Đường Thốt Nốt Và Những Công Dụng Mà Bạn Chưa Được Biết

0
2196

Đường thốt nốt là một loại đường có vị thanh, ngọt, không gắt. Thường được dùng để nấu chè, chế biến món ăn thay cho các loại đường trắng thông thường. Vậy chúng có nguồn gốc như thế nào, công dụng của đường thốt nốt là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

1. Đường thốt nốt

Đường thốt nốt là một loại đường có vị thanh, ngọt, không gắt, có hương vị thơm ngon đặc biệt. Có thể ăn tươi hoặc được dùng để nấu ăn thay cho các loại đường trắng thông thường. Chúng được làm ra từ nước của cây thốt nốt.

1.1 Cây thốt nốt

Cây thốt nốt thuộc họ cây dừa, có cả cây đực và cây cái. Nó chủ yếu phân bố ở vùng đất An Giang của Việt Nam cùng một số nước châu Á trong khu vực như Thái Lan, Campuchia.

Cây thốt nốt là cây thân thẳng, thoạt nhìn trông giống cây cọ ở trung du Bắc Bộ nước ta hay gần giống với cây dừa. Chúng cao đến 30m và có tuổi thọ trung bình khoảng 20 – 30 năm, thậm chí là 100 năm. Mỗi cây thốt nốt cái thường cho khoảng 50 – 60 quả và cây thốt nốt đực không có quả. Quả của cây được người dân lấy phần thịt bên trong, bên trong có hạt thốt nốt để làm những món chè như sâm bổ lượng, chè thốt nốt,… Còn cây thốt nốt đực thường được lấy dịch nước trong cây để làm thành đường thốt nốt.

đường thốt nốt
Hình ảnh cây thốt nốt

Vỏ quả thốt nốt có màu đen, gồm nhiều múi và phần thịt bên trong trắng ngần, vị bùi và béo. Quả thốt nốt non ăn rất mát và mềm như thạch. Quả thốt nốt già ăn cứng hơn, phần thịt bên trong có màu vàng và mùi thơm như mít chín. Chúng thường được đem đi giã thành bột trắng như bột gạo nếp, để làm bánh ú hay chè.

Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết khô hạn, ngay cả khi ngập nước và rất ưa sáng nhưng chúng không chịu được rét. Trong thời gian đầu, cây thốt nốt non sinh trưởng khá chậm nhưng về sau sẽ phát triển nhanh hơn.

1.2 Đường thốt nốt

Ngày xưa, để lấy được nước từ cây thốt nốt. Người ta thường đục lỗ phần cụm hoa trên cây thốt nốt đực rồi dùng ống tre để dẫn nước xuống. Ngày nay, người ta đổi sang cách dùng bình nhựa, leo lên cây và lấy nước xuống. Nước được thu vào buổi sáng sớm sẽ có vị ngọt mát hơn.

Phần nước được lấy từ cây thốt nốt là nước đường lỏng và được chế biến thành đường thốt nốt màu vàng mà chúng ta sử dụng. Trung bình cứ 4 lít nước đường sẽ làm được 1kg đường. Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà chúng được làm thành từng viên tròn cứng hoặc dạng đặc sệt trong các hũ nhựa.

Đường thốt nốt có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Nhờ được làm bằng phương pháp thủ công nên giữ lại được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong đường.

2. Công dụng của đường thốt nốt

2.1 Đường thốt nốt dùng trong nấu ăn

Đường thốt nốt thường được chúng ta dùng để chế biến thức ăn, làm gia vị nêm nếm thay cho các loại đường tinh luyện khác. So với các loại đường tinh luyện, loại đường này sẽ giúp mang lại vị ngon hơn khi nấu ăn vì đường có vị ngọt thanh và không gắt.

2.2 Công dụng của đường thốt nốt cho sức khỏe

Đường thốt nốt còn có nhiều công dụng cực kì tốt cho sức khỏe của người sử dụng.

2.2.1 Tốt cho đường tiêu hóa

Trong đường thốt nốt có chứa nhiều carbohydrate. Chúng có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa được nhanh và dễ dàng hơn so với đường trắng tinh luyện thông thường. Vì thế nên quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, dạ dày cũng được bảo vệ tốt hơn. Chúng còn giúp giải phóng năng lượng mà chúng ta tích trữ trong cơ thể. Sẽ giúp tạo nên cảm giác no lâu, khiến bạn ít có cảm giác thèm ăn hơn.

Ngoài ra, chúng còn có tác dụng kích thích các enzym tiêu hóa trong dạ dày và giúp tẩy sạch đường ruột.

2.2.2 Cung cấp nhiều khoáng chất

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong đường thốt nốt có lượng khoáng chất cao đến gấp 60 lần so với các loại đường khác. Đồng thời nó còn là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể.

2.2.3 Thanh lọc cơ thể

Khi nạp vào cơ thể một lượng đường thốt nốt nhất định, chúng giúp thanh lọc toàn bộ cơ quan. Như làm sạch hệ thống hô hấp, đường ruột, thực quản, cả phổi và dạ dày. Nó còn giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả nhất. Mang đến cho bạn sức khỏe dồi dào.

2.2.4 Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Đường thốt nốt có chứa hàm lượng chất sắt rất lớn. Dùng thường xuyên có tác dụng làm tăng huyết sắc tố trong cơ thể. Từ đó có thể làm giảm tình trạng thiếu máu. Lượng magie khá lớn giúp cải thiện hệ thống thần kinh. Ngoài ra, nguồn dưỡng chất chống oxy hóa dồi dào giúp các tế bào trong cơ thể có thể chống tại các tế bào gốc tự do gây hại. Nhờ vậy mà ngăn ngừa được các loại bệnh ung thư.

2.2.5 Chữa chứng đau nửa đầu

Trong đường thốt nốt có chứa những hoạt chất tự nhiên có tác dụng giúp làm dịu cơn đau nửa đầu. Khi bạn có hiện tượng đau nửa đầu, bạn chỉ cần ăn khoảng 20g đường sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.

2.2.6 Hạn chế những tác động theo mùa, theo năm lên cơ thể

Sử dụng đường thốt nốt sẽ giúp hạ nhiệt và làm mát cơ thể vào mùa hè. Vì vậy, bạn sẽ tránh nguy cơ bị mụn nhọt. Đồng thời vào mùa đông nó lại có tác dụng giữ ấm và giúp cơ thể đỡ bị lạnh hơn.

2.2.7 Tốt cho trẻ em

Đường thốt nốt rất tốt cho trẻ em. Đường góp phần làm tăng hệ miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và làm sạch gan.

2.2.8 Giúp xương chắc khỏe

Đường thốt nốt có chứa những dưỡng chất cần thiết giúp hệ xương phát triển như: chất khoáng, canxi và phốt pho.

2.2.9 Tốt cho da

Nhờ những khoáng chất có sẵn trong đường thốt nốt, chúng có thể giúp cơ thể giảm mụn trứng cá. Chất sắt và vitamin C có trong đường còn giúp chữa trị bệnh rụng tóc, tóc yếu, mang đến mái tóc suôn dài, mượt mà. Thành phần trong đường còn có chất chống oxy hóa, chất này sẽ giúp cơ thể bạn chống lại được những gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hoá như đốm đen và các nếp nhăn xuất hiện.

2.2.10 Giúp tóc bóng mượt

Trong đường thốt nốt có chứa nhiều chất sắt và vitamin C, giúp tóc chắc khỏe hơn, chữa được sự gãy rụng và xơ. Cách làm nhanh nhất đó chính là dùng chúng trộn với sữa bột và nước thành hỗn hợp, rồi bôi vào vùng chân tóc, sát da đầu, sẽ giúp tóc phát triển, nhờ đó sẽ giúp bạn sở hữu mái tóc luôn chắc khỏe và bóng mượt hơn.

đường thốt nốt
Công dụng của đường thốt nốt

2.3 Sử dụng trong Đông Y

2.3.1 Bài thuốc nhuận tràng

Đây là một trong những bài thuốc được áp dụng rất phổ biến từ lâu đời. Vào buổi sáng sớm, cắt cụm hoa của cây rồi lấy phần nước chảy ra. Dùng nước thu được uống trực tiếp có tác dụng giải khát và giúp nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón. Bởi trong nước có một số thành phần được cho là hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

2.3.2 Hỗ trợ điều trị viêm họng

Mỗi ngày lấy 1 miếng nhỏ đường thốt nốt để ngậm và nuốt. Loại đường này có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giữ cho họng không bị khô rát. Ngậm đường là cách đơn giản giúp đẩy lùi dần triệu chứng sưng đau do viêm họng gây ra.

2.3.3 Bài thuốc lợi tiểu

Bài thuốc 1: Chuẩn bị khoảng 50g rễ cây thốt nốt. Đem rửa thật sạch, thái thành từng khúc. Cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn 1 bát. Uống trực tiếp khi thuốc còn ấm nóng, mỗi ngày 1 thang thuốc. Dùng liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 50g cây thốt nốt non đem rửa sạch và thái khúc. Tiếp đến cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ cùng với 3 bát con nước đến khi còn 1 bát thì ngưng. Uống trực tiếp nước thuốc khi còn ấm mỗi ngày 1 thang. Duy trì liên tục trong suốt 1 tuần.

Bài thuốc 3: Chuẩn bị khoảng 100g vòi hoa thốt nốt. Thái nguyên liệu thành từng lát mỏng. Cho vào ấm sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Chia lượng thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc. Uống liên tục trong khoảng 1 tuần.

2.3.4 Bài thuốc trị giun đũa

Đem cuống cụm hoa thốt nốt đi nướng nóng rồi vắt lấy nước. Thêm 1 ít đường và uống vào buổi sáng. Mỗi ngày dùng 100ml, dùng 1 ngày 1 lần. Uống trong vài ngày là có thể ra giun.

3. Cách nấu đường thốt nốt

Cách nấu đường thốt nốt cũng rất đơn giản. Nếu quan sát kỹ những người thợ nấu đường, chúng ta cũng có thể tự thực hiện được qua các bước sau đây:

Sau khi thu hoạch phần dịch nước, cho chúng vào chảo lớn đun cô đặc dần. Một lưu ý nhỏ là việc điều chỉnh ngọn lửa sẽ quyết định chất lượng đường thốt nốt. Theo kinh nghiệm nấu đường của những người thợ lành nghề cho biết: họ dùng thân cây thốt nốt già để chẻ và phơi khô để làm củi đun. Củi này sẽ cho ngọn lửa cháy đều và vừa phải, để người thợ có thể cân chỉnh việc nấu đường sao cho ngon.

Dùng đũa đảo đều đường khi đang nấu. Cho đến khi nước thốt nốt được cô đặc sệt lại. Tiếp đó, cho phần đường này sang chảo thứ 2, đun trên ngọn lửa vừa cho đến khi trở thành hạt đường, màu vàng ươm và thơm. Trung bình một mẻ đường thốt nốt cần tốn đến 3 – 4 tiếng để nấu.

đường thốt nốt
Cách nấu đường thốt nốt

Cho đường vào khuôn tròn có độ dày 2 – 3cm. Tùy vào nhu cầu của người sử dụng.

4. Những lưu ý khi sử dụng thốt nốt

Đường thốt nốt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng khi bạn sử dụng, cần lưu ý một vài điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4.1. Không sử dụng thốt nốt đã bị chua hay ôi thiu

Thốt nốt sau khi được chặt và lấy cơm bên trong. Chúng nên được sử dụng ngay hoặc bảo quản lạnh trước khi dùng. Vì chúng rất dễ lên men và bị chua khi để ở nhiệt độ môi trường bên ngoài.  Nếu bạn ăn phải thốt nốt đã bị ôi thiu hay chua thì rất dễ bị tiêu chảy, làm tăng cholesterol, tích nhiệt độc, có thể làm suy yếu thị lực.

4.2. Sử dụng một lượng thốt nốt vừa phải

Nước thốt nốt rất dễ uống và có lợi cho sức khỏe người dùng cũng như các sản phẩm khác có sử dụng thốt nốt như chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt, rượu thốt nốt,…. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng lượng thốt nốt vừa phải mỗi ngày, tránh lạm dụng quá nhiều trong chế độ ăn uống. Chẳng hạn, chỉ nên uống khoảng 500ml nước thốt nốt mỗi ngày. Nếu sử dụng quá lượng thốt nốt, bạn có thể gặp phải nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như bệnh đái đường, gây sâu răng, nổi mụn nhọt,…. 

5. Cách phân biệt đường thốt nốt thật và giả

Bởi vì cây thốt nốt chỉ phát triển ở An Giang nên sẽ rất dễ khiến nhà buôn làm đường kém chất lượng trộn lẫn vào hàng chất lượng cao. Vì vậy, để không mua phải đường thốt nốt kém chất lượng, bạn cần biết một số cách phân biệt chúng.

5.1. Đường thốt nốt thật

Đường thốt nốt thật khi nhìn vào sẽ không thấy được những tinh thể đường ánh lên. Chúng có mùi thơm của thốt nốt và hơi khét do được ngào thủ công. Đường rất mịn, có thể dùng muỗng cạo ra dễ dàng, thấy được chất bột của đường. Khi cho vào miệng sẽ cảm nhận được độ tan ngay lập tức. Đồng thời, cảm nhận được mức độ mịn cũng như không có cảm giác lợn cợn của những hạt tinh thể đường. Đường có vị ngọt dịu, đôi khi hơi chua.

đường thốt nốt
Hình ảnh cây thốt nốt

5.2. Đường thốt nốt kém chất lượng

Đường thốt nốt kém chất lượng khi quan sát kĩ sẽ thấy những tinh thể đường bên trong. Chúng không có mùi thơm của thốt nốt cũng như không có mùi khét. Khá cứng và không dùng muỗng cạo được. Khi cắt ra không thấy được chất bột bên trong mà thay vào đó là các hạt tinh thể đường. Khi ăn thử không cảm nhận được mịn mà còn lấn cấn các hạt đường. Chúng có độ ngọt gắt, không chua.

Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn tương đối đầy đủ các thông tin cần thiết về cây thốt nốt và đường thốt nốt. Hy vọng chúng sẽ hữu ích dành cho bạn. Đường thốt nốt có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, khuyên các bạn nên dùng hằng ngày với một liều lượng nhất định, sẽ tốt hơn đường tinh luyện thông thường rất nhiều đấy!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây