Đau đầu ti là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?

0
1608

Đau đầu ti là hiện tượng chị em thường hay gặp phải. Cảm giác buốt nhức nơi nhũ hoa không hề dễ chịu tí nào. Ngoài ra, hiện tượng này còn cảnh báo cho những vấn đề của sức khỏe.

Nếu bạn cũng thường xuyên bị đau đầu ti thì bạn cần phải đọc ngay bài viết sau. Tìm hiểu các nguyên nhân khiến đầu ti bị đau là điều không bao giờ thừa!

1. Đau do giai đoạn dậy thì

Đau đầu ti cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể con gái phát triển. Hay còn gọi là tuổi dậy thì. Lúc này, các tuyến vú và các mô mỡ trong cơ thể phụ nữ phát triển. Nhằm kích thước của núm vú cũng tăng lên và gây đau. Những cơn đau có thể khiến nhiều bạn gái cảm thấy khó chịu nhưng hiện tượng này sẽ tự hết khi cơ thể đã hoàn thành tuổi dậy thì.

đau đầu ti
Đau đầu ti do giai đoạn dậy thì

Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng đầu vú bị đau ở tuổi dậy thì rất phổ biến. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần cảm thấy quá lo lắng khi con gái mình bị đau đầu ti ở tuổi dậy thì.

2. Đau đầu ti do mang thai

Đau đầu ti là một trong những hiện tượng mà hầu như chị em nào đã từng mang thai đều gặp phải. Đau đầu vú khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ khi mang thai. Khi mang thai, trong cơ thể người phụ nữ, hai nội tiết tố là estrogen và progesterone. Chúng sẽ tăng cao hơn bình thường khiến bầu ngực căng phồng. Từ đó khiến tuyến vú phì đại và đầu vú bị đau.

Ngoài tình trạng đau nhức đầu vú, khi mang thai, bầu ngực của mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Khi mặc áo ngực, núm vú bị cọ xát có thể dẫn đến đau nhiều hơn. Nếu bạn thắc mắc đau đầu ti có phải mang thai không thì câu trả lời là “rất có thể” bạn nhé!

Đau do mang thai

3. Đau do giai đoạn sau rụng trứng

Khi đến ngày rụng trứng, nhiều chị em cũng thường có triệu chứng đau đầu vú. Nhiều chị em thường cảm thấy đau đầu ti trước cơn đau toàn bộ ngực. Nguyên nhân chính khiến núm vú bị đau khi hành kinh là do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone.

Tuy nhiên, sau khi rụng trứng và qua ngày “đèn đỏ”, bạn sẽ không còn cảm thấy đau đầu vú nữa. Chỉ đến chu kỳ kinh tiếp theo thì hiện tượng này mới lặp lại.

đau đầu ti
Giai đoạn rụng trứng làm đau đầu ti

4. Đau khi cho con bú

Có nhiều phụ nữ bị đau núm vú khi cho con bú. Nguyên nhân khiến núm vú bị đau trong giai đoạn này có rất nhiều như núm vú bị nứt, tắc ống dẫn sữa. Hoặc bé có xu hướng nhai, cắn núm vú của mẹ.

Tuy nhiên, đau đầu núm vú khi cho con bú mẹ không nên chủ quan. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tuyến vú. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi bị viêm tuyến vú, bạn sẽ thấy những dấu hiệu này xuất hiện những cục u. Khi cho con bú bị đau, ngực sưng hơn bình thường, mô vú dày đặc, …

Nếu phát hiện ra tình trạng đau nhức đầu vú kéo dài. Xuất hiện kèm theo sốt nhẹ và ớn lạnh, chị em nên đến ngay bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác.

Đau khi cho con bú

5. Đau đầu ti do ung thư vú

Tuy trường hợp này hiếm gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Đau đầu ti có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú. Vì vậy nếu bạn thấy hiện tượng này kèm theo các triệu chứng như tiết dịch núm vú bất thường, núm vú co rút lại. Hoặc vùng da gần núm vú dày lên và có màu đỏ thì bạn nên đi khám.

Ung thư vú

6. Đau do dị ứng

Đây là nguyên nhân ít ai nghĩ đến nhưng cũng không phải là ngoại lệ. Khi bị đau đầu vú do dị ứng, bạn sẽ thấy các triệu chứng như ngứa, rát, da bong tróc, nứt nẻ, phồng rộp… Có rất nhiều loại mỹ phẩm, sữa dưỡng thể, sữa tắm hay nước hoa, dầu dưỡng kém chất lượng. Vải có thể khiến bạn bị dị ứng và gây đau đầu vú.

Đau do dị ứng

7. Đau do bị stress

Đôi khi cuộc sống quá bộn bề, áp lực từ công việc, gia đình khiến nhiều chị em căng thẳng. Từ đó dẫn đến mệt mỏi và dẫn đến stress. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra hormone căng thẳng và gây ra tình trạng đau nhức đầu vú. Ngoài đau đầu vú, căng thẳng kéo dài còn gây ra nhiều triệu chứng khác.

Vì vậy, để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem bộ phim yêu thích, đi chơi, tập thể dục,… Những hoạt động này nhằm để thư giãn đầu óc.

Stress cũng khiến bạn đau đầu ti

8. Do tác dụng phụ của các loại thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được đánh giá là tốt cho sức khỏe, nhưng cũng có trường hợp dị ứng gây ra các triệu chứng bất thường, trong đó có tình trạng đầu vú. Vì một số loại thực phẩm chức năng có thành phần khiến đầu vú trở nên nhạy cảm và bị kích thích ra bên ngoài.

Nếu thấy tác dụng phụ không mong muốn này, hãy đến gặp bác sĩ ngay để khắc phục tình trạng này.

Đau đầu vú khó chịu

9. Nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đau đầu ti

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến chị em bị đau đầu vú như: u xơ, chấn thương,…

Có thể thấy, đau đầu vú không phải là tình trạng hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố. những thay đổi của cơ thể, nhưng cũng không ngoại trừ các yếu tố bệnh lý khác.

Khi thấy triệu chứng đau đầu ti kéo dài, chị em không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây