Ho Ra Máu – Hiện Tượng Nghiêm Trọng Cần Chữa Trị Kịp Thời

0
1104

Ho ra máu là hiện tượng những giọt máu bắn ra, có màu đỏ tươi, thường lẫn trong đờm. Tình trạng này có thể xuất phát từ những bệnh lý nghiêm trọng khác liên quan đến phổi. Cần phải chữa trị kịp thời. hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là hiện tượng máu từ đường hô hấp dưới dạng ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một hiện tượng liên quan tới nhiều bệnh. Trong đó có các bệnh liên quan đến phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Ngoài ra, hiện tượng này có thể là biến chứng của quá trình nội soi phế quản.

ho ra máu
Ho ra máu là gì?

Lượng máu nôn ra trong lúc ho có thể thay đổi từ một lượng nhỏ lẫn với đờm bình thường đến một lượng lớn máu nguyên chất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hiện tượng này. Các triệu chứng có thể khác nhau như sốt và khó thở có thể xuất hiện.

2. Triệu chứng ho ra máu

Ho ra máu là hiện tượng bắn ra các hạt máu khi ho. Lượng máu này thường sẽ dính lẫn với đờm và không có bọt. Hiện tượng này thường biểu hiện qua các triệu chứng như là sốt, khó thở, ngực đau tức khó chịu.

Nếu người bệnh bị khạc ra máu ở tình trạng nặng, có thể biểu hiện qua những hiện tượng như da sẽ nhợt nhạt, mạch đập nhanh hơn bình thường, huyết áp thấp, suy hô hấp. Có trường hợp môi của bạn và các đầu chi sẽ tím tái.

3. Nguyên nhân gây ho ra máu

Hiện tượng này có thể nguy hiểm nhưng hầu hết các nguyên nhân đều không nghiêm trọng. Hiện tượng này là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh đường hô hấp nhỏ. Chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm vi rút. Đôi khi là do máu trong mũi chảy xuống cổ họng và thoát ra dạ dày thông qua một cơn ho. Máu như vậy không được coi là ho ra máu.

Ho ra máu có thể do các nguyên nhân lành tính hoặc từ các bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân lành tính có thể kể đến là do cổ họng sưng viêm. Người bệnh cố ý khạc thật mạnh để ra đờm khiến các mạch máu nhỏ bên trong bị vỡ, dẫn đến hiện tượng này. Hoặc có dị vật trong họng, người bệnh có thể khạc ra khiến máu tươi bắn thành từng đợt. Trường hợp này cần phẫu thuật lấy dị vật ra khỏi cơ thể.

3.1. Nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân ho ra máu thường gặp nhất là do nhiễm trùng. Trong số các nguyên nhân của các trường hợp người lớn, 70 đến 90% là do các nguyên nhân như:

  • Viêm phế quản
  • Giãn phế quản. Là sự giãn nở bất thường, không thể phục hồi của một phần đường hô hấp hoặc đường thở (phế quản)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Hít phải vật chất lạ
  • Ung thư phế quản phổi
  • Lao phổi
  • Áp xe phổi, là hiện tượng ho, khạc đờm, mủ, ho máu, tức ngực, khó thở
  • Viêm phổi
  • Tắc mạch phổi, bệnh nhân cảm thấy đau ngực, khó thở, ho máu
ho ra máu
Nguyên nhân gây ra ho ra máu

Bên cạnh đó, đây còn là hiện tượng đến từ các nguyên nhân do các bệnh lý gây ra.

3.2. Giãn phế quản, viêm phế quản

Giãn phế quản và viêm phế quản là hiện tượng đường hô hấp bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Nếu người bệnh không phát hiện và có hướng điều trị đúng đắn sẽ dẫn tới xơ hóa. Nghiêm trọng hơn có thể phế quản sẽ mất đi sự đàn hồi và đường hô hấp của bạn sẽ ở trạng thái vô cùng nhạy cảm.

Khi phế quản bị tổn thương, các mạch máu bên trong cũng có những sự thay đổi đột ngột dẫn tới tình trạng này. Và người bệnh sẽ mắc thêm các triệu chứng khác như đau ngực, sụt cân, sốt từng cơn dai dẳng.

3.3. Ung thư phế quản

Ung thư phế quản thường hay gặp ở những người từ độ tuổi 40 trở lên và hút nhiều thuốc lá. Ung thư phế quản khá hiếm gặp nhưng khó phát hiện. Lượng máu người bệnh ho ra sẽ không nhiều, đi kèm với đó là những cơn ho trong thời gian dài.

3.4. Nhiễm trùng đường hô hấp

Khi đường hô hấp bị tấn công bởi vi khuẩn và virus. Nếu cơ thể của bạn không thể tự kháng thì lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng bị nhiễm trùng. Biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp là sốt, ho có đờm và ho ra máu. Một số trường hợp có thể đau ngực khi ho.

3.5. Lao phổi

Lao phổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Khi bị lao phổi, người bệnh sẽ thường bị những cơn sốt “hoành hành” vào buổi chiều tối. Kèm theo với đó sẽ là những triệu chứng khác như cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân, chán ăn và ho ra máu.

3.6. Dị dạng mạch phổi

Dị dạng mạch phổi là hiện tượng khi phổi có hình thù khác biệt từ khi mới sinh ra. Khi gặp những tác nhân môi trường gây hại, phổi sẽ bị tổn thương và gây ra hiện tượng này. Bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra và xin được lời khuyên hợp lý.

3.7. Nấm phổi, áp xe phổi

Những người bị suy giảm miễn dịch hay sau khi bị nhiễm HIV thì phổi sẽ bị nấm. Lúc này sẽ gây ra những cơn ho kèm theo máu xuất hiện. Làm người bệnh cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi.

4. Điều trị ho ra máu

4.1. Bác sĩ sẽ làm gì khi bệnh nhân ho ra máu?

4.1.1. Cần gặp bác sĩ

Khi bị khạc ra máu, chúng ta cần gặp bác sĩ để được khám và chữa bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ, chúng ta sẽ phải khai báo về các triệu chứng và tiền sử bệnh, sau đó khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ điều tra về tiền sử bệnh như:

  • Cơn ho đã kéo dài bao lâu
  • Các tác nhân cụ thể (lạnh, làm việc quá sức hoặc nằm nhiều)
  • Lượng máu nôn ra do ho ra máu (số lượng sọc, một thìa cà phê hoặc một cốc)
  • Các triệu chứng khác như sốt, giảm cân, đau ngực

Nếu ho ra máu nặng, dai dẳng hoặc không rõ nguyên nhân thì cần phải xét nghiệm. Nếu bạn bị ho ra máu quá nhiều, hãy điều trị trước khi xét nghiệm để ổn định tình trạng bệnh.

4.1.2. Chụp X-quang hoặc chụp CT

Chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT) và nội soi phế quản được thực hiện. Nếu kết quả chụp X-quang phổi bất thường hoặc nếu có một số yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu khuyết tật. Khi nội soi phế quản được thực hiện, một ống soi mềm được đưa vào đường thở và phế quản để kiểm tra. Đôi khi cần nội soi phế quản để xem máu có phải từ đường thở dưới hơn là từ mũi, dạ dày hoặc ruột hay không.

Các bác sĩ thường kiểm tra ung thư phổi đơn giản khi có máu trong đờm của một người. Đặc biệt nếu người đó là người hút thuốc trên 40 tuổi. Và nếu anh ta bắt đầu hút thuốc ở tuổi vị thành niên, ngay cả những người hút thuốc trẻ hơn.

Hướng điều trị hiện tượng này hiệu quả nhất là tuân theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Ngay từ khi mới xuất hiện hiện tượng này, người bệnh không nên chủ quan mà hãy tới các cơ sở y tế để được chữa bệnh sớm nhất. Bạn cần điều trị cùng lúc cả cơn ho ra máu và bệnh lý liên quan tới hiện tượng này.

ho ra máu
Điều trị ho ra máu

4.2. Hồi sức kết hợp thông khí phế nang

Hồi sức kết hợp thông khí phế nang để oxy được cung cấp và lưu thông trong cơ thể được dễ dàng hơn.

4.3. Bồi phụ khối lượng tuần hoàn

Phương pháp này thường được sử dụng đường truyền kích thước lớn để truyền máu vào cơ thể. Bù vào lượng máu đã mất khi ho. Người bệnh trong tình trạng này cần tránh vận động mạnh và ở nơi yên tĩnh.

4.4. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp

Người bị bệnh ho ra máu phải xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống và có chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh nên ăn các loại đồ ăn dạng lỏng như cháo, súp, miến, mì. Kết hợp bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Và đặc biệt là cần phải tránh ăn các loại thức ăn khó tiêu, các loại đồ uống có ga và các chất kích thích.

4.5. Luyện tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Không chỉ giúp phòng chống bệnh ho ra máu, mà còn có thể phòng chống các bệnh tật khác. Đặc biệt, khi chơi thể thao còn giúp cho tim mạch và phổi hoạt động tốt. Tăng cường thể lực cũng như sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Các môn thể thao mà các bạn có thể dễ dàng tham gia và tập luyện thường xuyên như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ,… Các môn thể thao này không chỉ giúp bạn có được một sức khỏe tốt. Mà còn giúp bạn có được các mối quan hệ với mọi người. Từ đó, không chỉ giúp bạn có được sức khỏe tốt, mà còn giúp bạn cải thiện được chất lượng cuộc sống hằng ngày.

4.6. Thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo các hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị ho ra máu có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm ho terpin codein và morphin nếu ho nhiều
  • Thuốc Desmopressin, có tác dụng hạn chế tối đa lượng máu đưa ra cùng những cơn ho
  • Thuốc adona, adrenoxyl giúp thành mạch tăng sức đề kháng giúp những cơn ho ra máu giảm đáng kể.
  • Bổ sung thêm vitamin K nếu bị suy gan
ho ra máu
Ho ra máu cần phải chữa trị kịp thời

5. Những lưu ý khi bị ho ra máu

5.1. Lưu ý khi ho ra máu tại nhà

Khi bạn bị ho ra máu và cảm thấy mệt mỏi tại nhà. Các bạn cần nằm xuống nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh và xúc động về mặt tinh thần. Sau đó nhờ người thân hay những người xung quanh liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ sớm nhất. Sau khi được sơ cứu tại các cơ quan y tế gần nhà. Các bạn cần đến các bệnh viện để được khám kỹ hơn và chụp cắt lớp phổi (CT) để chẩn đoán bệnh.

Nếu khi ho ra máu bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt do đói thì bạn nên ăn một bữa phụ để tránh bị kiệt sức. Đặc biệt, các bạn cần ăn các loại thức ăn dạng sệt hoặc lỏng. Người bệnh không được uống bất kỳ loại thuốc cầm máu, thuốc ho, thuốc an thần nào mà chưa có sự cho phép hay kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn cũng nên mang theo các loại thuốc mà mình đang sử dụng điều trị các bệnh lý khác để bác sĩ có cơ sở tốt hơn khi chẩn đoán bệnh.

5.2. Lưu ý khi chụp cắt lớp phổi

Nếu bạn được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp phổi thì bạn cần biết quy trình làm việc của bác sĩ. Cụ thể là các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng các dấu hiệu khác. Đi kèm triệu chứng ho ra máu và xác minh cụ thể xem liệu bạn có đang mang thai hay không. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư phổi hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thì nên báo ngay với bác sĩ. Bạn cần phải bỏ tất cả các loại trang sức cũng như vật dụng là kim loại trên người trước khi bước vào phòng chụp CT. Kim loại sẽ khiến kết quả chụp CT không còn chính xác nữa.

Khi vào phòng chụp CT, các bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả chụp CT tốt nhất.

Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn khá đầy đủ các thông tin về hiện tượng ho ra máu. Hy vọng chúng sẽ hữu ích dành cho bạn. Nếu gặp các hiện tượng này, các bạn cần gặp ngay bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời. Tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây