Depression là gì? Có Nguy Hiểm Tính Mạng Của Con Người Không?

0
2270

Depression là gì? Depression là bệnh trầm cảm, liên quan đến việc con người luôn trong trạng thái cô đơn, cùng cực, đau khổ, mất niềm vui vào cuộc sống và dồn nén cảm xúc một mình. Trầm cảm đang lấy đi mạng sống của nhiều người tại Việt Nam và trên khắp thế giới.

Depression hay bệnh trầm cảm làm con người mất đi tiếng nói bên trong của mình. Giống như việc bị dồn xuống hố đen nhưng không biết cách nào để ngoi lên. Sự bế tắc và thu mình trong chính chiếc vỏ mình tạo ra, đã đẩy con người xa dần với gia đình, bạn bè, xã hội.

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của một người. Tất cả bị chi phối bởi sự buồn phiền và những suy nghĩ tiêu cực.

1. Biểu hiện của depression là gì?

Những người depression luôn luôn cảm thấy buồn bã với thế giới xung quanh. Họ chán ghét cuộc sống hiện tại và muốn giải thoát cho mình. Nặng hơn chính là chọn đến cái chết, tự tử.

Người trầm cảm là người luôn đầy ắp những suy nghĩ thất vọng và chán ghét cuộc sống trong đầu. Họ u ám và buồn bã kéo dài mỗi ngày ít nhất trong vòng 2 tuần. Nhưng không phải ai khi bị trầm cảm cũng có dấu hiệu buồn. Đôi khi họ còn phát sinh nhiều yếu tố tâm lý tiêu cực khác như mất niềm vui và các công việc hằng ngày. Điều này có thể gây ra tình trạng chán ăn và gây rối loạn cân nặng.

Tùy theo mỗi người mà biểu hiện về bệnh trầm cảm cũng khác nhau. Theo nghiên cứu thì phụ nữ có khả năng mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam giới. Bởi vì phụ nữ thường xuyên thay đổi tâm trạng do ảnh hưởng của các chu kỳ kinh nguyệt. 

1.1 Ở trẻ em và thanh thiếu niên thì triệu chứng depression là gì?

depression là gì
Đứa trẻ nhỏ còn chưa biết “Depression là gì?” nên rất khó để chúng có thể kiểm soát được

Các triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có một chút khác so với người lớn. Trong đó, đáng lo ngại nhất là trẻ nhỏ khi mắc bệnh trầm cảm. Độ tuổi còn quá nhỏ để nhận thức được về căn bệnh này. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khoảng thời gian phát triển của trẻ nhỏ.

Ở trẻ nhỏ hơn, các triệu chứng của trầm cảm có thể bao gồm buồn, cáu kỉnh, vô vọng và lo lắng. Các triệu chứng ở thanh thiếu niên có thể bao gồm lo lắng, tức giận và tránh sự tương tác với xã hội. Những thay đổi trong suy nghĩ và giấc ngủ là các dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên, trầm cảm thường xảy ra cùng với các vấn đề về hành vi và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như lo lắng hoặc mất tập trung.

1.2 Các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi

Hầu hết những người cao niên cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ. Tuy nhiên, trầm cảm vẫn có thể xảy ra. Thật không may, nó thường không được chẩn đoán và không được điều trị. Nhiều người lớn bị depression miễn cưỡng tìm kiếm sự giúp đỡ khi họ cảm thấy buồn.

Ở người lớn tuổi, trầm cảm có thể không được chẩn đoán. Vì các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, mất hứng thú với tình dục,… Những người lớn tuổi khi bị trầm cảm thì rất khó để nhận thấy các biểu hiện bên ngoài. Họ có thể cảm thấy không hài lòng với cuộc sống nói chung, buồn chán,bất lực hoặc vô giá trị. Họ có thể luôn luôn muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài để giao lưu hoặc làm những điều mới.

Suy nghĩ về tự sát ở người lớn tuổi người lớn là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Đàn ông trưởng thành có nguy cơ tự tử cao nhất. Đừng vội gục ngã trước những áp lực của cuộc sống. Có nhiều tấm gương về ý chí nghị lực vượt qua mọi nghịch cảnh của cuộc đời xung quanh chúng ta. Trước hết bạn phải biết lý do gì dẫn đến tình trạng depression.

2. Nguyên nhân của dẫn đến depression là gì?

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây là bệnh trầm cảm đó là sự hy vọng của con người, là những gì chúng ta mong đợi nhưng không thể xảy ra. Hoặc đôi khi là kết quả hoàn toàn trái ngược với sự mong đợi dẫn đến sự tức giận và chán ghét bản thân. Khi tâm lý thất vọng và thiếu tự tin kéo dài qua từng ngày, con người dần chán ghét mọi thứ tồn tại trên thế giới này.

Những điều sau đây có thể đóng một vai trò trong bệnh trầm cảm:

  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
  • Một số điều kiện y tế, bao gồm tuyến giáp hoạt động kém, ung thư hoặc dài
  • đau hạn.
  • Một số loại thuốc như steroid
  • Khó ngủ

Các vấn đề khác trong cuộc sống có thể tác động lên họ như là:

depression là gì
Những người mắc bệnh trầm cảm thường cô lập mình với xã hội
  • Chia tay với bạn trai hoặc bạn gái
  • Không đạt kết quả cao trong một lớp học
  • Cái chết hoặc bệnh tật của ai đó gần gũi với bạn
  • Ly hôn
  • Thời thơ ấu bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi
  • Mất việc làm
  • Cô lập với xã hội

3. Depression thường gặp

3.1 Depression nặng

Đây là loại trầm cảm biểu hiện rõ nét nhất. Người trầm cảm thường cảm thấy buồn bã và thất vọng, đau khổ mỗi ngày trong suốt 2 tuần. Họ hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh và cũng khó tìm thấy niềm vui trong cuộc sống của mình.

3.2 Rối loạn depression hay trầm cảm

Rối loạn trầm cảm thường kéo dài ít nhất 2 năm. Những người có triệu chứng này thường xuất hiện giai đoạn trầm cảm nặng đan xen với các giai đoạn trầm cảm nhẹ.

3.3 Rối loạn tâm lý theo mùa

Trầm cảm hay depression theo mùa thường xuất hiện vào giai đoạn mùa thu và mùa đông. Thường trở về tâm trạng bình thường như mùa hè và mùa xuân.

3.4 Trầm cảm và rối loạn tâm thầm

Khi một người bị trầm cảm kết hợp với các triệu chứng bị tâm thần khác. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy ở hai biểu hiện sau:

Ảo tưởng: Họ có những suy nghĩ về những điều chắc chắn là đúng trong đầu. Họ luôn tin tưởng những quan điểm hoặc vấn đề đó chính xác là như vậy. Đôi khi niềm tin đó sai thực tế, tạo nên những ảo tưởng mơ hồ và dần hình thành các rối loạn trong nhận thức.

Ảo giác: Có những sự vật và hiện tượng họ đã nhìn thấy trong quá khứ gây ám ảnh, khiến họ bị rối loạn. Những ảo giác này đôi khi còn liên quan đến âm thanh. Mỗi lần nhìn thấy hoặc nghe thấy chúng, họ sẽ sợ hãi tột độ và phát bệnh.

3.5 Depression sau khi sinh con

Phụ nữ trong lúc mang thai bị trầm cảm và nó sẽ kéo dài đến lúc sau khi sinh. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ không chỉ trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh như mùi hương, màu sắc,… Những thay đổi của nội tiết tố và hormone cũng khiến cho người phụ nữ dễ bị căng thẳng hơn. 

4. Đối phó depression bằng cách nào?

4.1 Điều trị

Điều quan trọng nhất cần làm khi điều trị đó là tìm cho người có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm về chuyên gia trong lĩnh vực này ví dụ như bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sẽ tiến hành có bài kiểm tra sức khoẻ để xác định xem người đó có bị trầm cảm không sau khi đã loại trừ các dấu hiệu khác không tương tự bệnh trầm cảm.

Sau khi đã chắc chắn, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc, các phương pháp tâm lý khác,… 

4.2 Phương pháp nói chuyện trị liệu

Phương pháp nói chuyện trị liệu là tư vấn để nói về cảm xúc và suy nghĩ. Đồng thời giúp bạn học cách đối phó với chứng bệnh này. Phương pháp này bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi dạy bạn làm thế nào để chống lại những suy nghĩ tiêu cực. Bạn sẽ học cách nhận thức về các triệu chứng và làm thế nào để phát hiện những điều khiến bạn trầm cảm tệ hơn. Bạn cũng sẽ được dạy về các kỹ năng để giải quyết các vấn đề đó.
  • Trị liệu tâm lý có thể giúp bạn hiểu những vấn đề đằng sau suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ gồm những người đang chia sẻ các vấn đề như của bạn. Hỏi chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ của bạn về nhóm hỗ trợ này.

4.3 Phương pháp điều trị khác

  • Liệu pháp co giật điện (ECT) là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trầm cảm nặng và  nó rất an toàn. ECT có thể cải thiện tâm trạng ở những bị trầm cảm nặng. Nó cũng có thể giúp điều trị phiền muộn và chứng loạn thần kinh.
  • Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) sử dụng xung năng lượng để kích thích các tế bào thần kinh trong não. Có một số nghiên cứu để đề xuất rằng nó có thể giúp giải tỏa trầm cảm.
  • Liệu pháp ánh sáng có thể làm giảm trầm cảm với các triệu chứng trong thời gian mùa đông.

4.4 Cách giúp bản thân vượt qua cơn trầm cảm

Khi điều trị trầm cảm, bạn có thể cảm thấy tình trạng tốt lên dần dần.

Hãy nhớ rằng nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm, nó có thể mất từ 2 đến 4 tuần  để thuốc bắt đầu phát huy công dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện tình trạng của bản thân bằng cách:

depression là gì
Tham gia các hoạt động xã hội giúp cải thiện tâm trạng nhiều hơn.
  • Cố gắng vận động và tập thể dục: chạy bộ, chơi cầu lông, tập yoga, thiền,…
  • Chia các nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ, đặt mức độ ưu tiên và làm những gì bạn có thể làm.
  • Dành thời gian cho mọi người xung quanh và tâm sự với một người đáng tin cậy (có thể là gia đình, bạn bè hoặc họ hàng,…)
  • Không nên đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào trong giai đoạn này. Thảo luận về các quyết định với những người biết rõ về bạn. 
  • Tránh các loại thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

4.5 Giúp đỡ những người bị trầm cảm bên cạnh bạn

depression là gì
Những người mắc bệnh trầm cảm rất cần được sự quan tâm của những người xung quanh

Nếu bạn biết ai đó bị trầm cảm, trước tiên hãy giúp họ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc các chuyển gia trong lĩnh vực tâm lý này. Ngoài ra, bạn cũng có giúp đỡ họ bằng cách:

  • Cung cấp sự hỗ trợ, hiểu biết của bản thân, kiên nhẫn bên cạnh và khuyến khích họ.
  • Không xem nhẹ khi họ nói hoặc nhắc vu vơ về việc tử tự. Hãy báo cho bác sĩ đang theo dõi họ biết ngay lập tức.
  • Cùng họ tham gia các hoạt động ngoài trời, tập thể.
  • Giúp họ tuân thủ kế hoạch điều trị, chẳng hạn như đặt lời nhắc uống thuốc theo quy định
  • Đảm bảo rằng họ có phương tiện di chuyển đến các buổi hẹn trị liệu
  • Không ngừng động viên họ về việc kiên trì điều trị thì bệnh sẽ thuyên giảm

Sau khi đã hiểu rõ “Depression là gì?”, từ đó có những biện pháp để cải thiện tâm trạng. Thường xuyên quan sát và giúp đỡ những người đang mắc chứng trầm cảm này để họ có thể vượt qua và sống một cuộc sống lành mạnh hơn.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây