Khoai tây mọc mầm còn ăn được không là câu hỏi của nhiều người bởi khoai tây là loại củ dễ mọc mầm. Nếu lưu trữ quá lâu sẽ sản sinh ra chất độc. Đặc biêt khi bà bầu ăn khoai tây mọc mầm lại càng gây tổn hại hơn nữa.
Khoai tây cũng như những loại củ thông thường khác. Khoai tây nếu để quá lâu hay không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến mọc mầm. Nhưng một số người sẽ tiếc mà không nỡ bỏ. Họ đều không biết rằng khoai tây mọc mầm còn ăn được không.
Nội dung bài viết
1. Khoai tây mọc mầm còn ăn được không?
1.1. Ăn khoai tây mọc mầm có độc không?
Trong khoai tây có những hợp chất dinh dưỡng solanine và chaconine-alpha tự nhiên tốt cho cơ thể. Hai loại hợp chất này sẽ rất tốt cho cơ thể nếu dùng với hàm lượng nhỏ. Hai hợp chất này có đặc tính kháng sinh nên sẽ giúp hạ nhiệt và hạ cholesterol hiệu quả. Nhưng khi khoai tây mọc mầm thì hàm lượng này sẽ càng tăng cao và gây độc đối với cơ thể.
Khoai tây sẽ dễ dàng mọc mầm khi ở trong môi trường ẩm ướt. Khi mọc mầm thì hàm lượng glycoalkaloid có mặt trong khoai sẽ càng tăng lên. Lúc này các chất tinh bột sẽ biến thành alcaloit gây hại cho sức khỏe người dùng. Trong khi với củ khoai bình thường thì chỉ có ở lá, thân và mầm mới có.
1.2. Tác hại của ăn khoai tây mọc mầm
Nếu chẳng may ăn phải khoai tây đã mọc mầm, nhẹ thì sẽ gây ra các vấn đề cho đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Còn nếu trong trường hợp trầm trọng hơn sẽ dẫn đến mê sảng, giãn đồng tử, sốt theo từng cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, tê liệt, thở chậm lại,… thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu trứng trên thường sẽ xuất hiện vài giờ đến 1 ngày từ thời điểm ăn phải khoai tây mọc mầm.
Đặc biệt những ai đang mang thai thì tuyệt đối không nên sử dụng khoai đã mọc mầm. Bởi vì chúng sẽ có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Quá trình phục hồi thường sẽ còn tuỳ thuộc vào mức độ ngộ độc cũng như cách thức để điều trị. Thông thường thì quá trình phục hồi sẽ có thể kéo dài trong khoảng 1 đến 3 ngày. Có những người bị nặng hơn sẽ phải nằm viện để điều trị. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn khoai tây đã mọc mầm nhé!
2. Cách phòng chống tình trạng ngộ độc khoai tây mọc mầm
- Sau khi bạn mua khoai tây về thì nên ăn ngay. Gọt bỏ đi lớp vỏ và bỏ phần mầm xanh. Đặc biệt khi thấy khoai đã mọc mầm rồi thì nên bỏ đi luôn.
- Không nên mua những loại khoai nào đã được gọt vỏ sẵn
- Nên sử dụng các phương pháp chế biến ở nhiệt độ cao khoảng 170 độ C như chiên, xào,… Nhiệt độ này sẽ giúp phân hủy đi hoàn toàn những chất độc hại bên trong khoai tây. Bên cạnh đó, cách chế biến này cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đến lượng chất glycoalkaloid trong khoai tây. Nếu sử dụng dầu chiên thì lượng glycoalkaloid sẽ giảm xuống. Tuy nhiên nếu như bạn luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng thì lại không mang được tác dụng tương tự.
- Trước khi sử dụng hãy loại bỏ đi những phần nào tập trung nhiều glycoalkaloid. Chúng thường sẽ tập trung vào các mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hay những phần nào bị dập nhiều. Cách làm này sẽ giúp làm giảm nhiễm độc của khoai tây.
- Nhưng thật ra những cách trên vẫn chưa đảm bảo được an toàn tuyệt đối. Nếu thấy khai đã có dấu hiệu mọc mầm thì tốt nhất bạn nên vứt đi luôn để an toàn cho bản thân và gia đình.
3. Bảo quản khoai tây mọc mầm còn ăn được không?
- Trước khi mua hay thu hoạch, bạn cần kiểm tra sàng lọc lại. Như vậy mới có thể loại bỏ hoàn toàn những củ dập, rách vỏ hay những những chỗ có dấu hiệu nào bị hư hỏng. Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm, hãy lựa chọn ra những quả bị mọc mầm mà chế biến trước. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng hỏng. Còn nếu không thì hãy bỏ hẳn đi.
- Không tích trữ khoai tây quá nhiều hay quá lâu.
- Bảo quản khoai ở những môi trường thoáng mát và tối. Đặc biệt tránh những nơi nào có ánh sáng mặt trời hay những khu vực có độ ẩm cao.
- Nên bọc khoai tây trong bao lưới khi đem khoai tây về. Nếu không có túi, bạn có thể thay thế bừng loại hộp có lỗ thông hơi. Rồi sau đó ấy một tờ báo để đặt vào giữa những củ khoai tây. Còn phần nắp bạn cũng sử dụng một từ báo để đậy hộp lại.
- Trong thời gian bảo quản hãy kiểm tra định kỳ và thường xuyên. Như vậy mới có thể nhanh chóng phát hiện ra các hư hỏng. Cách này cũng sẽ giúp cho khoai hư hỏng lây nhiễm sang những củ khác.

- Theo một số bài nghiên cứu thì chúng ta cũng không nên bảo quản khoai tây chung nơi với hành tây. Vì điều này sẽ giúp đẩy nhanh hơn quá trình mọc mầm của khoai.
Qua bài viết trên, ắt hẳn bạn cũng đã biết được khoai tây mọc mầm còn ăn được không rồi đúng không? Vì vậy để hạn chế khoai tây mọc mầm, khi lựa chọn bạn nên chú ý đến hình dáng. Trước khi dùng nên kiểm tra khoai có dấu hiệu mọc mầm không ròi mới chế biến nhé!
Nguồn: amthucbonmua.vn