Bệnh trĩ là một căn bệnh tuy không là căn bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Dấu hiệu bệnh trĩ như thế nào; đặc biệt dấu hiệu bệnh trĩ dễ phát hiện; cách điều trị bệnh trĩ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Số lượng phụ nữ mắc bệnh trĩ chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ đặc biệt là chị em dân văn phòng, mẹ bầu, sau sinh. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh giảm đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nội dung bài viết
- 1. Bệnh trĩ là gì?
- 1.1. Khái niệm
- 1.2. Phân loại bệnh trĩ
- 2. Dấu hiệu bệnh trĩ
- 3. Cách điều trị bệnh trĩ và các dấu hiệu bệnh trĩ
- 3.1. Sử dụng phương pháp Tây y
- 3.1.1. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc
- 3.1.2. Điều trị bằng thủ thuật
- 3.1.3. Phẫu thuật cắt búi trĩ
- 3.2. Sử dụng các mẹo, bài thuốc trong dân gian
- 3.2.1. Sử dụng rau diếp cá
- 3.2.2. Sử dụng lá trầu không
- 3.2.3. Sử dụng tỏi
- 3.2.4. Sử dụng lá ổi
- 4. Một số lưu ý với người bị bệnh trĩ hay có dấu hiệu bệnh trĩ
1. Bệnh trĩ là gì?
1.1. Khái niệm
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch vị trí mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Khi phần mô này bị phình do sưng hay viêm thì gọi là trĩ.

1.2. Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ chủ yếu gồm có 2 loại chính:
- Trĩ nội: búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội; và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
- Trĩ ngoại: búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược ( gọi cách khác là đường hậu môn-trực tràng); được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy; và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Ngoài cách phân biệt dựa trên vị trí của búi trĩ như trên chúng ta còn có thể phân biệt theo sự tiến triển của búi trĩ:
- Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn; khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
- Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều; ngồi xổm; làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
2. Dấu hiệu bệnh trĩ
Có rất nhiều dấu hiệu bệnh trĩ giúp chúng ta có thể sớm phát hiện bệnh kịp thời:
- Ngứa hậu môn: việc búi trĩ tiết ra dịch sẽ làm cho vùng hậu môn bị ngứa ngáy; khó chịu đây là dấu hiệu bệnh trĩ đầu tiên dễ nhận thấy nhất. Khi gặp tình trạng ngứa như vậy thì việc chúng ta cần lưu ý là không nên gãi sẽ dẫn tới xây xước, bị viêm.
- Bị ra máu khi đi ngoài: nếu tình trạng bệnh đang ở mức độ nhẹ thì lượng máu chảy ra ít; do đó rất khó phát hiện nếu chúng ta không để ý kĩ. Khi thấy lượng máu chảy ra ở mức nhiều; và thường xuyên là lúc bệnh đang ở mức độ tương đối nặng.
- Đau rát vùng hậu môn: cảm giác nóng rát ở vùng hậu môn sẽ xuất hiện khi người bị trĩ đi đại tiện. Ngoài ta bị đau vùng hậu môn khi ngồi lâu thì có thể bệnh đã chuyển bến nặng.
- Đau ở quanh vùng hậu môn: nếu không phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nghẹt búi trĩ; tắc mạch; đau quanh hậu môn làm người bệnh cảm thấy đau đớn và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
- Sa búi trĩ: bệnh nhân cần tiến hành điều trị ngay khi các búi trĩ bị sưng to; sa ra ngoài, đây là dấu hiệu bệnh trĩ khi bệnh đã chuyển sang mức độ nặng.

3. Cách điều trị bệnh trĩ và các dấu hiệu bệnh trĩ
Sau khi đã biết định nghĩa về bệnh trĩ và các dấu hiệu bệnh trĩ, tiếp theo chúng ta tìm hiểu về cách điều trị chúng nhé.
Bệnh trĩ tuy không phải bệnh hiểm nghèo; gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà có những phương án điều trị khác nhau cho bệnh nhân trĩ.
3.1. Sử dụng phương pháp Tây y
Từ xưa đến nay Tây y được biết đến với nhiều phương pháp trị bệnh khác nhau. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ.
3.1.1. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc
Người bệnh trĩ có thể sử dụng thuốc để điều trị tuy nhiên chỉ áp dụng với những người ở mức độ nhẹ ( trĩ độ 1 và trĩ độ 2)
Thông thường đơn thuốc bệnh trĩ sẽ gồm:
- Thuốc giúp làm dịu: một số loại có thể sử dụng như muối bismuth, kẽm oxyd,…
- Thuốc bôi trĩ: một vài loại thuốc như Preparation H, Nupercainal,..
- Thuốc mỡ: là loại thuốc có chứa hydrocortisone; giúp làm trơn ống hậu môn để phân dễ dàng trôi ra ngoài. Ngoài ra đây là loại thuốc còn có tác dụng giúp các búi trĩ được bảo vệ.
- Thuốc đặt hậu môn: sử dụng thuốc đặt hậu môn giúp làm cho teo hóa các búi trĩ, giảm sự hình thành và sa trĩ được sử dụng để giúp teo hóa các búi trĩ cũng như giảm sự hình thành, sa trĩ.
- Thuốc chống viêm: đây là một số thuốc chống viêm được bác sĩ chỉ định như Ibuprofen, Diclofenac,…
Thuốc Tây y được biết đến với tác dụng nhanh và mạnh nhưng đó chỉ là cách tạm thời; ngoài ra không thể tránh khỏi tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Đặc biệt với mẹ bầu; sau sinh cần chú ý không tự ý sử dụng thuốc; cần có hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng. Tốt hơn hết cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để điều trị khi phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ.

3.1.2. Điều trị bằng thủ thuật
Đây là cách mà nhiều người lựa chọn khi điều trị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ ( trĩ độ 1, trĩ độ 2) bởi sự nhanh chóng và hiệu quả ( khoảng 70 -90%)
- Chích xơ búi trĩ
- Phẫu thuật longo
- Nong giãn hậu môn
- Đốt nhiệt điện trực tiếp
- Thắt vòng cao su
- Cắt niêm mạc da
- Quang đông hồng ngoại
3.1.3. Phẫu thuật cắt búi trĩ
Khi bệnh nhân trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng mà việc sử dụng thuốc hay điều trị bằng thủ thuật không còn mang lại hiệu quả nữa thì sẽ được cắt. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định cắt:
- Các búi trĩ phát triển quá lớn và sa ra ngoài
- Vùng hậu môn chảy máu dai dẳng sau những lần đại tiện
- Những biến chứng nguy hại như hoại tử, huyết khối, nghẹt và viêm xuất hiện
- Cơ thắt hậu môn do tình trạng trĩ sa lâu ngày
- Trĩ vòng ( trĩ kết hợp sa niêm mạc trực tràng )
Tuy nhiên phẫu thuật chỉ sử dụng đối với các bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, vì nếu phẫu thuật sẽ có thể dẫn đến những biến chứng tới sức khỏe: nhiễm khuẩn hậu môn, ép xe gan,.. Nếu ở mức độ nhẹ bệnh nhân nên áp dụng các phương pháp điều trị khác.
3.2. Sử dụng các mẹo, bài thuốc trong dân gian
Khi phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ hay nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ thì ngoài việc dùng thuốc tây y, chị em phụ nữ có thể sử dụng các bài thuốc trong dân gian, rất đơn giản mà lại được nhiều người áp dụng như sau:
3.2.1. Sử dụng rau diếp cá
Rau diếp cá được biết đến là một loại rau thơm sử dụng trong các món ăn, tuy nhiên vị cay, tính lạnh giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt cho cơ thể và tính sát khuẩn cao của loại rau này hỗ trợ rất nhiều trong điều trị bệnh trĩ.
Cách sử dụng lần lượt như sau:
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
- Sử dụng một nắm rau diếp cá giã nát, đắp vào, sử dụng thêm băng gạc để cố định.
- Sử dụng một vài lần để búi trĩ không bị sa xuống
- Ngoài ra có thể sử dụng rau diếp cá nấu lên và ngồi để xông vùng hậu môn trong trường hợp đau, nhức trở nên nặng hơn.

3.2.2. Sử dụng lá trầu không
Tính kháng khuẩn, sát khuẩn của loại lá này rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
- Sử dụng khoảng 100 lá trầu và 1 lít nước, nấu lên sau khi đã sôi để thêm khoảng vài phút
- Đổ nước ra chậu nhỏ và ngồi lên để xông vùng hậu môn, cho đến khi nước ấm thì dùng để rửa hậu môn, lưu ý rửa nhẹ nhàng.
3.2.3. Sử dụng tỏi
Tỏi được biết đến không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà đây còn là phương thuốc trị rất nhiều bệnh, đối với bệnh trĩ chị em cũng có thể dùng tỏi trong căn bếp nhà mình để làm thuốc, cụ thể:
- Sử dụng 1 củ tỏi, đem nướng rồi bóc vỏ, đập dập
Dùng 1 chiếc khăn bọc lại rồi chườm lên vùng hậu môn khi tỏi còn nóng, chà qua chà lại nhiều lần.

3.2.4. Sử dụng lá ổi
Lá ổi lành tính bên cạnh đó còn có tác dụng sát khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả. Cách sử dụng:
- Sử dụng một nắm lá ổi non, đem rửa sạch sau đó nấu sôi
- Ngâm vùng hậu môn trong nước lá mới nấu, sau đó lau khô
Ngoài ra có thể uống nước ép lá ổi, cũng là một cách điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Các bài thuốc dân gian thì rất dễ thực hiện, tiết kiệm và hỗ trợ tốt cho việc điều trị nhưng đây không phải phương án lâu dài. Chúng ta vẫn cần có sự kết hợp thăm khám, sử dụng các phương pháp khác để điều trị tốt. Tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ.
4. Một số lưu ý với người bị bệnh trĩ hay có dấu hiệu bệnh trĩ
Ngoài việc điều trị bệnh chúng ta cần có sự kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
- Thường xuyên vận động, tránh ngồi một chỗ thời gian dài
- Luyện tập thể dục, thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, rèn luyện sức khỏe
- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể
- Không nên hoặc hạn chế tối đa các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ nóng, các loại gia vị cay như ớt, hạt tiêu

Bệnh trĩ không khó điều trị và không gây nguy hiểm nếu chị em phụ nữ nhận biết được các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và biết cách điều trị bệnh trĩ. Một chế độ ăn uống khoa học, chế độ luyện tập sức khỏe hợp lý sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe hơn nữa. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm: