Tập luyện với máy chạy bộ tại nhà là cách giúp bảo vệ sức khỏe, săn chắc cơ thể. Rất nhiều gia đình ngày nay đều đang sở hữu cho mình một chiếc máy chạy bộ điện hoặc cơ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng đúng cũng như những lưu ý cần biết để vừa sử dụng có hiệu quả vừa bảo quản máy dùng được lâu. Trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ.
Nội dung bài viết
1. Những lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ để đạt hiệu quả
Trước khi chạy
Trước khi bắt đầu chạy bộ trên máy, bạn cần lưu ý những điều sau:
Đầu tiên, trước khi chạy bộ hay tập luyện bất kỳ một môn thể thao nào khác, bạn cũng cần khởi động. Khởi động bằng các động tác cơ bản, đơn giản sẽ giúp cho các cơ được nóng lên, nhịp tim bắt đầu tăng dần. Điều này sẽ giảm tỉ lệ bị chuột rút, căng cơ hoặc chấn thương do luyện tập quá sức, chạy nhanh.
Ngoài khởi động thì việc ăn, uống cũng là một điểm cần lưu ý khi sử dụng máy tập chạy bộ. Bạn không nên tập với máy chạy bộ ngay khi vừa ăn xong. Tốt nhất là hãy tập luyện sau khi ăn ít nhất là 30 phút. Riêng nước uống, bạn nên uống 1-2 cốc nước trước khi tập và chuẩn bị thêm một bình nước đặt ở hộc đựng trên máy chạy bộ. Việc bổ sung nước trước khi chạy sẽ ngăn cản tình trạng bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều khi chạy.
Bên cạnh 2 lưu ý trên, bạn cũng cần mặc đồ hay lựa chọn trang phục thật thoải mái và phù hợp cho chạy bộ. Không nên mặc đồ quá chật hoặc quá rộng cũng như rườm rà dễ gây vướng víu. Quần áo mặc khi luyện tập với máy chạy bộ tại nhà nên thấm hút mồ hôi.
Đối với những bạn nữ nên buộc tóc cao hoặc búi lại cho gọn gàng, đừng để tóc đánh vào mặt, mắt khi chạy.
Cuối cùng, hãy kiểm tra lại về nguồn điện xem máy đã được cắm điện chưa. Test lại các chức năng của máy, bật máy chạy thử 1-2 phút để xem băng tải có di chuyển ổn định hay không. Kiểm tra các thông số hiển thị như ký hiệu dis trên máy chạy bộ,…. và đặc biệt lưu ý khi máy báo cáo lỗi như 404,…

Xem thêm nhiều mẫu máy chạy bộ tại: https://elipsport.vn/may-chay-bo-dien/
Trong khi chạy
Bắt đầu chạy với tốc độ chậm trước hoặc đi bộ từ từ trong 5 phút để cơ thể quen với nhịp độ. Sau đó mới điều chỉnh tốc độ chạy tăng lên vừa phải. Lưu ý là bạn đã cài khóa an toàn để tránh trường hợp bị ngã thì máy sẽ ngưng ngay lập tức.
Về tư thế chạy, hãy luyện tập các bước chạy đúng bằng cách chamj nửa bàn chân trước xuống trước, không nên chạy bằng cách giậm cả bàn chân xuống thảm. Cách chạy sai có thể dẫn đến các ảnh hưởng không mong muốn đến xương khớp. Vung tay nhẹ nhàng, thoải mái và theo nhịp chạy, đừng cố vung tay một cách gò bó.
Về hít thở, cách thử đúng là hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Tuy nhiên khi chạy mệt thì nhiều người lại hít vào bằng miệng. Điều này là sai, vì khi bạn hít vào bằng miệng, không khí sẽ đi thẳng vào cuống họng, vào phổi. Khi không khí được đi qua mũi và làm ấm mà lại đi trực tiếp vào cuống họng sẽ làm lạnh cuống họng. Bên cạnh đó việc thở bằng miệng còn làm bạn mất sức nhiều, nhanh hơn đấy.
Thêm một điều cần lưu ý trong khi chạy nữa là bạn không nên vịn vào tay vịn suốt cả quãng thời gian chạy. Thiết kế tay vịn là được dùng để người chạy nắm khi mới bắt đầu buổi tập luyện với động tác đi bộ chậm và sau khi tập để giữ thăng bằng.
Sau khi chạy
Bạn từng nghĩ sau khi chạy bộ trên máy xong chỉ cần nhấn nút dừng và bước xuống máy là xong? Nếu bạn muốn cả buổi chạy của mình có hiệu quả tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình thì nên kết thúc bài tập cho đúng cách.
Cách kết thúc buổi chạy đúng là từ tốc độ nhanh mà bạn đang chạy, hãy điều chỉnh tốc độ chậm và đi bộ thêm 5 phút nữa các cơ từ từ giãn ra, nhịp tim chậm lại từ từ. Nếu bạn dừng lại quá đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn đấy.

2. Những lưu ý về cách bảo quản máy chạy bộ để sử dụng lâu
Máy chạy bộ điện có tuổi thọ từ 5-7 năm, nhưng nếu bạn biết cách bảo quản thì tuổi thọ có thể lên đến 10 năm. Và để bảo quản đúng cách thì bạn cần lưu ý:
- Tra dầu thường xuyên. Để băng tải hoạt động tốt, trơn tru, bạn nên tra dầu cho máy chạy bộ thường
- xuyên.
- Vệ sinh máy: Vệ sinh, lau chùi máy sạch sẽ không nhất thiết phải thực hiện sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể vệ sinh máy mỗi tuần 1 lần.
- Bảo dưỡng máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Sau một thời gian sử dụng lâu, bạn hãy liên hệ nhà sản xuất hoặc cửa hàng, đại lý để được bảo dưỡng lại máy. Băng tải, dây curoa có thể cần được thay thế sau vài năm sử dụng.
- Không nên lạm dụng khóa an toàn: Bất kỳ một thiết bị điện tự động nào khi bị ngắt điện đột ngột cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn lạm dụng khóa an toàn để ngắt máy ngay lập tức quá nhiều lần sẽ làm cho máy bị lỗi hệ thống.
Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng nên đầu tư thêm một chiếc thảm lót máy chạy bộ. Do quá trình tập luyện, một lực lớn tác động lên máy làm nó xê dịch trên sàn. Nếu sàn nhà bàn là sàn gỗ hoặc đá thì việc lót một tấm thảm bên dưới sẽ giúp bảo vệ sàn được đẹp, không bị trầy xước.
Với những lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ trên, giờ thì bạn đã có thể sử dụng máy chạy bộ điện tại nhà một cách có hiệu quả cũng như bảo quản giúp kéo dài tuổi thọ của máy hơn.