Đi ngoài ra máu – Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

0
1356

Bạn không nên coi thường triệu chứng đi ngoài ra máu vì nó liên quan ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Đơn giản nhưng lại xuất hiện những căn bệnh mà chúng ta không ngờ tới. Cần quan tâm ngay hôm nay để biết cách phòng ngừa và điều trị.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chúng ta dù máu ít hay nhiều; có bị đau hay không, ảnh hưởng nhất tới con đường tiêu hóa. Nếu có triệu chứng này, các chuyên gia y tế khuyên bạn cần đi thăm khám và chữa trị ngay. Đây có thể là hiện tượng của nhiều bệnh nguy hiểm ở vùng hậu môn hay trực tràng. Cùng nhau phân tích về dấu hiệu này để có nhiều kiến thức phòng cũng như chữa bệnh nhé.

1. Đi ngoài ra máu biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm

Đi ngoài ra máu là hiện tượng hay gặp hiện nay. Có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Biểu hiện chứng táo bón là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà ta không ngờ tới như: viêm dạ dày, ung thư,…

1.1. Triệu chứng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu trong phân có lẫn máu hay đi ngoài máu ra cuối bãi. Có thể máu ra là đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, nhiều khi bị thâm đen. Mỗi biểu hiện của máu sẽ tùy thuộc từng nguyên nhân khác nhau.

Đi ngoài ra máu có khi tự khỏi nếu do táo bón thì không nguy hiểm. Nhưng nếu do nhiều nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này thì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

đi ngoài ra máu
Dấu hiệu của đi ngoài ra máu.

1.2. Đi ngoài ra máu là nguyên nhân những bệnh lý nào?

  • Bệnh trĩ: Có thể gây chảy máu khi bạn đi ngoài. Đa số chúng ta đều gặp vì đây là căn bệnh phổ biến với mọi lứa tuổi. Nguyên nhân là do lúc đi vệ sinh rặn mạnh; hay ngồi quá lâu, bạn bị stress, ăn ít chất xơ rau củ quả, phụ nữ có thai,… Để cải thiện bệnh trĩ cần bổ sung nhiều rau củ quả trong thực đơn của mình; phương pháp ngâm bằng nước ấm, uống thuốc điều trị hoặc phẫu thuật loại bỏ dứt điểm trĩ.
  • Ống tiêu hóa bị rò: Ống tiêu hóa bị rò dịch, mủ, máu ra ngoài cơ thể giữa hậu môn; da hay hậu môn và trực tràng. Bạn nên sử dụng phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.
  • Những vết nứt: những vết nứt mô hậu môn; trực tràng hoặc ruột kết bị rách khiến bạn bị chảy máu khi đi ngoài. Để chữa lành kịp thời nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống nhiều nước, nếu nặng hơn cần đi khám điều trị sớm.
  • Túi thừa bị viêm: Nghe đến cái tên túi thừa bạn cảm thấy lạ đúng không; túi thừa chính là cái túi nhỏ phồng lên bởi ruột kế. Nó xuất hiện ở đại tràng; và phổ biến đặc biệt đoạn gần cuối phía bên trái đại tràng (đại tràng sigma). Cần ăn nhiều thực phẩm chất xơ trong bữa ăn hằng ngày.
  • Viêm đại tràng, trực tràng: Đi ngoài ra máu là do viêm đại tràng, trực tràng. Những nguyên nhân gây nên viêm đại tràng, trực tràng cần biết: Bị nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng, ruột bị kích thích mắc hội chứng, bệnh crohn, ảnh hưởng khi xạ trị hóa trị, quan hệ tình dục qua hậu môn, táo bón, lạm dụng uống nhiều bia rượu.
  • Bị viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột khiến ra máu kèm theo các chất nhầy khi bạn đi ngoài, tình trạng này thường do nhiễm khuẩn. Cần uống nước nhiều, dùng thuốc kháng sinh,…
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn: Quan hệ tình dục qua hậu môn gây ra nhiều tác hại như viêm hậu môn, trực tràng dẫn tới đi ngoài chảy máu. Vì vậy điều này là không nên, tùy theo nguyên nhân do nấm, virus hay vi khuẩn mà lựa chọn những loại thuốc cho phù hợp.
  • Sa trực tràng: bệnh này hay xảy ra ở người cao tuổi hơn và cần được điều trị bằng cách phẫu thuật.
  • Do polyp: Polyp là sự gia tăng quá mức của niêm mạc ruột kết, tạo thành những khối u lồi trong lòng ruột kết. Nó xuất hiện ở lớp lót đại trực tràng gây nên tình trạng kích ứng; viêm dẫn tới việc đi ngoài ra máu.
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Ung thư đại tràng, trực tràng: Đi ngoài ra máu có thể là do ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng; ảnh hưởng tới ruột già hoặc trực tràng gây viêm nặng chảy máu. Một số biểu hiện của ung thư đại tràng, trực tràng bạn nên biết: Táo bón, đau bụng, đầy hơi, nôn ói, đại tiện thay đổi, phân dẹt lỏng, đi tiểu không tự chủ, tiểu buốt, sụt cân nhanh, cơ thể suy nhược mệt mỏi.
đi ngoài ra máu
Những bệnh lý liên quan tới đi ngoài ra máu.

2. Cần tới gặp bác sĩ khi nào?

Đi ngoài ra máu nhẹ không phải điều trị nhưng nếu bị mạnh; lượng máu ra nhiều và kéo dài cần đến cơ sở y tế thăm khám. Nếu có những dấu hiệu sau đây cần đi khám ngay:

  • Thời gian đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 – 3 tuần
  • Trẻ em đi ngoài ra máu, phân đẫm máu
  • Người suy nhược, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân trầm trọng không biết nguyên nhân
  • Sốt cao, đau bụng, đầy bụng
  • Hay buồn nôn, nôn
  • Có khối u trong bụng
  • Đi ngoài hoặc đi tiểu mất kiểm soát  
đi ngoài ra máu
Hãy đi khám ngay nếu có dấu hiệu bệnh nặng.

3. Cách điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả

Để điều trị dứt điểm tình trạng đi ngoài ra máu cần phải nắm rõ nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Nếu tình trạng nhẹ bạn có thể tự cải thiện nhưng một khi bệnh đã nặng tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc bạn tự ý chữa trị sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh ngày một nặng thêm mà thôi và rất khó cứu chữa, gây đến những hậu quả nghiêm trọng nếu có biến chứng.

Sự thật là chúng ta ít khi mà để ý phát hiện được việc mình có đi ngoài ra máu hay là không vì khó mà quan sát bằng mắt thường được. Vì vậy những bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư đại tràng, trực tràng nên đi xét nghiệm tìm máu lẫn trong phân.

Xét nghiệm phân là một trong những bước quan trọng, rất hiệu quả trong việc sàng lọc ung thư. Trước khi thực hiện xét nghiệm người bệnh cần tránh những thực phẩm như chuối, cá trích, thực phẩm nhiều vitamin c,… Nếu kết quả không được tốt bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp kiểm tra khác, ví dụ như nội soi, chụp cắt lớp, siêu âm,…

Ngay từ bây giờ chúng ta cần quan tâm chăm sóc tốt hơn nữa. Tốt nhất cần đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để điều trị hiệu quả, tiết kiệm chi phí thời gian, đánh bay dứt điểm bệnh đi ngoài ra máu. Về vấn đề ăn uống, bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhiều thực phẩm rau củ quả hơn, nhiều chất xơ, uống nhiều nước,…

đi ngoài ra máu
Cách điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả

4. Một số mẹo nhỏ phòng ngừa 

Để đẩy lùi tình trạng đi ngoài ra máu cần bổ sung những kiến thức sau:

  • Chế độ ăn uống: Cần có chế độ khoa học, ăn nhiều rau, ít thịt, sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nên ăn ít đồ cay nóng, ăn nhiều loại hoa quả trái cây. Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp phân mềm hơn dễ đi ngoài hơn. Không uống quá nhiều bia rượu thường xuyên, tránh dùng ớt hạt tiêu vì dễ gây kích thích. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thảo dược có tính mát chữa trị táo bón, trĩ như : rau má, diếp cá, yến mạch,..
  • Đi đại tiện mỗi ngày: Hãy tạo thói quen đi ngoài hàng ngày vào sáng sớm, cần giữ vệ sinh hậu môn mỗi khi đi vệ sinh xong tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm. Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh hay rặn mạnh. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch.
  • Tập luyện thể thao: Việc hằng ngày tập luyện thể dục, thể thao không những tốt cho người bình thường mà còn tốt đối với những người bệnh. Chủ động thúc đẩy đường tiêu hóa, lưu thông máu. Chú trọng đến những bài tập làm tăng co thắt ở hậu môn.
  • Làm việc, nghỉ ngơi khoa học: Tránh vác nặng, đứng hay ngồi liên tục thường xuyên trong ngày. Nếu đặc thù công việc của bạn phải ngồi nhiều thì tốt nhất mỗi 1 giờ nên đứng dậy vận động hay đi lại nhẹ nhàng.

Ngoài sử dụng thuốc đông, tây y hãy tham khảo một số bài thuốc dân gian. Từ xa xưa ông cha ta đã lưu truyền một số loại thảo dược có công dụng tốt trong việc chữa trị đi ngoài ra máu. Gồm những bài thuốc sau:

  • Rau diếp cá: Tác dụng của rau diếp cá là thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tuyến tiêu hóa. Sử dụng tốt cho người bị táo bón, trĩ. Thực hiện đơn giản như ăn sống cần rửa sạch sẽ ăn trong bữa ăn hằng ngày. Xay nhuyễn lấy nước uống trước bữa ăn 1 giờ đồng hồ. Nấu nước xông hơi cần tới 30g lá diếp cá khô rửa sạch đun sôi 15 phút xông vùng hậu môn, nên làm mỗi ngày nhé.
  • Lá ngải cứu: Đặc tính của lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm tác dụng giảm đau; chống sưng viêm và đặc biệt nhuận tràng. Đây được xem là một trong những bài thuốc dân gian chữa trị đi ngoài ra máu hiệu quả và quý. Ngải cứu có thể chế bến thành món ăn; hay giã nhuyễn đắp lên hậu môn bị thương và dán cố định lại qua đêm. Hãy thực hiện liên tục để có kết quả tốt nhất nhé.
  • Rau sam: Rau sam có công dụng chống viêm, kích thích máu lưu thông. Phù hợp chữa các bệnh liên quan tới trực tràng, hậu môn, đi ngoài ra máu,… Chúng ta cần giã nát rau sam cùng nước cho thêm ít đường hay mật ong cho dễ uống. Tốt nhất uống khi bụng đói mỗi ngày 1 lần.
  • Vỏ cây hồng: Vỏ cây hồng là một bài thuốc nam chữa chảy máu khi đi ngoài hiệu quả. Bạn cần lấy 120g vỏ cây hồng phơi khô, sấy chín, sau đó giã nát pha cùng với nước vo gạo để uống. Mỗi ngày 1 lần trong vòng 2 tuần.
  • Cỏ nhọ nồi: Chắc hẳn bạn chưa từng nghe qua cái tên này đúng không? Cỏ nhọ nồi còn có tên khác là cỏ mực nó có vị ngọt công dụng bổ thận, chỉ huyết. Được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh đi ngoài ra máu, bệnh trĩ. Dùng cả rễ và cây rửa sạch, xay nhuyễn thêm một ly rượu nóng vào; hòa tan cùng nhau rồi uống, lấy bã đắp trực tiếp lên vùng hậu môn cho tới khi khô.
đi ngoài ra máu
Ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi thật tốt.

Vậy là qua bài chia sẻ về hiện tượng đi ngoài ra máu; các bạn đã có thêm nhiều kiến thức quan trọng rồi đúng không nào. Đây là biểu hiện khá là bình thường nhưng cũng cần quan tâm; chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng gây ra nặng nề hơn. Nếu bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người để có một sức khỏe tốt nhất nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây