Ngứa lòng bàn tay bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?

0
1710

Có rất nhiều hiện tượng trên cơ thể xảy ra liên quan đến những căn bệnh về da liễu. Ngứa lòng bàn tay bàn chân là dấu hiệu bệnh gì? Triệu chứng này có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin gửi đến bạn câu trả lời đầy đủ nhất.

Nếu bỗng dưng bị ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay, cơn ngứa diễn ra râm ran, không xác định vị trí rõ ràng, càng gãi càng ngứa thì rất có thể bạn bị bệnh về da hoặc một số căn bệnh khác. Biết được tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh gì sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì?

Lòng bàn tay, bàn chân bỗng dưng bị ngứa râm ran do nguyên nhân chủ yếu là bị nước ăn hoặc mắc các bệnh liên quan đến da liễu. Tuy nhiên, nếu lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa ở nhiều nơi, không thể xác định vị trí rõ ràng, kèm theo một số dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, kém ăn, mệt mỏi, chảy máu cam… thì đây có thể là một số triệu chứng của bệnh gan.

ngứa lòng bàn tay bàn chân
Lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa do nhiều nguyên nhân

Bị ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì? Một số nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể kể đến là:

  • Ứ mật xảy ra ngoài gan do viêm đường mật, nang đường mật, khối u đường mật, u bên ngoài chèn ép đường mật, sỏi ống mật, hẹp ống mật… Ứ mật được gây ra bởi virus viêm gan B hoặc C, bệnh gan do rượu, do thuốc, dị dạng đường mật trong gan, áp xe gan, xơ gan…
  • Xơ gan ứ mật: Nếu bệnh ứ mật diễn ra lâu dài không đường chữa trị sẽ khiến cho ống dẫn mật bị viêm, các tế bào gan bị phá hủy gây xơ hóa gan, xơ gan. Tình trạng này có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chảy máu đường tiêu hóa, suy thận, báng bụng, hôn mê… Xơ gan ứ mật còn khiến cơ thể bị thiếu vitamin, suy dinh dưỡng, loãng xương…
  • Nội tiết tố thay đổi: Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai do dòng chảy vào mật bị ảnh hưởng gây ngứa. Vào 3 tháng cuối kỳ, mẹ bầu sẽ bị ngứa trầm trọng hơn, xảy ra ở bàn tay bàn chân, bụng, lưng… Vị trí ngừa thường không phát ban hay có tổn thương nào đặc biệt.

2. Biện pháp khắc phục ngứa ở bàn tay, bàn chân

Cách trị ngứa bên trong bàn tay, bàn chân còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục cơn ngứa lòng bàn tay bàn chân dưới đây:

  • Chườm lạnh: Bạn hãy đắp một miếng vải mát hay túi nước đá lên chỗ ngứa từ 5 đến 10 phút để giảm cảm giác ngứa.
  • Dùng thuốc bôi steroid như Corticosteroid (kê đơn hoặc không kê đơn) sẽ giúp giảm tình trạng bị đỏ và ngứa dữ dội ở bên trong bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thường xuyên để tránh gây mỏng da.
ngứa lòng bàn tay bàn chân
Chườm lạnh sẽ giúp giảm cơn ngứa hiệu quả
  • Giữ ẩm da thường xuyên sẽ giúp làm giảm cơn ngứa. Bạn nên bảo quản kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh. Nếu bị ngứa da do bệnh chàm thì bạn hãy lưu ý giữ ẩm da tay, chân sau khi rửa hoặc khi cảm thấy da bị khô.
  • Liệu pháp tia cực tím: Cách này có thể làm giảm cơn ngứa hiệu quả cho những bệnh nhân bị chàm tay hoặc kích ứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Bị thủy đậu có được ăn trứng không? Ăn gì khi bị thủy đậu

3. Cách phòng ngừa cơn ngứa ở gan bàn tay

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân, bạn hãy tham khảo một số biện pháp sau:

  • Nếu cơn ngứa được gây ra do chàm da hoặc viêm da tiếp xúc, bạn nên tránh những tác nhân gây kích thích để phòng ngừa cơn ngứa bùng phát.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ một loại kem nào cho da tay, da chân thì bạn cũng nên thoa trước 1 ít kem lên 1 vùng da nhỏ rồi để qua đêm. Cách này sẽ giúp bạn kiểm tra xem liệu loại kem đó có gây dị ứng hay phản ứng nào không.
  • Bạn nên ưu tiên dùng các loại găng tay làm từ cotton thay vì sử dụng găng tay vải tổng hợp.
  • Dùng nước ấm để rửa tay, không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Dùng xà phòng rửa tay không có chất tạo mùi thơm để hạn chế tình trạng kích ứng da tay.
ngứa lòng bàn tay bàn chân
Bạn nên rửa tay bằng nước ấm
  • Sau khi rửa tay, bạn cần lau khô và thoa kem dưỡng ẩm.
  • Khi cần lau dọn bằng chất tẩy rửa hoặc tiếp xúc với hóa chất, bạn hãy đeo găng tay bảo vệ da tay. Trong trường hợp bạn bị dị ứng mủ cao su thì có thể đeo găng tay cotton bên trong rồi lồng găng cao su bên ngoài.
  • Bạn nên tránh sử dụng các chất khử trùng tay dạng gel vì chúng có chứa nồng độ cồn khô cao.
  • Nếu thường xuyên bị ngứa da không rõ nguyên nhân thì bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra xem cơ địa có bị dị ứng hay không.

Bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra trên cơ thể dù chỉ là nhỏ nhất cũng cần bạn lưu ý kỹ, tránh chủ quan để khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về triệu chứng ngứa lòng bàn tay bàn chân để sớm khắc phục. Bạn hãy đến bệnh viện da liễu hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa da liễu để được sự thăm khám và chẩn đoán chính xác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây