Dấu Hiệu Quai Bị Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?

0
1794

Quai bị là một trong những căn bệnh nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của con người. Nhưng nó đang dần bị lãng quên và xem nhẹ… Sau đây là những dấu hiệu quai bị mà chúng ta cần lưu ý để có thể phòng chống bệnh tốt nhất.

1. Bệnh quai bị bắt nguồn từ nguyên nhân gì? 

Mọi người thường không phòng chống căn bệnh này, chỉ đợi khi mắc bệnh mới tìm cách chữa trị. Đây là căn bệnh có thể để lại di chứng nghiêm trọng cho cơ thể trong tương lai.

Bệnh quai bị được gây ra từ một loại virus có tên là Mumps virus. Loại virus này có khả năng tồn tại được rất lâu ở môi trường bên ngoài. Muốn tiêu diệt được chúng cần một nhiệt độ 15 đến 200oC và trong khoảng thời gian từ 30 ngày. Tuy nhiên, chúng có thể dễ dàng bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 560oC. 

Bệnh quai bị chỉ xuất hiện trên cơ thể con người, đặc biệt là ở trẻ em. Số lượng người bệnh tăng nhanh khi thời tiết vào xuân và se se lạnh. Bệnh lan nhanh khi người bệnh tiếp xúc với mọi người xung quanh, đặc biệt là nơi đông người.

Nguyên nhân chính:

  • Khi tiếp xúc với tuyến nước bọt của người nhiễm bệnh có thể là khi ho, nói chuyện, sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như muỗng, đũa, khăn mặt,…
  • Ăn và uống cùng nhau
  • Người nhiễm bệnh chạm tay lên tuyến nước bọt và tiếp xúc với các vật dụng công cộng

2. Các giai đoạn của bệnh

Bệnh quai bị hay còn có tên gọi khác là bệnh má chàm bàm. Dấu hiệu quai bị rõ rệt nhất là khi virus xâm nhập, nó làm sưng tuyến nước bọt và làm đau nhức vùng miệng. Bệnh có thể kéo dài từ 12 – 24 ngày, rất dễ lây lan. Nhưng, dấu hiệu quai bị rất giống với dấu hiệu bệnh cảm cúm thông thường nên thường bị nhầm lẫn. Bệnh có thể chia ra theo từng giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn ủ bệnh

Người bệnh thường sốt, kèm theo các triệu chứng đau đầu. Cơ thể mệt mỏi, uể oải dẫn đến biến ăn. Bên cạnh đó là hiện tượng đau miệng và đau tai (tuyến mang tai bắt đầu to dần).

Giai đoạn phát bệnh

dấu hiệu quai bị
Người bị bệnh quai bị có thể bị sưng vùng mang tai

Dấu hiệu quai bị thường gặp nhất trong giai đoạn này là viêm tuyến nước bọt, dẫn đến sưng tuyến mang tai. Thường thì người bệnh sẽ sưng một bên tuyến mang tai, sau đó là hai bên, rất ít trường hợp chỉ sưng một bên. Vùng da sưng trông rất căng bóng và rất đau.

Giai đoạn hồi phục

Nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể dần hồi phục và thuyên giảm trong vòng 10 ngày. Sau đó, tuyến mang tai sẽ không còn hiện tượng sưng phòng nữa. 

3. Các biến chứng của bệnh quai bị

Nếu bệnh nhân không được phát hiện kịp thời và được chăm sóc đúng cách, viêm tuyến nước bọt có thể nặng hơn hoặc thậm chí là xuất hiện mủ. Nghiêm trọng hơn là có biến chứng của bệnh quai bị bao gồm: 

Viêm màng não

Đây là một di chứng khi bị bệnh quai bị nặng. Bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng, buồn ói, huyết áp giảm. Bởi vì khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công vào não và tủy sống trong cơ thể.

Viêm não

Virus Mump khi vào cơ thể chúng có thể tấn công các tế bào ở hệ thần kinh, dễ gây viêm não và các biến chứng liên quan đến não.

Viêm tinh hoàn

Khi nam giới (đặc biệt là trẻ em) xuất hiện tình trạng sốt, đau đầu kèm theo là đau vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn). Các triệu chứng ở nam giới khi không được phát hiện sớm và chữa trị có thể ảnh hướng đến sinh sản sau này.

Viêm buồng trứng ở nữ giới (đặc biệt là bé gái)

Khi thấy bé mắc bệnh có hiện tượng đau bụng nhiều, ba mẹ nên dắt bé đi siêu âm để phát hiện sớm nhất.

Điếc tai

Đây là biến chứng thường xuất hiện nhất trong giai đoạn phát bệnh. Do virus gây bệnh làm tổn thương các ốc tai. Ốc tai tổn thương có thể gây ra tình trạng điếc một bên tai (hiếm khi làm điếc hai tai). Việc này có thể khắc phục bằng phương pháp cấy ghép ốc tai. Nhưng thường tốn nhiều công sức và tiền bạc.

4. Dấu hiệu quai bị nào thường biểu hiện ở trẻ em ?

  • Trẻ sốt hơn 3 ngày
  • Vùng quai hàm có hiện tượng sưng ngày càng nặng gây đau nhức nhiều cho trẻ
  • Trẻ xuất hiện hiện tượng co giật
  • Thiếu nước, biếng ăn, khó chịu 
dấu hiệu quai bị
Dấu hiệu bị quai bị thường thấy ở trẻ em

5. Khắc phục bệnh như thế nào?

Những biến chứng mà bệnh quai bị để lại là không nhỏ. Vì thế, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách và kịp thời để hạn chế được các biến chứng sau này. 

Ngay khi có dấu hiệu bệnh, cần lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Thực hiện cách ly và tránh tiếp xúc với bệnh nhân ít nhất là hai tuần kể từ khi phát bệnh.

Ăn thức ăn mềm như cháo, súp để tránh gây đau nhức vùng quai hàm. 

Chườm lạnh vùng da bị sưng, tránh cho uống thuốc không được kê đơn từ bác sĩ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước ấm để giữ cho khoang miệng sạch sẽ. Tránh vận động mạnh.

Cách tốt nhất để phòng chống quai bị chính là tiêm vắc xin để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Dấu hiệu quai bị dễ dàng nhầm lẫn với dấu hiệu các bệnh cảm cúm thông thường khác. Vì thế, khi có dấu hiệu nhẹ, nên lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chăm sóc kịp thời. 

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây