Dầu Tràm Là Gì? Công Dụng Của Tinh Dầu Tràm Cho Mọi Người

0
1469

Dầu tràm là một dạng dược phẩm thiên nhiên được rất nhiều người ưa dùng do tính lành, ấm, và sử dụng được cho mọi đối tượng kể cả trẻ em sơ sinh. Nhưng rất ít ai biết được dầu tràm được làm từ đâu và có công dụng nhiều như thế nào với sức khỏe. 

1. Dầu tràm là gì?

Dầu tràm có tên gọi tiếng Anh là Cajeput Oil, là một loại tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất từ thân, cành, lá của cây tràm bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Đây là loại tinh dầu rất được ưa chuộng hiện nay. 

dầu tràm

Tinh dầu tràm nguyên chất là loại tinh dầu không bị pha loãng bằng nước hay trộn thêm bất kỳ tạp chất nào, nó phải được chiết xuất hoàn toàn từ cây tràm và chưng cất đúng phương pháp. Loại dầu nguyên chất đạt chuẩn chất lượng thì bên trong luôn chứa chứa 2 thành phần hóa học chính không thể thiếu là α-Terpineol chiếm 5 – 12 % và 1.8- Cineol chiếm 42 – 60%.

2. Phân loại

Hiện nay trên thị trường có 2 loại dầu cây tràm phổ biến nhất là: tinh dầu trà và tinh dầu gió. 

Tinh dầu tràm trà: Có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, thuộc họ Đào kim nương, trồng chủ yếu ở Úc. Được chiết xuất từ cây tràm trà. Thành phần chủ yếu của loại tinh dầu này là Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol nên loại tinh dầu này chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn.

Tinh dầu tràm gió: Có tên khoa học là Melaleuca Cajuputi Powell, được chiết xuất từ cây tràm gió, một loại cây thân gỗ có nhiều ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thành phần hóa học chủ yếu của nó là 1.8- Cineol, α-Terpineol và Limonene. Trong đó α-Terpineol và 1.8- Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn cao.

3. Công dụng của tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm có tính ấm, lành tính nên được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, phù hợp cho mọi độ tuổi kể cả bé sơ sinh. Bên cạnh đó, nó còn đặc biệt có tác dụng hiệu quả đối với hệ hô hấp và xương khớp. Cùng xem các công dụng cụ thể của loại tinh dầu này dưới đây nhé!

3.1. Kháng khuẩn

Do thành phần chủ yếu của tinh dầu là Cineol và α-Terpineol, đây là 2 chất có tính kháng khuẩn, làm sạch cao, thường được dùng để điều chế thành thuốc đặc trị các bệnh do virus gây ra. Ngoài ra, Cineol còn làm nhiệm vụ kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn… và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Vì vậy, người ta thường dùng để làm ấm cơ thể cũng như thông đường hô hấp, làm sạch mũi, phế quản.

3.2. Trị cảm cúm

Thời tiết giao mùa, thường sẽ xảy ra các tình trạng bệnh như ho, cảm cúm, cảm lạnh, sốt,… Để làm giảm các triệu chứng này, người ta thường sử dụng tinh dầu bởi tác dụng của chúng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của virus, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Có thể dùng tinh dầu xông mũi, nhỏ vào đèn xông, nhỏ vào nước tắm,… để giảm các cơn cảm, sốt, ho.

3.3. Tốt cho hệ hô hấp

Xông tinh dầu tràm có tác dụng giúp điều trị các bệnh về hô hấp rất hiệu quả. Khi cảm thấy khó thở, tức ngực, hít vào thở ra khó khăn nên hít vào một ít hương tinh dầu. Ngay sau đó bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu, thông thở dễ dàng hơn. Các đối tượng bị suy hô hấp nên chuẩn bị sẵn một chai trong túi cho mình để sử dụng khi cần thiết.

Trên đây là những chia sẻ về công dụng của tinh dầu tràm. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy luôn “thủ” sẵn một lọ thảo dược này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây