Lý giải ngay vấn đề mùi xăng thơm có độc không?

0
6206

Lý giải ngay vấn đề mùi xăng thơm có độc không trong bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hết về loại xăng này cũng như sự cần thiết của nó trong đời sống. Nó cũng được xem là 1 trong những nguyên liệu hết sức quan trọng đấy nhé.

Sơn nước khi mua về để sơn tường vẫn là dạng dung dịch đặc quánh. Vì vậy trước khi sử dụng, người ta thường pha loãng sơn với một dung môi khác để bề mặt có độ sáng bóng và chất lượng. Dung môi dùng để pha loãng trong trường hợp này là xăng thơm. Vậy xăng thơm là gì? Mùi xăng thơm có độc không? Hãy cùng tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây.

1. Xăng thơm là gì?

  • Xăng thơm là chất có thành phần chính là dung môi Butyl Axetat, tác dụng của nó dựa trên sự thủy phân của Butanol, axit Acetic có axit sunfuric làm xúc tác.
  • Tên gọi khác: Xăng Nhật hay dầu chuối công nghiệp.
  • Công thức hóa học: C6H12O2.
  • Xăng thơm hay xăng Nhật có dạng là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi thơm dễ chịu như dầu chuối nên rất dễ nhận biết, tan chậm ở trong nước và dễ bị thủy phân.
  • Công thức cấu tạo của xăng thơm là: CH3COOCH2CH2CH2CH3.
Mùi xăng thơm có độc không
Công thức của xăng thơm

2. Những loại xăng thơm thông dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu sản phẩm xăng thơm khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dựa trên nồng độ tinh khiết của nó, xăng thơm được chia thành các loại chính như sau:

  • Butyl Acetate nhập khẩu: Chúng thường được nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Singapore, với chất lượng rất tốt, nồng độ tinh khiết được đảm bảo lên đến 99,6%.
  • Butyl Acetate A: Loại này được sử dụng khá phổ biến, được nhiều người tin tưởng rộng rãi, nồng độ dao động khoảng 96%.
  • Butyl Acetate A1: Loại này tiết kiệm chi phí hơn, nhưng nồng độ thấp hơn, khoảng 90%. Chủ yếu được sử dụng cho ngành sơn và vệ sinh công nghiệp.
  • Butyl Acetate A2: Thích hợp để làm sạch, nồng độ khoảng 85%.
  • Butyl Acetate B: Đây là loại xăng thơm có nồng độ thấp nhất trong tất cả, cung cấp hiệu quả thấp, vì vậy nó hiếm khi được sử dụng.
Mùi xăng thơm có độc không
Các loại xăng thơm thường gặp

3. Ứng dụng của xăng thơm

Xăng ngày nay giữ nhiều vai trò hữu ích trong đời sống và sản xuất nên được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay có thêm nhiều nước sản xuất xăng thơm với số lượng lớn để xuất khẩu, như Malaysia, Nam Phi, Nhật Bản, Trung Quốc,…

3.1. Làm dung môi

Pha chế xăng thơm được sử dụng rộng rãi trong dung môi pha loãng hóa chất như sơn, keo, mực in,…mang lại hiệu quả vượt trội so với các loại dung môi khác.

Khi sử dụng chất này để pha sơn dầu hoặc sơn nước sẽ tạo ra màng sơn mịn và sáng bóng, có độ đồng đều, có khả năng chống ẩm mốc tốt.

3.2. Như một chất tẩy rửa

Một ứng dụng hữu ích khác của loại xăng này là làm chất tẩy rửa. Nó có khả năng tẩy rửa cực mạnh làm sạch các vết bẩn cứng đầu như keo 502, vết dầu mỡ, băng dính, vết mủ, mảng bám khó tẩy,… Vì vậy loại hóa chất này được sử dụng khá nhiều, rộng rãi trong vệ sinh công nghiệp và trong gia đình.

Mùi xăng thơm có độc không
Ứng dụng của xăng thơm

3.3. Sử dụng trong bật lửa

Một ứng dụng rất quen thuộc của xăng thơm trong cuộc sống mà bạn có thể bắt gặp đó là nó được sử dụng trong bật lửa Zippo. Đây được coi là loại xăng sạch, không tạo khói đen, không chì, không dung môi công nghiệp, không gây hại cho sức khỏe.

4. Mùi xăng thơm có độc không?

Mùi xăng thơm có độc không? Xăng thơm có độc không? Đó là điều mà rất nhiều người thắc mắc và muốn tìm câu trả lời. Cũng như nhiều loại hóa chất khác, chúng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường, nên trước khi sử dụng phải hết sức cẩn thận. Về cơ bản, xăng thơm không có nồng độ độc hại cao. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nếu hít phải trong thời gian ngắn với nồng độ thấp thì hầu như không có tác dụng và ít nguy hiểm hơn.
  • Tuy nhiên, nếu bạn hít phải trong một thời gian dài, liên tục với nồng độ cao thì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như khô da, mẩn đỏ. Ngứa, phát ban và tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây đỏ, khô mắt.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người sử dụng nên trang bị các thiết bị, quần áo bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang theo đúng quy định.

Nếu có bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào sau khi tiếp xúc hoặc để hóa chất này dính vào da, mắt, cần rửa ngay bằng nước sạch và đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được khám và theo dõi bảo vệ sức khỏe.

Mùi xăng thơm có độc không
Mùi xăng thơm có độc không?

Xăng thơm dễ cháy và bốc cháy rất nhanh. Vì vậy, cần bảo quản chất này ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và nguồn lửa. Các quy tắc phòng cháy chữa cháy cần được tuân thủ khi sử dụng chất này.

5. Cách bảo quản dầu thơm

Bảo quản sản phẩm này ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt và các nguồn nguy hiểm cháy nổ.

  • Lưu ý trong quá trình bảo quản tích tụ hơi khí thơm trong hầm, hốc, chỗ kín vì nặng hơn không khí. Để tránh hơi thoát ra trong bình chứa cần có hệ thống kiểm soát xử lý hơi.
  • Duy trì nhiệt độ của thùng chứa tương đương với nhiệt độ từ môi trường.
  • Khi không sử dụng, đậy kín hộp để tránh hơi thoát ra ngoài.
  • Không sử dụng khí nén để nạp, xả hoặc đã qua xử lý.

Như vậy, chúng ta đã biết về xăng thơm cũng như trả lời được câu hỏi mùi xăng thơm có độc không. Đón xem những bài viết của chúng tôi nhé.

Nguồn: https://amthucbonmua.vn/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây