Đau đầu đang là một trong những chứng bệnh xuất hiện phổ biến hiện nay. Vậy đau đầu có nguy hiểm không? Chúng có những loại nào? Cách điều trị (thuốc và cả tự nhiên) và phải phòng tránh ra sao? Nếu muốn biết thì bài viết này là cho bạn.
Nội dung bài viết
- 1. Tổng quan về đau đầu
- 2. Những loại đau đầu thường gặp
- 2.1. Đau đầu căng thẳng
- 2.2. Nhức đầu cụm
- 2.3. Đau đầu sau chấn thương
- 2.4. Đau nửa đầu
- 2.5. Đau đầu do xoang
- 2.6. Nhức đầu kinh niên hàng ngày
- 3. Nguyên nhân gây đau đầu
- 3.1. Bị bệnh
- 3.2. Stress
- 3.3. Môi trường sống
- 3.4. Di truyền học
- 4. Biện pháp điều trị
- 4.1. Các liệu pháp nếu thuốc không hiệu quả
- 4.2. Các biện pháp tự nhiên
- 5. Biện pháp phòng tránh đau đầu
- 5.1. Ngủ
- 5.2. Chế độ ăn
- 5.3. Tập thể dục
- 5.4. Hạn chế Caffeine
- 5.5. Giảm căng thẳng
1. Tổng quan về đau đầu
Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó gây đau (từ đau nhói đến âm ỉ) và khó chịu ở bất kỳ chỗ nào của vùng đầu, da đầu hoặc cổ. Nó còn có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác.
Theo ước tính, cứ 10 người thì có 7 người bị đau đầu ít nhất một lần mỗi năm. Những cơn đau nhức đôi khi chỉ ở mức độ nhẹ nhưng trong nhiều trường hợp có thể gây ra những cơn đau dữ dội khiến bạn khó tập trung làm việc và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác.
2. Những loại đau đầu thường gặp
Có hơn 150 loại đau đầu, nhưng những loại đau phổ biến nhất bao gồm:
2.1. Đau đầu căng thẳng
Loại đau này là phổ biến nhất ở người lớn và cả thanh thiếu niên. Chúng gây ra các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Loại đau này thường là tạm thời, xuất hiện trong trường hợp bạn căng thẳng và biến mất sau đó. Nó thường không kèm các triệu chứng khác.

2.2. Nhức đầu cụm
Những cơn đau này là nghiêm trọng nhất. Bạn có thể bị đau rát dữ dội hoặc đau xuyên thấu sau hay xung quanh một bên mắt. Nó có thể đau nhói lên một vài lần hoặc đau liên tục.
Cơn đau có thể tồi tệ đến mức hầu hết những người bị đau đầu từng cơn không thể ngồi yên. Về bên đau, mí mắt chảy xệ, đỏ mắt, đồng tử nhỏ lại hoặc chảy nước mắt. Lỗ mũi bên đó chảy nước mũi hoặc nghẹt.
Nó được gọi là đau đầu cụm vì có xu hướng xảy ra theo nhóm. Bạn có thể nhận thấy nó xuất hiện từ một đến ba lần mỗi ngày, và kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Mỗi cơn đau nhức kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ.
Các cơn đau này có thể biến mất hoàn toàn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Vẫn có trường hợp tái phát sau đó. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn phụ nữ từ 3-4 lần.
2.3. Đau đầu sau chấn thương
Đau đầu sau chấn thương thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi bị chấn thương đầu. Bạn sẽ cảm thấy:
- Cơn đau âm ỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian
- Chóng mặt
- Lâng lâng
- Khó tập trung
- Các vấn đề về bộ nhớ
- Dễ mệt mỏi
- Cáu gắt
Loại nhức đầu này có thể kéo dài trong vài tháng. Nhưng nếu nó không thuyên giảm trong vài tuần, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
2.4. Đau nửa đầu
Đau nửa đầu thường được mô tả là những cơn đau nhức nhối, dữ dội. Chúng có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày và thường xảy ra một đến bốn lần một tháng.
Cùng với cơn đau này, mọi người còn có các triệu chứng khác. Chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi; buồn nôn, nôn mửa; ăn mất ngon; đau bụng.
Khi trẻ con bị đau nửa đầu, bé có thể trông xanh xao, chóng mặt, nhìn mờ, sốt và đau bụng. Một số ít chứng đau nửa đầu ở trẻ em bao gồm các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa. Xảy ra khoảng một lần một tháng.
2.5. Đau đầu do xoang
Với đau đầu do viêm xoang, bạn cảm thấy đau sâu và liên tục ở gò má, trán hoặc sống mũi.
Chúng xảy ra khi các xoang trong đầu bị viêm. Cơn đau thường đi kèm với các triệu chứng xoang khác, như chảy nước mũi, sốt và sưng mặt.
Đau do viêm xoang thực chất là do nhiễm trùng xoang nên dịch tiết ra từ mũi của bạn sẽ có màu vàng hoặc xanh lá cây.

2.6. Nhức đầu kinh niên hàng ngày
Đau kiểu này diễn ra từ 15 ngày đến 1 tháng trong hơn 3 tháng. Mỗi lần xuất hiện hơn 4 giờ.
3. Nguyên nhân gây đau đầu
Cơn đau mà bạn cảm thấy khi nhức đầu đến từ sự kết hợp của các tín hiệu giữa não, mạch máu và các dây thần kinh lân cận.
Đau đầu có thể đến từ nhiều nguyên nhân và nó có thể phức tạp hơn rất nhiều so với mọi người thấy. Các loại đau khác nhau có thể có tập hợp các triệu chứng riêng, xảy ra vì những lý do riêng và cần các phương pháp điều trị khác nhau. Sau khi biết loại đau mình gặp phải, bạn và bác sĩ có thể tìm ra phương pháp điều trị có khả năng hữu ích nhất và thậm chí cố gắng ngăn ngừa chúng.
Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
3.1. Bị bệnh
Có thể bao gồm nhiễm trùng, cảm lạnh và sốt.
Đau đầu cũng thường xảy ra với các bệnh như viêm xoang, nhiễm trùng cổ họng hoặc nhiễm trùng tai.
Trong một số trường hợp, đau có thể do một cú đánh vào đầu hoặc hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn.
3.2. Stress
Căng thẳng cảm xúc và trầm cảm cũng như sử dụng rượu, bỏ bữa, thay đổi cách ngủ và dùng quá nhiều thuốc.
3.3. Môi trường sống
Bao gồm hít khói thuốc lá thụ động, mùi mạnh từ hóa chất gia dụng hoặc nước hoa, chất gây dị ứng và một số loại thực phẩm. Ô nhiễm, tiếng ồn, ánh sáng chói và thay đổi thời tiết cũng có thể là những yếu tố gây ra đau đầu.
3.4. Di truyền học
Đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, thường có xu hướng di truyền trong gia đình.
90% trẻ em và thanh thiếu niên bị chứng đau nửa đầu đều có các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh. Khi cả cha và mẹ đều có tiền sử mắc chứng đau nửa đầu, có 70% khả năng con họ cũng sẽ mắc chứng bệnh này. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ có tiền sử mắc các chứng này, nguy cơ giảm xuống còn 25% – 50%.
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Một lý thuyết phổ biến cho rằng các tác nhân gây ra hoạt động bất thường của não, dẫn đến những thay đổi trong các mạch máu ở đó. Một số dạng đau nửa đầu có liên quan đến các vấn đề di truyền ở một số bộ phận của não.
Ngoài ra, hoạt động thể chất quá nhiều cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở người lớn.
Có thể áp dụng các xét nghiệm sau để tìm nguyên nhân:
- Xét nghiệm máu
- Chụp X quang xoang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (còn gọi là chụp CT hoặc CAT).

4. Biện pháp điều trị
4.1. Các liệu pháp nếu thuốc không hiệu quả
Điều trị đau đầu khác nhau tùy theo nguyên nhân. Nếu do một bệnh gây ra, thì có khả năng cơn đau sẽ biến mất khi tình trạng cơ bản của bệnh được điều trị chấm dứt. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau lại không phải là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý.
Những cơn đau này có thể điều trị bằng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil).
Nếu thuốc không hiệu quả, vẫn có một số biện pháp khắc phục khác có thể giúp điều trị:
- Phản hồi sinh học là một kỹ thuật thư giãn giúp kiểm soát cơn đau.
- Các lớp học quản lý căng thẳng có thể dạy bạn cách đối phó với căng thẳng và cách giải tỏa căng thẳng.
- Liệu pháp nhận thức hành vi là một loại liệu pháp trò chuyện. Nó chỉ cho bạn cách nhận biết các tình huống khiến bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng.
- Châm cứu là một liệu pháp thay thế có thể làm giảm căng thẳng.
- Tập thể dục từ nhẹ đến trung bình có thể giúp tăng sản xuất một số chất hóa học trong não giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và thư thái hơn.
- Liệu pháp làm lạnh hoặc nóng. Bao gồm việc chườm một miếng đệm nóng hoặc túi đá lên đầu trong 5 đến 10 phút nhiều lần mỗi ngày.
- Tắm nước nóng hoặc tắm vòi sen có thể giúp thư giãn các cơ đang căng thẳng.
4.2. Các biện pháp tự nhiên
Một số biện pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng để giảm đau đầu bao gồm:
- Butterbur: Đây là tên gọi chung của một loại cây leo trên mặt đất chi Petasites – một chi thực vật có hoa họ Cúc. Các chất chiết xuất từ cây bụi này đã được chứng minh là làm giảm tần suất xuất hiện chứng đau nửa đầu. Mặc dù mọi người thường dung nạp tốt với loại thảo mộc này. Nhưng vẫn có những trường hợp dị ứng với cúc vạn thọ, hoa cúc.
- Feverfew: Đây là một loại thảo mộc thân ngắn, dạng bụi cao từ 0.3m đến 1m thuộc họ Cúc (Asteraceae). Thảo dược này có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh điều này.
- Magie: Một số bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng được truyền magie như một biện pháp để giảm đau . Tuy nhiên, những người bị các loại nhức đầu khác cũng có thể bổ sung này.
- Vitamin B-12: Còn được gọi là riboflavin, vitamin này có thể có đặc tính giảm nhức đầu. Dùng 200 mg hai lần mỗi ngày có thể giúp giảm đau cho bạn.
- Ngoài các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng, một số người còn giảm đau bằng các biện pháp thay thế dược. Ví dụ bao y học Trung Quốc có xoa bóp và châm cứu.
5. Biện pháp phòng tránh đau đầu
Có nhiều cách để giảm nguy cơ bị đau đầu, hoặc ít nhất là làm cho nó giảm mức độ nghiêm trọng hơn.
5.1. Ngủ
Hầu hết người lớn cần ngủ khoảng 6-8 giờ mỗi đêm. Bạn hãy đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Đặc biệt bạn cần cân bằng giấc ngủ chứ không nên ngủ quá nhiều vào cuối tuần và quá ít vào các ngày trong tuần.
5.2. Chế độ ăn

Hãy đảm bảo bạn ăn các bữa bình thường ba lần mỗi ngày bao gồm đầy đủ protein, trái cây, rau và carbohydrate. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể là một nguyên nhân gây đau nhức.
Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều đường so với bình thường. Vì những thay đổi nhanh chóng về lượng đường trong máu có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
Tránh ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn.
5.3. Tập thể dục
Tập thể dục vừa phải ba đến năm lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và giữ được thể chất khỏe mạnh. Đồng thời vì thay đổi các chất hóa học trong cơ thể nên có thể ngăn ngừa cơn đau.
Tuy nhiên bạn cần cân đối hợp lý. Vì tập thể dục quá nhiều, tập một số loại bài tập như nâng tạ, chạy cùng các hình thức tập khác không phù hợp cũng có thể gây ra đau đầu.
5.4. Hạn chế Caffeine
Tuy nhiên caffeine là một chất kích thích và việc cai caffeine có thể gây nhức đầu khi lượng caffeine trong máu giảm xuống. Chỉ cần hai tách cà phê pha tại nhà hoặc ba lon cola là đủ để gây đau nhức.
Thay vào đó, nhớ rằng một người lớn bình thường nên uống khoảng tám cốc nước lọc trong ngày. Mất nước có thể gây tình trạng này.
5.5. Giảm căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân số một gây ra chứng đau nửa đầu. Vì thế bạn nên thư giãn và quản lý căng thẳng. Bạn có thể tập thiền hay các bài tập thư giãn sâu khác.
Bài viết đã đưa ra những thông tin căn bản về đau đầu và nhiều loại chứng thường gặp. Hy vọng các bạn đã hiểu được hơn về nguyên nhân gây ra chứng đau, từ đó có thể tìm được biện pháp khắc phục bằng thuốc, trị liệu hoặc tự nhiên.
Xem thêm: