Nghệ Thuật Giao Tiếp Chuyên Nghiệp Cần Chú Trọng Điều Gì?

0
1543

Từ xưa đến nay, nghệ thuật giao tiếp chưa bao giờ là một khái niệm lỗi thời. Ở bất kỳ không gian hay thời gian nào, giao tiếp vẫn là yếu tố tạo nên sự kết nối, khiến mọi thứ được vận hành trơn tru. Thế nhưng, làm thế nào để giao tiếp có nghệ thuật là việc không dễ.

1. Giao tiếp và nghệ thuật giao tiếp

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Không ai trong chúng ta lại không thuộc nằm lòng câu tục ngữ này, bởi nó được dạy cho chúng ta ngay từ những năm đầu đi học. Điều đó nói lên rằng, trong văn hóa Việt, giao tiếp là một khía cạnh không thể xem nhẹ và cần được rèn luyện từ rất sớm. Cách xưng hô với mọi người, thói quen “đi thưa về trình”, “gọi dạ bảo vâng”, chính là căn bản của việc giao tiếp từ những ngày bé.

Khi chúng ta lớn lên, việc giao tiếp càng trở nên quan trọng. Nó không đơn thuần là chỉ truyền đạt thông tin, mà qua cách giao tiếp, những người khác có thể nhìn thấy cách mà chúng ta hành xử, kinh nghiệm sống mà chúng ta có và thái độ của chúng ta đối với một vấn đề. Nghệ thuật giao tiếp trong lúc này là cần thiết, bởi nó giúp ta khéo léo xử lý mọi tình huống xảy ra.

Nghệ thuật giao tiếp mang một sức mạnh to lớn mà chúng ta dường như không thể diễn tả hết được. Trong mọi vấn đề, mọi khía cạnh của đời sống đều có sự xuất hiện của giao tiếp, bằng ngôn ngữ hoặc không bằng ngôn ngữ, nếu là một người xử lý yếu kém, bạn hẳn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Vì giao tiếp là phương tiện để ta kết nối với tất cả mọi người, khi nắm được cách giao tiếp có nghệ thuật, ta sẽ dễ dàng đạt được thành công.

2. Các yếu tố tạo nên nghệ thuật giao tiếp

2.1. Từ ngữ trong nghệ thuật giao tiếp

nghệ thuật giao tiếp
Từ ngữ là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp

Giao tiếp thường được diễn ra dưới dạng sử dụng ngôn ngữ hoặc sử dụng kí hiệu.

Tuy nhiên, giao tiếp thông qua ngôn ngữ thường được sử dụng rộng rãi hơn trong mọi mặt đời sống, đồng thời là thước đo chính xác đối với khả năng giao tiếp của một người. Trong nhiều yếu tố cấu thành nên việc giao tiếp bằng lời, các từ ngữ được sử dụng phải là yếu tố được cân nhắc đầu tiên.

Có khả năng sử dụng từ ngũ vô cùng chính xác

Người nắm được nghệ thuật giao tiếp có khả năng sử dụng từ ngữ vô cùng chuẩn xác. Họ luôn có khả năng diễn tả trọn vẹn một ý tưởng đến người nghe của mình bằng những lời lẽ với mức độ cụ thể, chi tiết và chuẩn xác vô cùng cao. Sẽ không có sự nhầm lẫn về khái niệm hay về thứ gì khác trong lời lẽ của người này, nếu bạn nghe thấy được một vài từ ngữ “lạ lẫm”, trừ khi đó là một thông điệp nào đó họ muốn truyền tải đến bạn.

Từ ngữ được sử dụng đồng thời cũng thể hiện kiến thức và mức độ hiểu biết của bạn. Bạn dường như không thể diễn tả hay thuyết phục người nghe về một lĩnh vực mà bạn không chắc, vì bạn không sở hữu vốn từ đủ để làm điều đó Vốn từ không chỉ đến từ sách vở, mà nó còn đến từ kinh nghiệm sống của một người. Bởi khi người ta đã trải qua những điều tương tự, họ sẽ biết chính xác cách mà họ nên nói về điều đó như thế nào.

Những người nói hay thường là những người có vốn kiến thức rộng

Trong các cuộc nói chuyện bằng cách đối thoại trực tiếp, bạn sẽ dễ nhận ra việc một người có sở hữu nghệ thuật giao tiếp hay không. Ngôn ngữ nói và viết đều sử dụng con chữ, tuy nhiên, khi nói, người ta không có thời gian để suy nghĩ quá nhiều và chọn lọc ý tứ như khi viết. Những gì được nói ra thường sẽ là những kiến thức bản năng của người đó, những giá trị đã ăn sâu trong tiềm thức của họ. Nếu họ nói với bạn những câu chữ sắc sảo và đầy tính thuyết phục, hẳn là bạn nên học hỏi họ về nghệ thuật giao tiếp.

Có một sự thật rằng không ai có thể giao tiếp hay và giỏi nếu như vốn từ của họ hạn hẹp. Bằng cách mở rộng vốn từ của mình, bạn sẽ thấy mình giao tiếp hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy đọc nhiều sách hơn, nhất là những quyển sách hay, đồng thời xem các bộ phim nổi tiếng và chú ý cách họ sử dụng từ ngữ như thế nào. Bạn cũng có thể học hỏi những người nổi tiếng về cách mà họ phát biểu về một vấn đề, từ đó xây dựng vốn từ cho bản thân.

Để nói hay là cả một quá trình rèn luyện

Nghệ thuật giao tiếp không phải là thứ mà bất kỳ ai sinh ra tự dưng lại sở hữu, nó là thành quả của một quá trình học hỏi, trải nghiệm và rèn luyện miệt mài. Bất kỳ ai cũng có thể giao tiếp một cách có nghệ thuật nếu họ thực sự nghiêm túc đầu tư cho nó. Tuy khó khăn để xây dựng, nhưng bù lại nghệ thuật giao tiếp sẽ đền đáp bạn xứng đáng, “khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”.

2.2. Phát âm

nghệ thuật giao tiếp
Phát âm là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp

Phát âm là phần quan trọng khác trong nghệ thuật giao tiếp. Khi bạn phát âm tốt, “tròn vành rõ chữ”, thì thông điệp của bạn được truyền đến tai người nghe cũng dễ dàng hơn. Một giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe cũng thường là một điểm cộng trong các cuộc giao tiếp khi nó dễ dàng chạm đến người nghe, một giọng nói trầm ấm thì lại thường có thể tạo lòng tin cho người đối diện. Nhưng trên hết, dù có tông giọng nào, bạn cũng phải phát âm thật chuẩn.

Đã có không biết bao nhiêu trường hợp dở khóc dở cười vì phát âm khó nghe, nhất là những cuộc giao tiếp giữa những người sống ở các vùng miền khác nhau. Dĩ nhiên, phát âm và giọng nói là một đặc trưng của vùng miền và ai ai cũng nên tôn trọng điều đó, tuy nhiên, việc cứ giữ khư khư thái độ “giọng tôi trời sinh nó như thế, không thích thì bạn không phải nghe!” là một việc làm không được đánh giá cao.

Việc thay đổi phát âm đối với những từ ngữ bạn nói ra, không bao giờ có nghĩa là bạn đang chối bỏ văn hóa vùng miền. Việt Nam có 3 miền Bắc, Trung, Nam và mỗi miền có những đặc trưng trong phát âm mà không thể lẫn vào đâu được. Tiếng người Nam thường dễ nghe do họ phát âm to, rõ và chậm rãi, nhưng họ lại thường nói sai chính tả. Người Bắc có phát âm chuẩn hơn rất nhiều, tuy nhiên đôi lúc tốc độ phát âm hơi nhanh. Người Trung là người mang văn hóa về phát âm đặc trưng nhất, đôi lúc khiến cả 2 miền còn lại phải “đau đầu” vì không hiểu họ nói gì.

Tuy nhiên, việc thay đổi cách phát âm là hoàn toàn có thể. Sài Gòn là thành phố đông đúc dân cư, cũng là nơi hội tụ của cư dân ba miền. Nếu bạn muốn rèn luyện giúp giọng nói của mình dễ nghe hơn, giúp cho các cuộc giao tiếp hiệu quả hơn, bạn có thể thử đến Sài Gòn. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là bạn không phải thay đổi phát âm của mình vì một ai cả, bạn chỉ đang giúp chính mình truyền đạt những suy nghĩ một cách dễ dàng hơn, cũng như góp phần nâng cao nghệ thuật giao tiếp của bản thân.

2.3. Cử chỉ

nghệ thuật giao tiếp
Cử chỉ là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp

Củ chỉ là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp

Ngoài các yếu tố như lời nói và phát âm, hành động và cử chỉ bạn sử dụng lúc đang nói chuyện cũng là một yếu tố nâng cao nghệ thuật giao tiếp. Hành động, cử chỉ thường được xem như “thể rút gọn” của lời nói, người ta có thể diễn tả điều mà mình muốn thông qua những cử chỉ rất đơn giản. Những cử chỉ như gật đầu, lắc đầu, giơ hai ngón tay, vẫy tay, nháy mắt, ngón tay cái giơ lên,… từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc, khiến việc giao tiếp trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Vậy có phải rằng trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng có thể dùng các cử chỉ, hành động kể trên hay không? Dĩ nhiên là không rồi. Đồng ý rằng những cử chỉ này giúp việc giao tiếp dễ dàng và nhanh chóng, thậm chí giúp bạn giao tiếp với cả những người không cùng chung ngôn ngữ, nhưng có một vài trường hợp mà có lẽ bạn không nên dùng chúng.

Khi nói chuyển với người lớn hoặc có địa vị xã hội nên hạn chế dung các cử chỉ

Khi nói chuyện với những người lớn hơn nhiều tuổi hoặc có địa vị xã hội cao hơn mình, bạn nên hạn chế việc dùng các cử chỉ nói trên, bởi chúng không những không nâng cao nghệ thuật giao tiếp mà còn khiến bạn trông rất thiếu chuyên nghiệp. Bạn sẽ bị đánh giá là không hiểu chuyện hoặc không lễ phép nếu dùng sai cử chỉ. Ví dụ như để chào một người lớn, bạn nên gật đầu thay vì giơ hai ngón tay.

Một số cử chỉ sẽ có ý nghĩa khác trong những nền văn minh khác nhau. Việc cuộn tròn ngón tay trỏ và ngón tay cái giơ lên cao thường có nghĩa là “OK” trong văn hóa Việt, tuy nhiên nó lại đề cập đến một số khái niệm nhạy cảm khác trong văn hóa nước ngoài. Thế nên, nếu muốn giao tiếp hiệu quả bằng những cử chỉ nói trên, hãy nghiên cứu về chúng và “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” bạn nhé.

2.4. Thái độ

nghệ thuật giao tiếp
Thái độ là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp

Song song với lời nói, thái độ cũng là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp.

Người ta thường có câu “Thái độ làm nên tất cả” và điều đó hoàn toàn đúng. Bởi vì lời nói của bạn có thể là dối gian, song, thái độ của bạn luôn luôn thành thật. Cơ thể con người được cấu tạo để phản ứng khác lạ với lời nói dối, một khi bản thân không thành thật, bạn luôn khó lòng che đậy chúng thông qua thái độ của bản thân.

Một thái độ chân thành trong giao tiếp luôn luôn được đánh giá cao. Điều đó cho thấy sự tôn trọng mà bạn đang dành cho người đối diện. Thái độ được tạo ra từ sự điều tiết về cảm xúc bên trong bạn, nếu bạn có một thái độ tốt và chuyên nghiệp, nghĩa là bạn đang có một cảm xúc tích cực cũng như bạn biết cách để quản lý cảm xúc của bản thân một cách hài hòa.

Trong nghệ thuật giao tiếp, bạn luôn luôn nên giữ cho mình một thái độ chuyên nghiệp, nghĩa là thái độ của bạn phải phù hợp với hoàn cảnh mà bạn đang ở trong đó. Nếu bạn tham dự một buổi tiệc thân mật, bạn nên có thái độ thật vui vẻ nồng nhiệt, nếu bạn đang tranh luận về một vấn đề, bạn nên có thái độ trung lập để xem xét toàn diện các góc nhìn,… Cách mà bạn có thể rèn luyện thái độ của mình cho một nghệ thuật giao tiếp chuyên nghiệp chính là hãy tham gia giao tiếp nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn để biết mình nên có những thái độ nào trong tình huống nào.

3. Kết luận

Nghệ thuật giao tiếp cần được học hỏi và rèn luyện không ngừng, quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng bạn đừng nên vì thế mà nản lòng nhé. Hi vọng bài viết đã giúp ích cho bạn, chúc bạn luôn vui khỏe, hạnh phúc và thành công trong bất kỳ việc giao tiếp nào của mình! 

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây