Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có sao không?

0
1669

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau, từ nặng đến nhẹ. Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có sao không? Mẹ bầu hãy tham khảo bài viết này để có thêm kinh nghiệm trong hành trình mang thai kỳ diệu.

Vào những tháng đầu tiên và cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng đau đầu nhũ hoa. Liệu đây có phải là hiện tượng bình thường hay không? Biết được đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm gì không và cách chăm sóc nhũ hoa trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ vượt qua thai kỳ nhẹ nhàng.

1. Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có sao không?

Đau đầu nhũ hoa hay còn gọi là đau núm ti là tình trạng thường gặp ở những mẹ bầu mang thai những tháng đầu tiên và những tháng cuối thai kỳ. Nhiều mẹ bầu tỏ ra rất lo lắng khi đau đầu nhũ hoa. Tuy nhiên, tình trạng này không quá nguy hiểm. Các cơn đau thường sẽ biến mất trong hoặc sau 3 tháng đầu mang thai, sau đó xuất hiện trở lại vào những tháng cuối thai kỳ.

đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối
Đau nhũ hoa là hiện tượng bình thường khi mang thai

Mặc dù vậy, nếu tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai đi kèm theo một số triệu chứng dưới đây thì mẹ cần đến bác sĩ khám càng nhanh càng tốt:

  • Đau núm ti và toàn bộ vùng ngực một cách đột ngột kèm theo ho, khó thở.
  • Mẹ cảm thấy cơn đau từ ngực lan dần xuống tay.
  • Mẹ còn bị hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi.
  • Mẹ bị đau một bên ngực kéo dài, có thể bị sốt.

2. Vì sao mẹ bị đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối?

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố estrogen và progesterone. Các hormone này sẽ khiến lượng máu tăng, kích thích cho tuyến vú của mẹ nở ra. Do đó, bầu ngực của mẹ sẽ ngày một lớn và căng cứng hơn. Vào tuần thai thứ 8, ngực mẹ sẽ lớn hơn, vài trường hợp cảm thấy hơi ngứa. Cơn đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối sẽ xảy ra do sự tiếp xúc đầu ti với áo ngực khiến mẹ cảm thấy khó chịu, đau nhức.

Bên cạnh đó, hormone trong cơ thể mẹ tăng lên do mang thai để duy trì niêm mạc của tử cung, làm mềm dây chằng khiến thực quản co lại. Thai nhi ngày một lớn hơn chèn ép cơ hoành và dạ dày. Mẹ bầu sẽ thường bị ợ chua, ợ nóng dẫn đến tức ngực, đau ngực và đau núm ti.

Xem thêm: Mẹ bầu bị ra sữa non có phải sắp sinh không?

3. Cách chăm sóc nhũ hoa cho mẹ bầu

3.1. Thường xuyên vệ sinh nhũ hoa

Mẹ bầu hãy thường xuyên chăm sóc nhũ hoa bằng cách lau sạch cặn bẩn tích tụ vì sữa non chảy ra. Mẹ nên dùng khăn sạch và nước ấm để lau. Đồng thời, mẹ cũng nên tắm nước ấm dưới vòi hoa sen nhằm làm giảm cơn căng tức ngực và stress. Mẹ bầu hãy lưu ý rằng chỉ nên tắm nước nóng trong vòng từ 10 đến 15 phút. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian lâu hơn sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi trong bụng.

đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối
Vệ sinh nhũ hoa thường xuyên

3.2. Dùng miếng lót ngực mềm mại

Tình trạng đau đầu nhũ hoa chủ yếu xảy ra do đầu ti của mẹ quá nhạy cảm trong thời gian mang thai. Một giải pháp cứu cánh đúng lúc cho mẹ chính là sử dụng miếng lót ngực mềm mại. Vật dụng này sẽ làm giảm bớt sự va chạm giữa ngực và áo lót, giúp mẹ dễ chịu hơn. Hơn thế nữa, miếng lót ngực sẽ giúp hạn chế sữa non rỉ ra áo.

3.3. Chườm lạnh giúp giảm đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Cơn đau đầu nhũ hoa sẽ giảm đáng kể khi mẹ áp dụng liệu pháp chườm lạnh. Cách thực hiện như sau: Mẹ nằm thư giãn, dùng khăn đắp lên ngực, để túi đá lạnh chườm quanh ngực. Thời gian thích hợp nhất để chườm lạnh là từ 15 đến 20 phút, không nên để quá lâu nhằm tránh bị kích ứng hay nóng rát.

3.4. Đổi sang áo ngực thể thao

Việc đau núm đầu ti có thể là do mẹ đang mặc áo ngực quá bó hoặc tạo nhiều ma sát cho núm vú. Để việc cử động thuận tiện hơn, mẹ hãy đổi sang loại áo ngực thể thao thoải mái. Chiếc áo này sẽ giúp cố định vị trí của bầu ngực, hạn chế tình trạng cọ xát làm đau núm ty.

3.5. Có chế độ ăn uống phù hợp

đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống phù hợp

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với mẹ bầu sẽ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối hiệu quả. Mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ vitamin, tránh ăn thực phẩm cay nóng, mặn để không bị ợ chua, ợ nóng. Ngoài ra, việc thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến ngực mẹ bị sưng đau. Mẹ cũng cần tránh tiêu thụ thức uống chứa caffein để không bị hồi hộp hay đi tiểu nhiều.

3.6. Dùng kem dưỡng cho ngực

Việc đau nhũ hoa khi mang thai có thể được khắc phục khi sử dụng kem dưỡng với thành phần tự nhiên, tốt cho sức khỏe nhằm làm dịu cơn đau. Tác dụng của loại kem này sẽ giảm đau nhức, giảm cọ xát giữa đầu ti và áo. Mẹ hãy thoa kem dưỡng sau khi tắm xong để bảo vệ nhũ hoa nhé!

Có thể thấy được, tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối không quá nguy hiểm nên mẹ bầu không cần lo lắng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp tâm trạng của mẹ được nhẹ nhàng, thoải mái và thả lỏng. Mẹ hãy học cách chăm sóc nhũ hoa để những hiện tượng khi mang thai không còn quấy rầy quá nhiều nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây