Đau Ruột Thừa – Tình Trạng Khẩn Cấp Không Được Lơ Là

0
1133

Đau ruột thừa là một tình trạng khẩn cấp y tế có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Nếu không xử lý kịp thời, đau ruột thừa có thể diễn biến xấu dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn cần hiểu rõ các triệu chứng, hãy xem qua bài thông tin về đau ruột thừa dưới đây.

1. Đau ruột thừa là gì?

Tất cả chúng ta đều có một cơ quan hình túi nhỏ, giống con sâu từ 5 đến 10cm – đó là ruột thừa. Nó là một cơ quan nhỏ gắn liền với ruột già, nằm ở phía dưới bên phải của bụng. Vai trò chính xác của ruột thừa hiện nay không rõ ràng đến nỗi các nhà khoa học vẫn đang tranh luận. Nó có thể là khu vực chứa vi khuẩn tốt giúp cơ thể tiêu hóa và chống nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau ruột thừa thì có thể bạn đã bị viêm hoặc có khối u ruột thừa. Tuy nhiên viêm ruột thừa  thường gặp hơn cả. 

đau ruột thừa
Đau ruột thừa thường do viêm ruột thừa

Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa của bạn bị nhiễm trùng: sưng, viêm và chứa đầy mủ.. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và thường rất khẩn cấp cần được cấp cứu ngay. Tắc nghẽn ruột thừa gây ra tình trạng nhiễm trùng, và các nguyên nhân tắc nghẽn có thể là:

  • Vi khuẩn
  • Vi rút
  • Chất phân cứng
  • Ký sinh trùng
  • Mở rộng mô
  • Vết loét
  • Bụng bị rạn hoặc rách

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể khiến ruột thừa của bạn vỡ ra. Điều này có thể làm lây lan nhiễm trùng và có thể gây viêm niêm mạc bụng.

Tất cả mọi người đề có nguy cơ mắc chứng đau này. Phổ biến nhất là từ trẻ lớn đến người lớn ở độ tuổi 30. 

Đau ruột thừa không di truyền và cũng không lây nhiễm qua bất kỳ hình thức nào. Nhưng bạn hoặc bác sĩ vẫn không thể làm gì để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc phải.

2. Những triệu chứng đau ruột thừa

Các triệu chứng đau ruột thừa biểu hiện nhanh chóng – thường chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên. Hãy cấp cứu hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy cơn đau lạ hoặc nặng hơn ở phần dưới bên phải của bụng (phía trên bên phải đối với phụ nữ mang thai).

Điều đặc biệt quan trọng là đi khám bác sĩ nếu bạn cũng gặp phải:

  • Dấu hiệu đầu tiên thường là đau khắp vùng bụng. Đó là cơn đau dữ dội, chủ yếu xung quanh rốn hoặc ở phần dưới bên phải của bụng (lúc đầu cơn đau có thể đến và giảm đi, sau đó tăng dần đều và dữ dội)
  • Sốt
  • Chán ăn kèm buồn nôn hoặc nôn
  • Thiếu năng lượng
  • Tiêu chảy (đặc biệt là một lượng nhỏ, có chất nhầy)
  • Bụng sưng lên
  • Nếu cơn đau lan khắp bụng, nó có thể có nghĩa là ruột thừa đã vỡ. Các bác sĩ gọi đây là viêm ruột thừa vỡ và nó rất nghiêm trọng. Sốt cao đến 40°C là một dấu hiệu khác của ruột thừa vỡ.
  • Ho hoặc hắt hơi đau đớn

Đau ruột thừa có các triệu chứng tương tự với một số bệnh lý khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhờ bác sĩ xác định xem bạn đang gặp vấn đề gì: Ví dụ nó rất giống các bệnh sau:

  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng
  • Các vấn đề về túi mật
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Các vấn đề dạ dày
  • Tắc nghẽn đường ruột

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình hay người thân bị đau ruột thừa. Hãy nhớ, việc phát hiện càng sớm thì càng dễ điều trị.

3. Làm thế nào để bác sĩ chẩn đoán đau ruột thừa?

Như đã nói, các triệu chứng đau có thể rất giống các triệu chứng của các vấn đề y tế khác. Vì vậy, đây là một thách thức với các bác sĩ chẩn đoán.

Khoảng một nửa số bệnh nhân bị đau ruột thừa không có các triệu chứng điển hình và điều này có thể gây khó khăn hơn nữa cho việc chẩn đoán. Ví dụ, cơn đau không phải lúc nào cũng nằm ở phần tư bên dưới, góc phải của bụng.

đau ruột thừa
Nhiều bệnh nhân đau ruột thừa có triệu chứng giống với các vấn đề y tế khác

Bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân và hỏi một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng. Họ cũng có thể tạo áp lực lên vùng đó để xem liệu nó có làm cơn đau trầm trọng hơn hay không.

Nếu bác sĩ phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng điển hình, họ sẽ chẩn đoán viêm ruột thừa. Nếu không, các xét nghiệm tiếp theo sẽ được yêu cầu

Các kiểm tra có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như số lượng bạch cầu cao.
  • Xét nghiệm nước tiểu xác định nhiễm trùng đường tiết niệu như thận hoặc bàng quang hay không.
  • Siêu âm bụng: Cho phép bác sĩ xem các cơ quan nội tạng khi đang hoạt động và kiểm tra xem máu chảy qua các mạch máu khác nhau như thế nào.
  • Chụp CT: Giúp hiển thị hình ảnh chi tiết của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như xương, cơ, mỡ và các cơ quan. Ở đây giups bác sĩ kiểm tra sự nhiễm trùng của ruột thừa.
  • MRI: Đôi khi được sử dụng để chẩn đoán đau ruột thừa, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, thay vì chụp CT.
  • Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Proteomics tại Bệnh viện Nhi đồng ở Boston, đã chứng minh rằng một loại protein có thể phát hiện được trong nước tiểu có thể xem như một dấu hiệu sinh học hữu ích cho thấy bệnh viêm đau ruột thừa.

Đôi khi, bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật cắt bỏ luôn ruột thừa. Bởi vì chờ đợi các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán là quá rủi ro.

4. Chữa trị đau ruột thừa

Đây là một tình trạng cấp cứu y tế. Bời vì có khả năng ruột thừa sẽ vỡ ra và gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là chết người dễ dàng. Vì lý do này trong hầu hết mọi tình huống, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Ruột thừa có thể được cắt bỏ trong một tiểu phẫu mở hở hoặc nội soi ổ bụng:

4.1. Phương pháp mổ hở truyền thống

Bạn sẽ được gây mê. Trong lúc đó một vết cắt (rạch) được thực hiện ở phía dưới bên phải của bụng. Các bác sĩ phẫu thuật tìm ra ruột thừa và cắt nó ra. Mổ hở tạo ra một vết rạch lớn hơn mổ nội soi nên thường được thực hiện để làm sạch khu vực bên trong khoang bụng. Ngoài ra, còn có thể áp dụng khi:

  • Ruột thừa đã vỡ và nhiễm trùng đã lan rộng
  • Bệnh nhân có khối u trong hệ tiêu hóa
  • Bệnh nhân là một thai phụ trong ba tháng cuối của thai kỳ
  • Bệnh nhân đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật bụng trước đây
đau ruột thừa
Mổ là biện pháp khẩn cấp chữa đau ruột thừa

Nếu ruột thừa đã vỡ, một ống nhỏ có thể được đặt để dẫn lưu mủ và các dịch lỏng khác trong ổ bụng. Ống nối này sẽ được lấy ra sau vài ngày, khi bác sĩ phẫu thuật của bạn cảm thấy tình trạng nhiễm trùng đã biến mất. Sau ca mổ, bệnh nhân sẽ được tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch.

4.2. Phương pháp nội soi

Bạn vẫn được gây mê. Phẫu thuật này sử dụng các vết cắt nhỏ (vết mổ) và một máy ảnh (nội soi) để quan sát bên trong bụng của bạn. Các công cụ phẫu thuật được đặt qua một vài vết rạch nhỏ. Máy nội soi lại được đặt qua một vết rạch khác. Nội soi ổ bụng có thể được thực hiện ngay cả khi ruột thừa đã vỡ.

Đây là một cách phẫu thuật chính xác, ít mất máu và vết mổ nhỏ. Do đó, thời gian phục hồi nhanh hơn so với mổ hở truyền thống và ít để lại sẹo.

Nếu ruột thừa của bạn chưa vỡ thì quá trình hồi phục sau phẫu thuật cắt ruột thừa chỉ mất vài ngày. Nếu đã bị vỡ, thời gian hồi phục của bạn sẽ lâu hơn và bạn phải cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Bạn có thể sống một cuộc sống bình thường mà không cần đến ruột thừa. 

5. Các biến chứng của đau ruột thừa

Sau đây là những biến chứng có thể xảy ra do đau ruột thừa.

5.1. Viêm phúc mạc

Nếu ruột thừa bạn bị vỡ và khiến cho nhiễm trùng sâu vào ổ bụng, bệnh nhân có thể bị viêm phúc mạc. Phúc mạc là màng bao bọc hầu hết các cơ quan trong ổ bụng của bạn.

Viêm phúc mạc có thể làm cho nhu động ruột ngừng hoạt động, và ruột bạn sẽ bị tắc. Bệnh nhân sẽ bị sốt và có thể bị sốc. Viêm phúc mạc cần phải được điều trị khẩn cấp.

5.2. Áp xe

Áp xe ruột thừa là do bệnh viêm đau ruột thừa cấp tính phát triển thành. Nghĩa là nếu nhiễm trùng thấm ra khỏi ruột thừa và trộn lẫn với các chất chứa trong ruột, có thể tạo thành áp xe. Nếu áp xe không được điều trị, nó có thể gây ra viêm phúc mạc như trên. Đôi khi, tình trạng áp xe ruột thừa được điều trị bằng thuốc kháng sinh và được dẫn lưu bằng phẫu thuật với sự hỗ trợ của một đường ống đặt vào bụng.

Như vậy, các biến chứng của viêm ruột thừa có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp ngay khi bất kỳ ai có dấu hiệu đau ruột thừa. 

6. Phòng ngừa và giảm đau ruột thừa

6.1. Phòng ngừa

Không có cách nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa đau ruột thừa. Tuy nhiên, ăn một chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều ngũ cốc và trái cây tươi và rau quả có thể hữu ích.Các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột thừa thấp hơn thường có xu hướng ăn nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn của họ.

Có thể chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đau ruột thừa bằng cách tạo ra phân mềm hơn và ít bị mắc kẹt trong ruột thừa. Ngoài ra bạn có thể:

  • Uống ít nhất 10-12 cốc nước.
  • Ăn uống có men vi sinh như sữa chua, sữa tách bơ để cung cấp vi khuẩn tốt cho đường ruột.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào đầu tiên của đau ruột thừa. 
đau ruột thừa
Ăn nhiều chất xơ có thể chống đau ruột thừa

6.2. Giảm đau

Ngoài ra, một số thực phẩm tự nhiên sau có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau ruột thừa:

  • Bạc hà: Bạc hà rất hữu ích để làm dịu các triệu chứng của đau ruột thừa chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa.
  • Sữa bơ: Sữa bơ có lợi cho người có bệnh viêm ruột thừa, vì nó dễ tiêu hóa. Nó cũng cung cấp các chế phẩm sinh học cần thiết giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng. Trong một ly sữa bơ, bạn có thể thêm dưa chuột bào, gừng, bạc hà nghiền nát và lá rau mùi với một chút muối. Thức uống này có thể uống trong ngày hoặc bạn cũng có thể tiêu thụ sữa tách bơ.
  • Tỏi: Tỏi có mang đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Những đặc tính này làm cho nó trở thành một lựa chọn hiệu quả chống lại bệnh viêm đau ruột thừa. Bạn có thể nghiền nát một vài tép tỏi và uống chung với nước. Bạn nên tiêu thụ tỏi khi bụng đói.

Ai cũng có thể mắc phải đau ruột thừa một cách bất ngờ. Điều quan trọng là bạn biết cách xử lý để không dẫn đến hậu quả quá xấu. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng y tế khẩn cấp này. Để bạn không quá chủ quan mà đánh mất sức khỏe chính mình, hay người thân.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây