Góc giải đáp: xương rồng có ăn được không?

0
7430

Xương rồng có ăn được không? Ít ai biết rằng cây xương rồng xù xì, gai góc lại có thể trở thành những món ăn được chế biến cực thơm ngon và hấp dẫn. Thậm chí, món xương rồng còn là đặc sản của nhiều vùng đất trên thế giới.

Xương rồng có ăn được không và phải ăn như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất. Cùng đọc hết bạn nhé!

1. Xương rồng là loại cây gì? Có ăn được không?

Xương rồng là cây gì và xương rồng có ăn được không? Cây xương rồng là một loại cây thường sống ở vùng khí hậu khô cằn và vùng nhiệt đới. Trước đây, cây xương rồng thường xuất hiện, mọc hoang khắp nơi. Nhưng dần dần thì một số người đã trồng xương rồng trong nhà. Mục đích ban đầu để tăng thêm màu xanh cho không gian khi gia chủ không có nhiều thời gian chăm sóc.

Tuy nhiên, ít ai ngờ cây xương rồng tưởng như hoang dại, xù xì lại có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ đơn giản là loại cây để làm hàng rào, làm cảnh nữa, giờ đây xương rồng còn được dùng để chế biến món ăn.

Xương rồng có ăn được không
Cây xương rồng

Theo như các nghiên cứu khoa học đã được công bố, việc ăn lá xương rồng sẽ giúp giảm lượng cholesterol bên trong cơ thể. Xương rồng còn chống ung thư và hỗ trợ bảo vệ tế bào não. Nhiều người còn ăn xương rồng để chữa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm viêm nhiễm,…

Trên nhiều nơi trên thế giới, cây xương rồng được chế biến thành những món ăn rất ngon. Có tận hơn 350 món ăn được chế biến từ cây xương rồng.

2. Dinh dưỡng trong các món ăn chế biến từ cây xương rồng

Khi ăn xương rồng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ sức khỏe. Cây xương rồng có chứa hai hợp chất là phenolics và flavonoid. Đây là hai hợp chất có tác dụng giúp chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Nó sẽ đẩy lùi các gốc tự do. Đặc biệt là các gốc có thể gây ra bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Ngoài ra, xương rồng còn có chứa hợp chất quercetin 3-methyl. Đây cũng là một flavonoid có tác dụng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ. Hợp chất này sẽ giúp bảo vệ các tế bào thần kinh trong não.

Trên thân cây xương rồng có chứa dung dịch mang thành phần kháng sinh. Dung dịch này còn được dùng để chữa bệnh phong thấp, phù thũng. Đặc biệt nó còn chữa mụn cóc, chữa các bệnh ngoài da. Nước thuốc sắc từ thân cây xương có thể chữa được bệnh gút.

Xương rồng có ăn được không
Cây xương rồng có thể giúp chữa bệnh hiệu quả

Người ta còn thường dùng nhựa từ thân cây để làm thuốc chữa đau bụng. Thế nhưng, muốn gia tăng hiệu quả thì cần trộn với một ít vị thuốc khác. Điều này nhằm để giảm tác dụng từ xương rồng quá mạnh. Nhiều người đồng thời cũng sử dụng cây xương rồng để khử trùng. Trong bộ môn y học cổ truyền Trung Quốc, người ta dùng cây xương rồng để giúp hoạt huyết, thanh nhiệt, giúp giải độc, trị táo bón và trị bệnh ho. Mặc dù xương rồng có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhưng cũng không nên lạm dụng nó. Việc tập luyện thể dục sẽ giúp ít nhiều cho sức khỏe của bạn. Hành động đạp xe đạp tập thể dục mỗi ngày 30 phút giúp tăng cường sức khỏe, tuổi thọ của bạn.

3. Xương rồng nào ăn được, chế biến thế nào?

Giống như nguyên liệu nha đam, phần thịt sâu bên trong gai của cây xương rồng thường được dùng để nấu chè hoặc dùng để làm gỏi. Nước thịt từ cây xương rồng nếu sử dụng và pha với mật ong uống mỗi ngày thì có tác dụng giúp long đờm, trị ho khan và viêm họng. Cây xương rồng  không những thế còn có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Nó sẽ giúp cổ họng luôn thông thoáng.

Có một sự thật thú vị là xương rồng đã từng là một món ăn “cứu đói” khi người dân không có gì để làm lương thực trong mùa bão lụt. Từ một nguyên liệu với “chức năng” cực kỳ đặc biệt như thế, các món ăn từ xương rồng nay đã trở thành đặc sản xứ Quảng. Đây là “đặc sản” bạn cần phải thử khi đặt chân đến vùng đất này.

Từ lâu thì người dân Quảng Nam đã biết chế biến lá xương rồng thành nhiều món khác nhau rất thơm ngon. Ví dụ như họ sẽ luộc xương rồng chấm mắm. Có nhà dùng để nấu canh chua, kho cá,… Đôi khi họ mang xào tỏi, xương rồng nấu với tôm đồng, xương rồng dùng để xào đậu phụ hay xương rồng kho, làm gỏi … Thật đa dạng phải không nào?

Cũng theo như kinh nghiệm của người dân địa phương, để có nấu được một món ăn ngon, khâu quan trọng nhất đó là chọn những lá xương rồng non. Quả xương rồng có ăn được không? Quả xương rồng không những ăn được mà còn ăn rất ngon. Lá non và quả xương rồng là hai phần tuyệt vời nhất của loại cây này. Bởi vì khi ăn sẽ tỏa ra vị ngọt, xương rồng mềm, thơm phức.

Xương rồng có ăn được không
Chế biến cây xương rồng

Xương rồng trước khi muốn chế biến cần phải sơ chế bỏ lớp vỏ và màng xanh bên ngoài. Sau đó bạn thái mỏng và luộc chín để nguyên liệu bớt nhớt. Sơ chế cho đến khi miếng xương rồng ngả sang màu vàng là được. Sau đó, những miếng xương rồng này được nghiền nát ra và có thể được chế biến thành các món ăn ngon như bạn muốn.

Xương rồng có ăn được không? Giờ đây bạn đã có câu trả lời. Xương rồng không chỉ ăn được mà còn ăn rất ngon, ăn rất bổ dưỡng. Trên đây chính là những gợi ý của chúng tôi khi bạn muốn thử món ăn thú vị này. Tiếp tục theo dõi nhiều bài viết từ    amthucbonmua.vn mỗi ngày ngày để khám phá thêm những món ăn ngon, độc, lạ bạn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây