Gout Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Bệnh Gout Để Điều Trị

0
1189

Gout là gì? Gout là một loại bệnh thuộc một trong những căn bệnh viêm khớp nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh gout gây nên tình trạng sưng đỏ, đau nhói đột ngột ở các vị khớp khác nhau trên cơ thể. Gout còn được gọi là bệnh thống phong, bệnh gút.

Bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bệnh gout là gì, triệu chứng cụ thể của bệnh ra sao, bệnh có nguy hiểm không và cách chữa trị bệnh như thế nào là hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn sẽ tìm thấy mọi thông tin cần thiết liên quan đến bệnh gout trong bài viết này.

gout là gì
Bệnh gout là gì?

1. Gout là gì?

Gout là một loại bệnh liên quan đến viêm khớp, gây nên tình trạng sưng đỏ, đau nhói đột ngột ở các vị khớp khác nhau trên cơ thể.

  • Bệnh gout có nguồn gốc từ tiếng pháp là Goutte, hay còn được gọi theo tên tiếng Việt là bệnh gút. Trong tất cả các loại bệnh về viêm khớp thì bệnh gout thuộc diện nguy hiểm và gây ra những cơn đau dữ dội nhất.
  • Bệnh gout xuất hiện khi tinh thể urate tích tụ bên trong khớp. Tinh thể urate được hình thành khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Acid uric là kết quả từ sự phân hủy tự nhiên của RNA và DNA. Cơ thể tạo ra acid uric khi nó phá vỡ nhân purin. 
  • Acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng sự phá vỡ nhân purin trong thận khiến cho quá trình lọc acid uric từ máu giảm, từ đó gây nên tình trạng aicd uric tích tụ bên trong cơ thể. Và tạo thành những tinh thể bén nhọn, tập trung ở các mô quang khớp gây đau, sưng và viêm.

2. Các loại bệnh gout

Sau khi đã biết bệnh gout là gì, thì dưới đây là cách phân loại bệnh gout. Việc phân loại bệnh gout giúp việc điều trị hiệu quả hơn với từng loại bệnh.

Bệnh gout hiện nay được chia làm 3 loại: 

  • Gout nguyên phát: Chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên hay uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine.
  • Gout thứ phát: Do tăng lượng acid uric máu vì nguyên nhân tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm đào thải qua thận hoặc là do cả hai nguyên nhân trên.
  • Gout bẩm sinh: Khoa học hiện đại đã chứng minh và đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gout. Cả năm loại gen này đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Nên trường hợp mắc bệnh bẩm sinh cũng không thể không nhắc tới.
gout là gì
Bệnh gout là gì?

3. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gout là gì

Bệnh gout thường ít gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi (trừ những trường hợp bẩm sinh). Đối với phụ nữ thì những người sau tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn, còn với nam giới thì ở độ tuổi khoảng 30 đến 60 thì bệnh này có thể xảy ra. Đặc biệt những người hay bị thừa cân và béo phì thì nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Dưới đây là câu trả lời cụ thể cho thắc mắc về “gout là gì và triệu chứng của bệnh”.

3.1. Dấu hiệu của bệnh gout là gì?

  • Xuất hiện các cơn đau khớp dữ dội. Người bệnh thường xuyên bị đau đột ngột. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái, nhưng những cơn đau này cũng có thể xảy ra ở bất kì các khớp xương nào. Các khớp thường bị đau nhức là mắt cá chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay, cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể kéo dài nhanh hay lâu tùy vào diễn biến bệnh.
  • Khớp bị sưng đỏ lên. Bạn sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu phù nề, sưng và đỏ lên ở vị trí khớp bị đau. Nhiều khi, còn có các vết thâm tím và bong tróc da.
  • Khả năng vận động linh hoạt của các khớp cũng từ đó mà bị giảm sút. Lý do là bởi các tinh thể acid uric tích tụ nhiều xung quanh khớp. Chúng giống như vật cản gây khó khăn, thậm chí là rất đau khi vận động các khớp.
  • Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm. Từ đó, dẫn đến mất ngủ hay về lâu dài còn có thể bị stress. Cơn đau bộc phát từ 5 đến 8 tiếng sau khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều đạm như cá, thịt bò, hải sản…. Khi bạn uống rượu bia thì các cơn đau cũng sẽ xuất hiện dữ dội do lượng acid uric được tạo ra nhiều trong cơ thể.
  • Khó chịu sau những cơn đau: Điều này sẽ diễn ra trong một thời gian dài từ vài ngày cho đến vài tuần thậm chí là lâu hơn.
gout là gì
Cơn đau dữ dội ở ngón chân cái là dấu hiệu của bệnh gout

3.2. Triệu chứng của bệnh gout cấp tính và mãn tính

  • Bệnh gout cấp tính: Hầu hết các cơn đau sẽ xuất hiện vào ban đêm hoặc có thể tự phát sau một bữa ăn có chứa nhiều chất đạm, uống nhiều rượu bia. Thường bị đau ở các khớp bàn chân, ngón chân (đặc biệt là ngón chân cái), cổ chân, gối hay lên đến cái ngón tày bàn tay, cổ tay… Vị trí bị đau sẽ sưng đỏ và nóng. Cơn đau sẽ giảm dần về sáng.
  • Bệnh gout mãn tính: Có sự xuất hiện của các hạt tophi. Hạt tophi được hình thành là do các muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết nhiều năm tạo thành các khối dưới da. Các cơn đau khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ dữ dội hơn rất nhiều so với cấp tính. Những tinh thể muốn tophi này có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có hình khối màu trắng thường xuất hiện tại các vùng khớp sưng lên.
gout là gì
Hạt tophi xuất hiện tại vị trí sưng đỏ ở các khớp ngón tay

4. Các giai đoạn cụ thể của bệnh gout là gì?

Ngoài câu hỏi gout là gì thì các giai đoạn của bệnh gout cũng được quan tâm.

4.1. Giai đoạn đầu

Nồng độ acid uric trong máu đã cao hơn bình thường, nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh gout. Người bị mắc bệnh gout chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên sau khi đã bị sỏi thận.

4.2. Giai đoạn giữa

Lượng acid uric trong máu lúc này rất cao. Người bệnh sẽ thường gặp phải những cơn đau nhưng không kéo dài và mức độ đau vẫn chưa quá nhiều. Càng về lâu dài thì tần số xuất hiện sẽ thường xuyên hơn và cũng sẽ đau đớn hơn rất nhiều. 

Ở giai đoạn này, các hạt tophi có thể xuất hiện một vài trường hợp thì nhiều năm sau mới có. Khi đã xuất hiện thì số lượng có thể tăng lên nhanh chóng, thậm chỉ gây ra lở loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân.

4.3. Giai đoạn cuối

Các triệu chứng tăng dần, các tinh thể acid uric tấn công đến nhiều vị khớp trên cơ thể hơn. Nhưng đa phần các trường hợp mắc bệnh, đều đã điều trị từ giai đoạn đầu hoặc trễ nhất là khi bệnh chuyển sang giai đoạn giữa. Rất hiếm trường hợp để tình trạng bệnh nặng hơn. Vì đến giai đoạn cuối này mức độ của các cơn đau đã tăng lên rất nhiều và cũng rất nguy hiểm.

5. Cách điều trị bệnh gout

Điều đầu tiên để điều trị bệnh gout hiệu quả là bạn phải tìm hiểu thông tin về nó. Biết được gout là gì, biết được phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và các giai đoạn của nó sẽ giúp cho chúng ta điều trị hiệu quả hơn.

5.1. Nguyên tắc điều trị bệnh gout là gì?

Điều trị viêm khớp cấp đầu tiên, khi tình trạng viêm khớp đã hết thì mới tiến hành làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Sau khi điều trị viêm khớp thì thực hiện hạ axit uric trong máu. Cuối cùng, điều trị các biến chứng sau bệnh như: tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì…

5.2. Sử dụng thuốc làm giảm lượng axit uric trong máu

Sử dụng thuốc làm giảm lượng axit uric trong máu, đồng thời hạn chế sự tích tụ urat tại các khớp theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Thuốc làm giảm lượng acid uric trong máu được phân là ba nhóm: 

  • Nhóm ức chế tổng hợp axit uric: Cơ chế chủ yếu là ức chế men xanthin oxidase; do đó ức chế chuyển hypoxanthin thành xanthin.
  • Nhóm tăng sự đào thải: Tăng quá trình đào thải acid uric ở cầu thận và ức chế sự tái hấp thu ở ống thận. 
  • Nhóm làm tiêu giảm axit uric: Uricozym có tác dụng chuyển acid uric thành allantoin hòa tan. Nhờ vậy là lượng acid uric giảm rõ rệt.

Khi bệnh gout đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì dùng thuốc làm giảm axit uric trong máu (nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric) sẽ tránh dẫn tới biến chứng suy thận. Và thêm một vài thuốc khác theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Đồng thời, phẫu thuật cắt bỏ các hạt tophi ở chân hoặc tay nếu phát triển quá lớn; gây ảnh hưởng đến vận động.

Việc sử dụng thuốc đặc trị bệnh gout sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, những tác dụng phụ này có thể kéo dài đến hết quá trình bạn điều trị hoặc kể cả sau khi đã ngưng điều trị. Nhưng bạn không cần quá lo lắng và cứ thực hiện đúng theo chỉ định cũng như liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

5.3. Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, người bệnh cần có một thực đơn ăn uống hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị để tránh tình trạng acid uric tăng quá cao trong máu.

gout là gì
Thuốc điều trị cơn gout cấp tính

6. Cách phòng ngừa bệnh gout

Giới trẻ ngày nay mắc bệnh gout nhiều. Nghiên cứu cho thấy mức độ trẻ hóa của bệnh ngày càng tăng; do một bộ phận giới trẻ sử dụng rượu bia quá nhiều hay ưa chuộng các món nhiều dầu mỡ chiên xào; giới trẻ ngày nay cũng không quá chú ý, thậm chí nhiều người không biết gout là gì … Vì vậy bạn nên ăn uống lành mạnh cùng nếp sống điều độ ngay từ hôm nay. Kết hợp tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, tránh mắc bệnh.

  • Không sử dụng rượu bia, hạn chế uống đồ ngọt, cà phê hay thức uống có ga. Thay vào đó bạn phải uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
  • Giảm bớt các loại thực phẩm chứa nhiều protein từ động vật như thịt đỏ, các loại hải sản, gia cầm, nội tạng động vật. Bạn có thể sử dụng protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Ăn các thực phẩm có chứa lượng chất xơ nhiều như rau xanh, các loại củ, quả.
  • Bạn nên duy trì tốt trọng lượng cơ thể, tránh để béo phì. Nếu bạn đang bị béo phì thì bạn nên giảm cân. Việc giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Kết hợp việc ăn uống điều độ với tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe và duy trì tốt thể trạng, tránh việc tăng cân. Khi bạn tập thể dục thì quá trình đào thải trong cơ thể cũng diễn ra thuận lợi hơn. Nên chọn những bài tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến các khớp.
gout là gì
Tập thể dục giúp hỗ trợ phòng bệnh gout

7. Kết luận

Những thông tin về bệnh gout là gì, dấu hiệu triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh gout được cung cấp trong bài viết trên. Hy vọng sẽ là kiến thức bổ ích cho bạn cùng gia đình và người thân để có được một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây