Ngộ độc thực phẩm nhẹ nên được xử lý như thế nào cho tốt nhất

0
1036

Ngộ độc thực phẩm nhẹ nên được xử lý như thế nào cho tốt nhất sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây để bạn có thể thực hiện kịp thời. Cùng với đó là gợi ý cho những biện pháp phòng ngừa bệnh xảy ra, giảm thiểu tối đa bệnh phát triển nguy hiểm trong gia đình bạn.

Ngộ độc thực phẩm hay trúng thức không phải là một tình trạng bệnh hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh, cấp tính trong thời gian ngắn khiến bạn khó lòng xử lý kịp và dễ dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Vậy nên việc tìm hiểu và biết cách xử lý sẽ giúp bạn hay người bệnh thoát khỏi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Ngộ độc thực phẩm nhẹ là gì?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải những thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh hoặc có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thực phẩm ôi thiu, mốc. Trong những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, mọi người thường cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp ngộ độc nặng, có biểu hiện nặng hơn thì cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bạn nên biết:

  • Nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Chán ăn
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác nữa mà không được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường, khó chịu trong người sau khi ăn, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Còn việc bạn bị ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì sẽ được hướng dẫn trong phần tiếp theo của bài viết.

ngộ độc thực phẩm nhẹ
Ngộ độc thực phẩm nhẹ là gì?

2. Cách xử lý việc ngộ độc thực phẩm nhẹ

2.1. Các sơ cứu ngộ độc thực phẩm nhẹ

Khi bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là bạn phải nôn hết thức ăn đã ăn và uống oresol để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thức ăn, bạn không nên cố ép trẻ nôn vì như vậy trẻ rất dễ bị sặc.

Nếu người bệnh co giật, ngừng thở và ngừng tim thì phải hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, đặt người đó nằm nghiêng, đầu thấp, để ngăn chất nôn vào phổi. Sau khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị.

2.2. Cách chữa ngộ độc thực phẩm

Đối với hầu hết bệnh nhân, bệnh tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự khỏi thì tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ngộ độc thực phẩm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Những phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn.
  • Dùng một số loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu bạn không sốt và không tiêu chảy ra máu.
ngộ độc thực phẩm nhẹ
Cách chữa ngộ độc thực phẩm

2.3. Người bị ngộ độc thức ăn ăn gì?

Sau khi nôn mửa hết thức ăn bạn đã ăn, dạ dày và ruột sẽ rất yếu. Vì vậy, bạn phải chú ý sử dụng những thực phẩm không gây cảm giác khó chịu. Một số gợi ý thực phẩm bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Thức ăn dễ tiêu sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng cho ruột và dạ dày. Một số thực phẩm dễ tiêu hóa phổ biến bao gồm bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, trái cây mềm, v.v.
  • Nước: Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn thường bị nôn mửa và tiêu chảy. Kết quả là cơ thể mất nhiều nước, từ đó mất cân bằng điện giải. Vì vậy, việc bổ sung nước sau khi bị ngộ độc thực phẩm là vô cùng quan trọng. Bên cạnh nước, bạn cũng có thể uống oresol để bổ sung chất điện giải trong cơ thể.
  • Thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa: Việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất.
ngộ độc thực phẩm nhẹ
Người bị ngộ độc thức ăn ăn gì?

3. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nhẹ

Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn biến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình và các thành viên trong gia đình trước nguy cơ mắc phải những vấn đề sức khỏe này. Điều bạn có thể phòng ngừa bao gồm:

  • Chọn mua thực phẩm tươi sống, không thiu, không hết hạn sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Bảo quản thực phẩm chưa chế biến và chế biến sẵn trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp.
  • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.
  • Đảm bảo dụng cụ chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ.
  • Khi đi ăn ở ngoài, bạn nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những nhà hàng bụi bặm, ẩm thấp,…
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn.

Vậy là giờ bạn đã biết cách xử lý nếu bạn hoặc những người xung quanh bạn xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nhẹ rồi phải không nào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi gì nữa thì tốt nhất là tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn những phương pháp hỗ điều trị tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây