Dấu Hiệu Suy Thận Là Gì? Bị Suy Thận Cần Lưu Ý Những Gì?

0
1142

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Nhận biết dấu hiệu bệnh suy thận là rất cần thiết để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được phần nào về căn bệnh này đấy.

dấu hiệu suy thận
Dấu hiệu suy thận là gì?

Những năm gần đây số bệnh nhân mắc bệnh suy thận tại Việt Nam và trên thế giới ngày càng tăng cao. Suy thận đang có xu hướng trẻ hóa và một trong những bệnh khá nguy hiểm. Vậy bệnh suy thận là gì? Làm thế nào để cải thiện chức năng thận và đề phòng cho bản thân và gia đình trước căn bệnh này? Làm thế nào có thể nhận biết được dấu hiệu suy thận? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

1. Bệnh suy thận là gì?

Thận là cơ quan đảm nhận chức năng duy trì sự sống rất quan trọng là lọc máu, loại bỏ chất thải dư thừa, cân bằng muối và chất điện giải trong máu. Suy thận chính là tình trạng thận bị tổn thương, các chức năng đó của thận bị suy giảm. Nhẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, còn lâu dần nặng hơn sẽ khiến các chất độc hại trong máu không được lọc ra ngoài mà tích tụ lại trong máu. Nếu không chữa trị kịp thời, suy thận có thể làm thận ngừng hoạt động và có khả năng gây tử vong.

Dựa vào thời gian mắc bệnh, suy thận được được chia làm 2 nhóm: suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần sau khi được điều trị thích hợp.

Suy thận mạn là quá trình thận không phục hồi chức năng được. Khi thận giảm đến 90% chức năng, người bệnh sẽ bị suy thận nặng và phải được điều trị thay thế thận bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Chính vì vậy việc phát hiện dấu hiệu suy thận sớm là vô cùng quan trọng.

dấu hiệu suy thận
Nhận biết kịp thời dấu hiệu suy thận để tránh thận bị tổn thương

2. Nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến bệnh suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở tùy từng người. Nguyên nhân và dấu hiệu gây suy thận cấp là do chức năng thận bị mất một cách đột ngột. Thường gặp khi người bệnh bị chấn thương dẫn đến mất máu hay tắc nghẽn nước tiểu, mất nước, thận bị tổn thương sau khi sử dụng một số loại thuốc hoặc chất độc hoặc do gặp phải một số biến chứng thai kỳ. Ngoài ra, các vận động viên thể dục thể thao nếu không uống đủ nước trong khi thi đấu ở các cuộc thi yêu cầu sức bền cũng có thể bị suy thận cấp tính.

Suy thận mạn thường xảy ra khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện thời gian dài. Điều này làm tổn thương thận, qua thời gian sẽ ngày càng nặng hơn. Một số bệnh và rối loạn thường gây ra suy thận mạn như:

  • Bệnh tiểu đường, cao huyết áp (rất dễ gặp ở người cao tuổi)
  • Bệnh viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ, bệnh thận đa nang.
  • Tắc nghẽn do bệnh sỏi thận kéo dài, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc do một số bệnh ung thư.
  • Trào ngược bàng quang niệu quản làm nước thải trào ngược lên thận.
  • Viêm đài bể thận kéo dài, nhiều lần tái phát.

Nhiều người cho rằng những bệnh trên thường khó gặp phải nên khả năng mình bị suy thận sẽ thấp. Tuy nhiên, các thói quen trong cuộc sống hàng ngày của mọi người nếu không đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến những bệnh lý nền trên và nặng là suy thận: 

  • Ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa đạm.
  • Nhịn tiểu nhiều lần, không uống đủ nước mỗi ngày.
  • Quá lạm dụng vào thuốc tây và sử dụng không đúng liều lượng.
  • Béo phì hoặc tuổi cao, chức năng thận của bạn cũng sẽ bị suy giảm. 

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Bệnh suy thận thực chất thường không rõ ràng và có biểu hiện sớm. Trong giai đoạn đầu của suy thận, người bệnh sẽ thường gặp một số triệu chứng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời tránh dẫn đến suy thận mạn. Bạn cần lưu ý một số biểu hiện sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: người bị bệnh suy thận sẽ bị thiếu máu gây nên cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung nặng hơn sẽ thường xuyên cảm thấy mất ngủ, đau đầu, buồn nôn. Ở một vài người có thể xuất hiện tình trạng ngáy to khi ngủ mà từ trước không có và kéo dài nhiều ngày.
dấu hiệu suy thận
Thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ là một dấu hiệu bệnh suy thận
  • Dấu hiệu da khô, ngứa ngáy, phát ban: khi thận bị tổn thương cơ thể sẽ không được cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng. Các chất dư thừa tích tụ khiến da bị khô, ngứa hoặc phát ban nặng.
  • Hơi thở và vị giác có thay đổi: chất thải tích tụ trong máu làm thay đổi mùi vị thức ăn, ăn không ngon miệng. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu.
  • Sưng-phù chân, tay: nước dư thừa không được đào thải khỏi cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng sưng, phù nề rất dễ thấy ở mặt, hai tay, hai chân đặc biệt là cổ và bàn chân.
  • Khó thở: người bị bệnh thận khi vận động quá sức thường thiếu hồng cầu giảm sự vận chuyển lượng oxy trong cơ thể dẫn đến khó thở.
  • Đau lưng: suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường xuyên, cạnh sườn và hai chân.
  • Có những thay đổi khi đi tiểu: Tăng số lần đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm( 4-10 lần một ngày được coi là bình thường). Đi tiểu thấy máu hay thấy bọt, bong bóng cũng là một dấu hiệu của suy thận cần để ý.
dấu hiệu suy thận
Đau lưng thường xuyên là một dấu hiệu suy thận cần chú ý

Ngoài ra, dấu hiệu suy thận ở nam và nữ giới sẽ có một số biểu hiện đặc trưng khác nhau như: 

  • Với nữ giới: rụng tóc nhiều, tăng cân, sợ lạnh, mắt thâm quầng…
  • Với nam giới: chân tay lạnh, ù tai, nhiệt miệng, hay rùng mình….

Các dấu hiệu suy thận thường cũng không quá rõ ràng, có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu trên chứng tỏ cơ thể của bạn đang gặp vấn đề. Mọi người nên ghi nhớ và đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện triệu chứng để có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh để dẫn đến tình trạng bệnh nặng mới đi khám.

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh suy thận

Bệnh suy thận sẽ ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trên cơ thể. Vì vậy, khi có dấu hiệu suy thận được phát hiện sớm. Người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Đồng thời cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Sẽ giúp làm giảm quá trình tiến triển của bệnh và đề phòng các biến chứng bất lợi.

Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, một số loại suy thận có thể được điều trị nhưng không phải hoàn toàn. Suy thận mạn không có thuốc trị khỏi mà chỉ giảm triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm tốc độ phát triển của bệnh.

Khi chức năng thận giảm xuống dưới 50%. Bắt buộc phải dùng đến các phương pháp điều trị là thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo, nếu bệnh quá nặng sẽ phải ghép thận.

Để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc suy thận hay làm giảm tốc độ phát triển bệnh của bệnh nhân. Việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất cần thiết. Những lưu ý dưới đây sẽ là tốt cho tất cả mọi người:

  • Theo dõi thường xuyên và duy trì huyết áp ở mức cho phép( theo tư vấn của bác sĩ)
  • Kiểm soát chỉ số đường huyết, nồng độ cholesterol.
  • Không hút thuốc lá, các chất kích thích.
  • Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng 
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm và giảm dầu mỡ.
  • Dùng thuốc đúng liều và theo sự chỉ định của bác sĩ.
dấu hiệu suy thận
Tập luyện thể dục hợp lý là biện pháp phòng ngừa bệnh suy thận

Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm cũng là một trong những biện pháp giúp gia đình bạn có thể duy trì được sức khỏe tốt nhất và có những gợi ý bổ ích từ các chuyên gia.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh suy thận và đặc biệt là dấu hiệu suy thận mọi người cần lưu ý. Chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh cũng là cách để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình. Hy vọng mỗi người đều có ý thức tự bảo vệ mình trước những nguy cơ của bệnh suy thận. Chúc mọi người luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây