Ho ăn tôm được không? Giải đáp đến từ chuyên gia

0
1223

Ho ăn tôm được không là quan tâm của rất nhiều người. Để giải đáp thắc mắc này và biết cách xử lý khi bị ho bạn có thể tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây. 

Tôm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Tôm được biết đến là thực phẩm bổ sung canxi, protein và khoáng chất hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng việc ăn tôm khi bị ho sẽ khiến tình trạng ho thêm trầm trọng hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 

1. Ho ăn tôm có được không?

Ho là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Khi ho có tác dụng tống dị vật, vi khuẩn và bụi bẩn ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp. Khi bị ho, mọi người có xu hướng từ bỏ một số loại thực phẩm. Đặc biệt, nhiều người cho rằng tôm là nguyên nhân khiến triệu chứng ho trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào ủng hộ quan điểm này.

ho ăn tôm được không
Tôm là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích  

Vậy trẻ ho ăn tôm được không? Câu trả lời là được. Thịt tôm là phần chứa nhiều protein và kẽm. Các chất này dễ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bị ho cần chú ý loại bỏ phần vỏ tôm và chú ý cách chế biến. Bởi phần vỏ tôm chứa nhiều kitin-một chất tạo nên vỏ của nhiều loài giáp xác. Khi ăn phần vỏ tôm có thể gây kích ứng niêm mạc họng, gây ho. Đối với trẻ nhỏ, không chỉ gây kích ứng niêm mạc họng mà vỏ tôm còn gây cản trở đường tiêu hóa bởi vỏ tôm là kitin không thể tiêu hóa được. 

2. Làm sao để ăn tôm đúng cách khi bị ho?

Như đã đề cập ở trên, người bị ho có thể ăn tôm sau khi bóc vỏ và bỏ vỏ. Ngoài ra, việc chế biến món ăn cũng góp phần quan trọng trong việc bảo toàn chất dinh dưỡng và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Vậy khi bị ho nên ăn tôm như thế nào? Người bệnh có thể chế biến tôm thành tôm luộc, tôm hấp,…

Cha mẹ có thể bóc vỏ tôm nấu cháo hoặc xay thành cháo hoặc súp cho các bé ăn khi bị ho. Đây là những thực phẩm dễ tiêu hóa, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ. Dưới đây là những cách giúp giảm triệu chứng ho. Bạn có thể xe thêm cháo tôm kỵ với rau gì để hiểu rõ hơn về món dinh dưỡng này và trị ho đúng cách nhé.

ho ăn tôm được không
Trẻ có thể ăn những món như cháo tôm đã bóc vỏ khi bị ho

3. Cần làm gì để cải thiện bệnh ho

Để tình trạng ho không nặng thêm người bệnh ho cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt.

3.1. Bị ho nên kiêng gì?

  • Hạn chế thức ăn cay: thức ăn cay có thể gây kích ứng vòm họng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ho.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán: cụ thể là gà rán, khoai tây chiên,… Những thức ăn này khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, dễ gây kích thích, dễ gây ho.
  • Tránh thức ăn lạnh: Hầu hết các cơn ho đều xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm lạnh, vì vậy không nên uống nước lạnh, đá bào và các thức ăn lạnh khác… thức ăn chưa được hâm nóng. Nếu ăn những thực phẩm này, người bệnh dễ mắc các bệnh về đường ruột, tỳ vị hư yếu, dạ dày. Vì vậy, khi bị ho, tốt nhất bạn không nên ăn kem, không uống nước lạnh, không ăn đá bào, không lấy thức ăn chưa làm nóng trong tủ lạnh ra,…
  • Hạn chế rượu bia và đồ uống có ga: Thành phần cồn trong rượu bia có ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Người bị ho sẽ cảm thấy ngứa cổ họng, tạo điều kiện cho cơn ho tiếp tục kéo dài.
ho ăn tôm được không
Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị ho

3.2. Bị ho nên ăn gì?

  • Ăn thức ăn lỏng: Thức ăn lỏng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không những vậy, chúng còn có thể giảm ngứa họng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể luộc canh hoặc nấu cháo.
  • Cam, chanh, bưởi, dứa, ổi, xoài, táo và các loại trái cây khác chứa nhiều vitamin C có tác dụng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giải độc, đẩy lùi bệnh tật. Nên ăn những loại quả này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, vì ăn lúc đói sẽ không tốt cho dạ dày.
  • Khi bị ho, người bệnh cũng có thể sử dụng viên ngậm ho bạc hà để giúp thông họng, thông mũi. Nhưng đối với bệnh viêm họng, đau đỏ thì không nên lạm dụng.
  • Người bị ho, đau họng nên uống mật ong và vài lát chanh / quất. Sau khi ăn sáng, người bệnh có thể uống 1 – 2 thìa mật ong hoặc uống một cốc nước chanh pha mật ong với nước ấm. Hỗn hợp này có tác dụng kháng khuẩn và chống ho rất tốt.
ho ăn tôm được không
Cam, bưởi rất giàu vitamin C tốt cho người bị ho

3.3. Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Giữ ấm cơ thể nhất là khi thời tiết trở lạnh. Thời tiết thay đổi không ổn định có thể ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Vì vậy, người bị ho khi ra ngoài nên giữ ấm, đặc biệt là vùng họng để bệnh không nặng hơn.
  • Dọn dẹp nhà cửa và không gian sống thường xuyên. Giữ nhà cửa sạch sẽ có thể ngăn ngừa các chất gây ho như bụi và vi khuẩn.
  • Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Đặc biệt là những cơn ho nặng do bệnh lao và hen suyễn. Các bệnh này có thể lây truyền cho người khác qua đường hô hấp.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: vận động thường xuyên giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Từ đó, cơ thể có đủ năng lực để chống lại các tác nhân gây ho.

Trên đây là giải đáp thắc mắc ho ăn tôm được không? Có thể nói những người bị ho kiêng ăn tôm là không chính xác. Tuy nhiên, những người có tiền sử dị ứng với tôm nên tránh loại thực phẩm này. Vì ăn tôm nhiều có thể bị dị ứng nhiều lần dẫn đến ho dai dẳng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây