Đau Vai Gáy Ngày Càng Trẻ Hóa

0
1082

Đau vai gáy đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa trong thời đại smartphone. Đau cổ vai gáy tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra đau nhức gây khó khăn trong sinh hoạt cho bệnh nhân. Ngoài ra, đau vai gáy còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

1. Bệnh đau vai gáy là gì? 

Đau vai gáy là tình trạng các cơ ở vùng vai gáy bị co cứng, xuất hiện cơn đau. Gây hạn chế trong vận động, sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là khi quay đầu ra sau.

Bệnh đau vai gáy liên quan đến hệ thống xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy.

2. Dấu hiệu nhận biết đau vai gáy

Bệnh nhân bị đau vai gáy sẽ cảm nhận được những cơn đau ở vùng cổ, vùng gáy, vùng vai, có thể đau lan lên cả vùng lưng trên.

Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh làm việc nặng, ngồi lâu, giảm đau khi được nghỉ ngơi. Đôi khi cơn đau xuất hiện và đau dữ dội mà không rõ nguyên nhân do đâu.

đau vai gáy
Đau mỏi cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy thường diễn ra đột ngột và bất ngờ. Có người bị đau vai gáy chỉ sau một đêm ngủ dậy.

Bệnh nhân có thể đau ở nhiều thời điểm khác nhau. Thường là khi mới ngủ dậy và giảm dần trong ngày. Hoặc khi có sự thay đổi thời tiết.

Tùy trường hợp và thể trạng bệnh nhân mà có thể xuất hiện thêm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai. 

3. Phân loại đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy gồm 2 giai đoạn được chia theo thời gian cơn đau diễn ra:

3.1. Đau vai gáy giai đoạn cấp tính

đau vai gáy
Phân loại đau cổ vai gáy

Người bệnh đau vai gáy cấp tính thường thường xuất hiện cơn đau đột ngột. Đặc biệt là sau khi thức dậy hoặc thực hiện một hoạt động nặng nhọc.

Đây là giai đoạn đầu nên tình trạng nhẹ hơn, và cấp độ cơn đau nhức cũng nhẹ hơn. Chủ yếu là thấy đau mỏi ở vùng cổ, vùng vai gáy, đôi lúc cơn đau xuất hiện rõ rệt.

Cơn đau mỏi cổ vai gáy này thường xuất hiện và tự khỏi từ vài ngày đến vài tuần nhờ vào quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn nếu bệnh nhân biết điều chỉnh tư thế và khắc phục được nguyên nhân gây đau.

3.2 Đau vai gáy giai đoạn mãn tính

Những cơn đau nhức vai gáy nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì tình trạng đau mỏi sẽ kéo dài, lặp đi lặp lại thường xuyên và mức độ cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, trở thành bệnh mãn tính.

Cơn đau lúc này bắt đầu lan tỏa cao, không chỉ mỗi vùng cổ vai gáy mà còn bắt đầu lan sang các vùng lân cận như đầu, cánh tay, cẳng tay,… khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, tê bì chân tay, vận động khó khăn.

Khi xuất hiện tình trạng đau đầu chóng mặt, lúc này bệnh tình đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Do đau cổ vai gáy khiến việc vận chuyển máu lên não gặp khó khăn, oxy không cung cấp đủ lên não khiến người bệnh có các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, khó giữ thăng bằng khi bước đi,… gây nguy hiểm khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

4. Nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh đau mỏi cổ vai gáy xuất phát từ những nguyên nhân chính:

4.1 Nguyên nhân cơ học

  • Sinh hoạt sai tư thế: ngủ gối đầu quá cao, nghiêng về một bên quá lâu, tựa đầu vào ghế hay nằm gục trên bàn khi ngủ gây chèn ép các cơ, máu và oxy không được lưu thông đều khắp cơ thể khiến các cơ bị cứng,…
đau vai gáy
Ngủ sai tư thế gây đau vai gáy
  • Tiếp xúc lâu trước quạt, máy lạnh, tắm đêm gây rối loạn hệ mạch và thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho các bó cơ vùng vai gáy.
  • Giữ lâu một tư thế (tình trạng ngồi trong thời gian dài thường gặp ở dân văn phòng) dẫn đến cơ vận động bị co thắt, khả năng vận động bị suy giảm.
đau vai gáy
Ngồi lâu khi làm việc cũng là một nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
  • Điều chỉnh tầm mắt không hợp lý, thường xuyên phải cúi gập cổ để xem điện thoại, máy tính bảng, TV,…
đau vai gáy
Nhìn điện thoại không đúng cách
  • Thực hiện các hoạt động cố gắng dồn sức, gây áp lực dọc trục cột sống.

4.2 Rối loạn chức năng thần kinh

Một nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau vai gáy là tình trạng dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc bị kéo căng quá mức. Từ đó, gây rối loạn chức năng của dây thần kinh khu vực này.

4.3 Bệnh lý xương khớp

  • Đa phần nguyên nhân của bệnh đau vai gáy mãn tính liên quan đến các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi: thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp liên đốt, liên mỏm bên, chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ. 
  • Đau mỏi vai gáy có thể là dấu hiệu của các tình trạng tổn thương xương khớp (thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai,…), nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất chức năng hoạt động. 

4.4 Nguyên nhân khác

  • Tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động dẫn đến chấn thương cơ, dây chằng.
  • Bệnh lý viêm màng não, ung thư,…

5. Hậu quả do đau vai gáy gây ra

Đau vai gáy tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, cơn đau sẽ đeo bám dai dẳng và gây nhiều khó khăn, cản trở trong sinh hoạt cho người bệnh.

  • Người bệnh phải gánh chịu cơn đau dai dẳng.
  • Suy giảm hoạt động tay chân: tay và chân sẽ hoạt động vụng về do các cơn đau truyền xuống làm giảm khả năng phối hợp, và hạn chế hoạt động của tay chân. Gây suy giảm hiệu quả thực hiện các hoạt động tinh vi. Những hậu quả này thường diễn ra chậm và tăng dần theo thời gian.
đau vai gáy
Đau vai gáy lấn sang các vùng lân cận
  • Vận động trở nên khó khăn hơn: người bệnh sẽ chỉ quay sang hai bên mà không thể quay đầu ra sau.
  • Gây thiếu máu não: thần kinh bị chèn ép, cản trở quá trình lưu thông máu và oxy lên não, gây rối loạn tiền đình. Người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt thậm chí đôi lúc còn mất trí nhớ.
  • Tăng nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật: đau cổ vai gáy tác động đến hệ thần kinh, gây ức chế và làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh. Tăng nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến các dây thần kinh VIII, X, XI,…
  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim: đây là biến chứng nguy hiểm nhất do đau mỏi cổ vai gáy gây ra. Thậm chí có thể dẫn đến đột tử
  • Tăng nguy cơ liệt nửa người: Hậu quả này thường gặp ở người lớn tuổi, người trung niên. Nếu bị đau vai gáy kéo dài sẽ có thể bị liệt một bên người, gây tàn phế.

6. Phương pháp chẩn đoán

Bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở có uy tín hoặc các bác sĩ có chuyên môn để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh.

Các phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh đau mỏi vai gáy là:

  • Chụp X-quang: mục đích của phương pháp này là để tìm ra khe hẹp giữa 2 đốt sống, các bệnh lý tương tự viêm khớp, khối u, cột sống gãy…
  • Chụp cắt lớp: nhằm mô tả chi tiết bên trong của phần cổ trên nhiều mặt cắt ngang.
  • Chụp cộng hưởng từ: giúp phát hiện nhiều chi tiết, yếu tố liên quan đến tủy sống và dây thần kinh, dây chằng và gân.
  • Chụp tủy sống: có thể bổ sung hoặc thay thế phương pháp chụp cộng hưởng từ.
  • Ghi điện cơ cùng tốc độ dẫn truyền thần kinh được sử dụng cho việc chẩn đoán bệnh đau vai gáy chính xác, tê bì hay tình trạng kiến bò.

7. Phương pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây ra, tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Việc tìm ra được phương pháp điều trị bệnh đau vai gáy cần sự thăm khám kỹ lưỡng của các bác sĩ có chuyên môn. Bệnh nhân đau vai gáy tuyệt đối không tự điều trị và sử dụng thuốc không rõ liều lượng, nguồn gốc mà không có sự kê đơn của bác sĩ.

Đây là những phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh đau mỏi vai gáy:

  • Sử dụng thuốc: thuốc kháng viêm, kháng đau, thuốc thư giãn cơ, chống suy nhược
  • Tiêm thuốc: tiêm corticosteroid cạnh rễ thần kinh, tại các mặt khớp của đốt sống cổ, hoặc tiêm vào cơ, khớp vai có tác dụng giảm đau.
  • Điều trị vật lý: phương pháp kéo cột sống cổ bằng sức nặng, dùng ròng rọc hoặc đeo túi hơi xung quanh cổ.
  • Những bài tập hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân giảm đau, hồi phục chức năng tay và chân.
  • Phẫu thuật giải ép cho rễ của thần kinh hoặc tủy sống.

8. Phương pháp phòng ngừa bệnh đau mỏi vai gáy

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: hoạt động thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sự trao đổi chất. Giúp lưu thông mạch máu nhờ đó quá trình tuần hoàn máu và oxy diễn ra hiệu quả. Một bài tập hợp lý sẽ giúp khôi phục chức năng của các dây thần kinh vai và gáy. 
đau vai gáy
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp phòng ngừa đau mỏi vai gáy
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh ngồi quá lâu dễ khiến các cơ bị co cứng. Nên thư giãn sau mỗi 30 phút, đi lại và thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
  • tư thế đúng, luôn ngồi thẳng cổ, ko cúi gặp cô or sai tư thế
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. canxi, omega-3 kali, vitamin nhóm B, C, E…
đau vai gáy
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Cần điều chỉnh khoảng cách và tầm nhìn hợp lý. Không cúi đầu nhìn màn hình máy tính, điện thoại thấp gây ảnh hưởng đến các đốt sống cổ.
  • Không dùng bả vai, đầu giữ điện thoại khi nói chuyện
  • Luôn thực hiện đúng tư thế, giữ cơ thể luôn thăng bằng.Tránh làm việc hay thực hiện các động tác nặng nhọc phải sử dụng vùng cổ và vai gáy.
  • Hạn chế đi nắng và không nên tắm quá khuya.
  • Hạn chế ngồi máy lạnh.
  • Khi nghỉ ngơi hay khi ngủ chỉ nên kê gối vừa tầm, không quá cao hay dùng những vật cứng. Nên nằm ngửa để có được giấc ngủ sâu và thoải mái. Người đã bị đau cổ vai gáy không nên nằm nghiêng. Vì nếu nghiêng bên đau sẽ khiến trọng lượng cơ thể tập trung vào vùng bị đau. Còn nghiêng về phía ngược lại sẽ khiến bên đau bị co kéo các cơ, cơn đau càng thêm trầm trọng.

10. Kết

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đau vai gáy là căn bệnh dai dẳng và gây nhiều khó khăn trong cuộc sống, suy giảm chất lượng công việc và còn nhiều hệ lụy khác. Bạn không nên chủ quan mà phải chủ động phòng ngừa căn bệnh này. Đặc biệt là trong tình hình bệnh đau vai gáy ngày càng trẻ hóa như hiện nay. Khi nhận thấy các triệu chứng đầu tiên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám kỹ lưỡng nhất.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây