Một Ngày Ở Phố Cổ Hà Nội – Đi Đâu Cho Hết 36 Phố Phường?

0
1533

Phố cổ Hà Nội cũng như phố cổ Hội An là hai địa danh mà người người nhà nhà nhắc đến vì nét cổ kính cũng như nền văn hóa ẩm thực đa dạng và đặc sắc. Vậy một ngày làm gì ở phố cổ Hà Nội? Theo chân tôi để tìm hiểu nhé.

1. Đôi nét về phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội nằm ở phái Tây và phía Bắc của hồ Hoàn Kiếm, gồm có 36 phố phường. Do có tuổi đời lâu đời nên chúng được gọi là “Phố cổ” hoặc “36 phố cổ” (bao gồm 36 phố thành viên). Tương tự như kỷ nguyên Guilded của Châu Âu, “Hà Nội 36 quận” là phiên bản của khái niệm phường hội của Việt Nam.

Trước đây, khi các nghệ nhân chuyển đến kinh thành làm ăn, họ tập trung về khu vực này để chia sẻ nguồn lực. Do đó, nhiều đường phố được đặt theo tên của hàng thủ công được bán tại đường phố đó. Phố Hàng Bún, Phố Hàng Mã, Phố Hàng Bạc, … là những ví dụ về những con phố mang tên các sản phẩm bày bán ở đó.

phố cổ hà nội
Phố cổ Hà Nội, nơi thu hút khách du lịch

Cụm từ “36 phố phường” thường gây nhiều nhầm lẫn cho hầu hết mọi người; “Phố” có nghĩa là đường phố hoặc nơi để các thương nhân tụ tập làm ăn, còn “Phường”, một quận hoặc một phường hội của các nghệ nhân chuyên về một ngành nghề cụ thể (phường chèo, phúng điếu,…). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cả hai đều đúng ở một mức độ nào đó.

2. Các khách sạn tại phố cổ Hà Nội

2.1 Hanoi La Siesta Hotel Trendy

Tọa lạc tại khu vực Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hanoi La Siesta Hotel Trendy cách Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long và Ô Quan Chưởng chỉ khoảng 15 phút đi bộ. Các tiện nghi nổi bật bao gồm dịch vụ giặt thường / giặt hấp, quầy lễ tân 24 giờ và nói được nhiều thứ tiếng. Nhân viên. xe đưa đón sân bay được cung cấp với một khoản phụ phí (có sẵn 24 giờ)

Mức giá: từ 76 USD

Địa chỉ: 12 Nguyễn Quang Bích, phố cổ Hà Nội.

2.2 Hanoi Royal Palace 2

Khách sạn Royal Palace 2 Hà Nội là một khách sạn sang trọng mới tinh, nằm ở trung tâm của Khu Phố Cổ lịch sử của Hà Nội. Khách sạn Royal Palace 2 là một khách sạn boutique cung cấp các phòng trang nhã với cửa sổ và tầm nhìn ra khu phố cổ.

Phố Hàng Bông – con phố tơ lụa nổi tiếng của khu phố cổ Hà Nội. Khách sạn Royal Palace 2 thực sự là một lựa chọn tốt cho khách du lịch nước ngoài, khách doanh nhân và khách đoàn lớn.

Tiếp theo là chợ Hàng Da, một trong những khu chợ nổi tiếng nhất ở Hà Nội, rất dễ dàng đến một số địa điểm du lịch như Hồ Hoàn Kiếm, chợ đêm, nhà thờ lớn nhất Hà Nội và nhiều hoạt động thú vị như dạo quanh khu phố cổ để cảm nhận lối sống và văn hóa của người Việt.

Mức giá: từ 33 USD

Địa chỉ: 95 phố Hàng Bông, Hà Nội.

2.3 Hanoi Emerald Waters Hotel & Spa

phố cổ hà nội
Khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel & Spa

Hanoi Emerald Waters Hotel & Spa tọa lạc tại phố Lò Sũ giữa lòng phố cổ Hà Nội, chỉ cách Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long 200 m. Khách sạn có nhà hàng buffet trong khuôn viên phục vụ khách hàng vào mỗi bữa sáng. Những khách muốn thưởng thức 1 ly cocktail tùy chọn có thể ghé vào quầy bar nằm ngay tại khách sạn. Wi-Fi miễn phí có trong toàn bộ khuôn viên.

Đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm nằm trong bán kính lần lượt 300 m và 400 m từ Hanoi Emerald Waters Hotel & Spa. Sân bay gần nhất là Sân bay Quốc tế Nội Bài, cách chỗ nghỉ 21 km.

Mức giá: từ 28 USD
Địa chỉ: 47 phố Lò Sũ, Hà Nội.

3. Bắt đầu một ngày tại phố cổ Hà Nội thôi nào

3.1 Chào ngày mới ở chợ Đồng Xuân

Được thành lập vào năm 1889, Chợ Đồng Xuân nằm trong một tòa nhà bốn tầng theo phong cách Liên Xô ở rìa phía Bắc của Khu phố cổ Hà Nội. Đây còn được biết đến là chợ trong nhà lớn nhất Hà Nội, cung cấp nhiều loại hàng hóa như sản phẩm tươi sống, đồ lưu niệm, phụ kiện và quần áo cũng như các thiết bị điện tử và gia dụng. Ngoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với các đặc sản mà người dân du lịch thường lựa chọn để mua màng về.

Bạn sẽ lấy một nguồn năng lượng đầy ắp từ khung cảnh tấp nập ở chợ Đồng Xuân cũng như chuẩn bị buổi sáng của mình ở đây. Đến đây không lo chết đói đâu nhé, bạn nhất định sẽ muốn ăn thử quán hủ tiếu bác Hạnh hay hàng bún ốc của cô Hằng Nga, còn có phở tíu, bún chả que tre, bánh rán mặn,… Tất cả các hàng quán này đều đã có mặt ở chợ từ rất lâu, có khi truyền đời mà bán, nên chất lượng vô cùng đảm bảo mà giá cả lại rất phải chăng, 100k thôi là đủ để ăn sập chợ rồi đấy.

phố cổ hà nội
Đón ngày mới ở chợ Đồng Xuân

Địa chỉ: nằm trong khu phố cổ Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phía Bắc chợ giáp phố Hàng Khoai, phía Nam giáp phố Cầu Đông, phía Tây giáp phố Đồng Xuân, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân.

3.2 9h30 checkin Ô Quan Trường

Ngày nay, chỉ còn lại cổng Quan Chưởng trong số các bức tường thành vây quanh thành Thăng Long xưa. Như một “cổng vuông” đúng nghĩa, Cổng Quan Chưởng tọa lạc trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, là một phần của bức tường phía đông của kinh thành Thăng Long, được bao phủ bởi rêu phong. Cổng và một phần của Bức tường còn sót lại sau sự tàn phá của thời gian, trên cổng có tấm biển ghi “Cửa Đông Hà” nhưng người dân địa phương quen gọi là “Cổng Quan Chưởng”.

phố cổ hà nội
Ô Quan Trường là di tích lịch sử tại hà Nội

Đây là nơi được các bạn trẻ cả Hà Thành lẫn dân du lịch checkin rất nhiều do tính cổ kính, đồ sộ nên một nét lịch sử lâu đời. 9h30 là thời điểm hợp lý, sau khi ăn sáng nạp năng lượng, các bạn bắt grab hoặc đi xe máy dọc theo phố Đồng Xuân, quẹo trái vào phố Hàng Chiếu, đi thêm 200 300m là đến Ô Quan Chưởng. Đến đây bạn sẽ đắm chìm vào khung cảnh xưa cũ, thích hợp với outfit nhẹ nhàng, đơn giản, không bắt màu với tường Ô.

3.3 Tham quan đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã có từ thế kỷ 11, được nhiều người biết đến là ngôi đền cổ nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Được xây dựng dưới triều đại của Hoàng đế Lý Thái Tổ, ngôi chùa nhỏ này tôn vinh một con ngựa trắng mà người dân địa phương tin rằng đã hướng dẫn hoàng đế xây dựng các bức tường thành Hà Nội. Đền Bạch Mã đã trải qua nhiều lần tu sửa trong suốt nhiều năm, nơi bạn có thể nhìn thấy những bức tranh tường đầy màu sắc, một chiếc kiệu sơn màu đỏ, điện thờ Khổng Tử và một bàn thờ phượng được thêm vào thế kỷ 18. Mở cửa hàng ngày, vào cửa miễn phí nhưng hãy ăn mặc phù hợp để tôn trọng các nhà sư và tín đồ địa phương.

Chụp hình ở Ô Quan CHưởng khoảng 45 phút, bạn đi ngược lại một chút rồi quẹo trái vào phố hàng Giầy, đi thẳng một chút đến nút giao với phố Hàng Buồm thì đền Bạch Mã nằm ngay bên trái bạn. Bạn hãy quên đi một chút xô bồ mà đến với không gian tĩnh mịch, an yên của đền Bạch Mã, thắp một nén hương cho lòng thanh tịnh.

phố cổ hà nội
Đền Bạch Mã – Điểm nên đến khi du lịch phố cổ

3.4 Di chuyển tiếp đến nhà cổ

Khoảng 10h30 hoặc 10h40, bạn bắt đầu đi dọc theo phố Hàng Buồm, đi thẳng qua phố Mã Mây để đến được số 87 Mã Mây, nơi tọa lạc nhà cổ. 

Ngôi nhà 87 Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở phố cổ Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 20, còn khá nguyên vẹn với các đặc trưng với nét cổ xưa của ngôi nhà.

Ngôi nhà gồm hai khối chính liên kết với nhau bằng khoảng sân vuông ở giữa ở tầng trệt, và ban công nhỏ ở tầng 1. Khoảng sân được đưa vào trung tâm của công trình nhằm điều hòa không khí, cung cấp ánh nắng và gió mát cho ngôi nhà. Ban công phía trên là nơi lý tưởng để đặt những chậu cây nhỏ, chậu hoa tạo sự thích thú và thư giãn của gia chủ.

Phòng ở tầng trệt mặt tiền được dùng để bán hàng, phòng ở tầng sau là phòng khách để tiếp khách và thờ cúng gia tiên. Căn phòng phía sau và liên kết với phòng khách bằng ban công là phòng ngủ. Ở tầng trệt, tất cả không gian phía sau dành cho các hoạt động sản xuất, sau đó là bếp và phòng tắm.

phố cổ hà nội
Chiêm ngưỡng những căn nhà cổ ở Hà Nội

3.5 Đi đến đình Kim Ngân trước khi dùng bữa trưa

Đi dọc theo phố Mã Mây, đến cuối đường rẽ phải vào phố Hàng Bạc đến số 44 hàng Bạc, bạn sẽ đến được đình Kim Ngân. 

Nằm trong khu phố cổ Hà Nội, ngôi nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng vào cuối thế kỷ 20 còn khá nguyên vẹn với kiến ​​trúc đặc trưng của nhà cổ.

Ngôi nhà gồm hai khối chính liên kết với nhau bằng khoảng sân vuông ở giữa ở tầng trệt, và ban công nhỏ ở tầng 1. Khoảng sân được đưa vào trung tâm của công trình nhằm điều hòa không khí, cung cấp ánh nắng và gió mát cho ngôi nhà. Ban công phía trên là nơi lý tưởng để đặt những chậu cây nhỏ, chậu hoa tạo sự thích thú và thư giãn của gia chủ.

Phòng ở tầng trệt mặt tiền được dùng để bán hàng, phòng ở tầng sau là phòng khách để tiếp khách và thờ cúng gia tiên. Căn phòng phía sau và liên kết với phòng khách bằng ban công là phòng ngủ. Ở tầng trệt, tất cả không gian phía sau dành cho các hoạt động sản xuất, sau đó là bếp và phòng tắm.

Toàn bộ tường trong ngôi nhà này được sơn màu vàng đặc trưng như những ngôi nhà cổ Hà Nội khác, tất cả đồ đạc, vật dụng trang trí đều được giữ nguyên trong tình trạng tốt. Dù đã được trùng tu vào năm 1999 nhưng ngôi nhà này vẫn giữ được vẻ đẹp chân thực và cổ kính.

Ngày nay, ngôi nhà cổ mở cửa cho khách du lịch đến đây để xem người Hà Nội xưa sinh sống, thưởng ngoạn cũng như mua một số vật phẩm trang trí truyền thống của Việt Nam, làm quà lưu niệm.

3.6 Đến phố cổ Hà Nội chắc bạn đã đói lả rồi, đi ăn thôi

Khoảng 11h30, bạn bắt đầu di chuyển ngược lại phố Hàng Bạc một chút, vừa gặp phố hàng mắm bạn rẽ trái vào ngõ Phất Lộc, nơi cất giấu nét ẩm thực Hà Thành. 

Con ngõ này nổi tiếng với các món ăn đặc trưng của phố cổ Hà Nội, rất nhiều hàng quán tập trung vào một con ngõ nhỏ, bạn có rất nhiều sự lựa chọn như: Bún chả que tre, bún riêu cua, bún đậu mắm tôm, bún chả,… Luôn tấp nập người qua lại vào mỗi buổi trưa. Ngoài ra, bạn có thể ghé vào Shot Coffee, một quán cà phê có không gian đẹp ngay trên con ngõ Phất Lộc. Sau đó hãy bắt xe về khách sạn nghỉ trưa một chút để lấy sức đi tiếp buổi chiều nhé.

3.7 Tham quan nhiều rồi, đi dạo thôi

Tầm 16h30, phố sắp lên đèn bạn cũng lên đồ là vừa. Bạn bắt xe đến hồ Gươm, đi dạo một vòng hồ, nhìn các cô chú anh chị đang tập thể dục rất sôi nổi xung quanh hồ. ở giữa hồ Gươm, tháp rùa hiện lên thật tĩnh lặng, nhẹ nhàng, một khung cảnh buổi chiều vô cùng đẹp.

Đi dạo một hồi bạn sẽ đến được cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, đây là các địa điểm nổi tiếng của phố cổ Hà Nội mà bạn có thể tham quan, sau đó là ăn kem tràng tiền, hay ăn ốc ở phố Đinh Liệt, ăn lòng xào ở phố Nguyễn Siêu cho một buổi chiều nhẹ nhàng.

phố cổ hà nội
Chiều yên bình cùng tháp rùa giữa lòng Hồ Gươm

Tiếp đó tầm 7h-7h30, bạn có thể đặt vé xe bus tham quan thành phố ( nên đặt vé trước), đây là loại xe bus có không gian thoáng bên trên để bạn đi vòng quanh ngắm nhìn thành phố, nghe thuyết minh về bảo tàng cùng các di tích lịch sử. Vừa hóng mát vừa tìm hiểu thêm về phố cổ Hà Nội thật là thích.

3.8 Tối quẩy tại “Bùi Viện” của phố cổ Hà Nội

Nghe tới đây chắc không người con nào của Hà Nội là không nhắc đến phố Tạ Hiện. Đây là nơi tụ họp vô vàn quán nhậu lề đường mà tối nào cũng kín mít người ngồi. Tầm 8h30 xe bus trả bạn về Hồ Gươm, bạn nên bắt taxi thả bạn ở đầu phố tạ Hiền vì khoảng cách cũng khá xa, sau đó, bạn có thể quẩy quên đời quên người ở con phố “Bùi Viện” ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội này.

phố cổ hà nội
Phố Tạ Hiện là chốn ăn chơi của giới trẻ

Vậy là kết thúc một ngày tham quan phố cổ Hà Nội. Chắc chắn bạn sẽ rất thích nhịp sống của vùng đất này, rất nhẹ nhàng, không quá xô bồ như Sài Gòn, cùng với nền ẩm thực đa dạng. Chắc chắn nơi đây sẽ giữ chân bạn khá lâu đấy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây