Đốt Cháy Calo Có Thể Diễn Ra Khi Chúng Ta Ngủ Không?

0
1218

Đốt cháy calo diễn ra như thế nào? Bạn hoàn toàn không cần phải ăn keto, tập yoga, tập hitt để giảm calo. Cơ thể chúng ta có thể tự làm được điều đó ngay khi ngủ. Chỉ với ciệc nhắm mắt, cơ thể chúng ta vẫn có thể đốt cháy kha khá lượng calo đấy.

Nhưng làm thế nào để khi bạn vẫn còn đang say sưa trong giấc nồng mà cơ thể vẫn tiếp tục tiêu thụ calo? Câu trả lời sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây!

1. Ngủ đốt cháy bao nhiêu calo?

Nhìn chung cân nặng càng lớn bạn càng đốt cháy nhiều calo hơn trong khi ngủ. Ví dụ, một người nặng 62.5 kg đốt cháy khoảng 38 calo mỗi giờ khi ngủ. Có vẻ 38 calo là hơi ít nhưng bạn cứ nhân với 7 hoặc 8 tiếng xem. Cơ thể bạn có thể tiêu thụ 266 calo cho một giấc ngủ đêm.

Một người nặng 75 kg sẽ đốt cháy gần 46 calo mỗi giờ (322 đến 414 calo mỗi đêm) khi ngủ. Và một người nặng 90 kg có thể đốt cháy khoảng 56 calo mỗi giờ (392 đến 504 calo mỗi đêm). Điểm mấu chốt ở đây là ngay cả khi bạn ngủ, cơ thể bạn vẫn luôn làm việc gì đó.

2. Lượng calo đốt cháy khi ngủ so với thức

đốt cháy calo
Cơ thể vẫn đốt cháy nhiều calo khi bạn đang ngủ

Bạn thường tiêu nhiều calo hơn khi ngồi hoặc đứng hơn là khi ngủ. Và bạn có thể không chỉ ngồi hoặc đứng cả ngày, bạn đang đi bộ hoặc làm một việc khác đòi hỏi nhiều hơn về thể chất.

Để tham khảo, một người nặng 75kg sẽ tiêu thụ khoảng 520 calo mỗi giờ khi đạp xe đạp hoặc 102 calo mỗi giờ khi làm việc trên máy tính. Cùng một người sẽ chỉ đốt cháy 46 calo mỗi giờ khi ngủ.

3. Các yếu tố khác tác động đến việc đốt cháy calo trong giấc ngủ?

Nếu muốn tăng chỉ số BMR, bạn có thể thực hiện các biện pháp để tăng cường trao đổi chất, như tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Làm như vậy cũng sẽ khiến cơ thể bạn luôn tiêu hao nhiều calo hơn.

Dưới đây là một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và tác động đến việc đốt cháy calo trong giấc ngủ của bạn.

Ăn đêm khuya

Không có gì bằng việc ăn pizza 12 giờ sáng, bạn phải không? Bạn có thể đã nghe nói rằng ăn trước khi đi ngủ sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất. Nhưng khoa học cho biết thực tế không phải vậy .

Trên thực tế, những cơn thèm ăn lúc nửa đêm có thể gây ra sự tăng đột biến tạm thời trong quá trình trao đổi chất của bạn thông qua một quá trình gọi là sinh nhiệt (sự tiêu tán năng lượng dưới dạng nhiệt sau khi bạn ăn).

Về cơ bản, đừng lo lắng quá nhiều khi bạn ăn khuya quá nhiều hoặc không ăn. Ăn vặt nhiều vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày có thể dẫn đến tăng cân và làm chậm quá trình trao đổi chất.

đốt cháy calo
Ăn đêm có làm tăng cân không?

Uống cà phê

Một số nghiên cứu cho thấy rằng caffeine giúp quá trình trao đổi chất của bạn tăng lên một cách tạm thời có thể kéo dài đến giờ ngủ của bạn.

Không đủ giấc

Cho dù đó là do công việc quá tải, mất ngủ hay xem phim vào đêm khuya và nghỉ ngơi không đủ có thể làm tăng hormone căng thẳng (cortisol) của bạn.

Cortisol khiến cơ thể bạn tích trữ thêm chất béo, khiến bạn đói hơn và làm chậm quá trình trao đổi chất. Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy ngủ lâu hơn có liên quan đến chỉ số BMI thấp hơn và cấu hình trao đổi chất khỏe mạnh hơn.

Tình trạng sức khỏe nhất định

Một số tình trạng sức khỏe nhất định, như suy giáp và hội chứng Cushing. Chúng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng cân và đốt cháy ít calo hơn. Ngay cả khi bạn đang ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Đốt cháy calo còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nếu bạn nghĩ rằng tình trạng sức khỏe đang ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể kiểm tra bạn bằng các công cụ như xét nghiệm máu để xác định các tình trạng nhất định.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây