều trị.
  • Có kinh nghiệm và uy tín trong điều trị các bệnh liên quan đến đau bụng dưới bên trái. 
  • Chi phí khám chữa bệnh công khai, niêm yết rõ ràng để người bệnh chủ động tham khảo chi phí và lựa chọn dịch vụ phù hợp.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí khám chữa bệnh, bạn nên khám tuần tự ở các cơ sở từ bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Nếu không khỏi mới lên bệnh viện tuyến tỉnh/tuyến trung ương hoặc phòng khám tư nhân.

Có thể nói, đau bụng dưới bên trái bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, nếu có những biểu hiện này, hãy đến phòng khám chuyên khoa để khám chữa bệnh đúng cách nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hy vọng bài chia sẻ này đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích. 

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây