Những Điều Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Và Cách Điều Trị

0
1941

Thủy đậu là bệnh thường xuất hiện và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Chúng ta phải có những kiến thức đầy đủ để hiểu và có biện pháp phòng tránh hậu quả bệnh này. Hầu hết mọi người phục hồi bệnh trong vòng 1 -2 tuần.

Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm cao, triệu chứng xuất hiện nhanh nên bạn phải hiểu rõ về nó và được chữa trị kịp thời, để tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những điều bạn cần phải biết về bệnh.

1. Thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu (còn gọi trái rạ, phỏng rạ) là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan do virus varicella gây ra. Phát ban giống như mụn nước, xuất hiện trên mặt, sau đó lan ra khắp cơ thể. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng các biến chứng có thể phát sinh.

Hầu hết chúng ta chỉ bị trái rạ một lần trong đời. Vì sau khi nhiễm bệnh lần đầu, hệ miễn dịch ở cơ thể sẽ tự miễn dịch, hoặc có thể tự sản xuất kháng thể chống lại virus và kháng thể này có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể tái phát trở lại gọi là bệnh zona. Tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster giúp ngăn chặn bệnh trái rạ và bệnh zona.

thủy đậu
Hình ảnh người mắc bệnh thủy đậu

2. Bệnh thủy đậu và những điều bạn cần biết

2.1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Trái rạ là một dạng bệnh nhiễm trùng da, gây ra bởi loại virus có tên là Varicella Zoster (VZV) có axit tên là AND, kích thước khoảng 150 – 200mm. Ở ngoài cơ thể, virus kém bền vững; do đó cần nuôi cấy trong phôi bào gà và ở môi trường mô. 

Đây là loại virus gây ra nhiều bệnh khác như zona hay bong tróc da và có khả năng lan rộng bằng nhiều cách khác nhau. Chúng nằm ở trong các bong bóng nước trên da người bệnh. Vì thế nếu tay không chạm vào phần dịch trong các bong bóng đó, hoặc dùng chung các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với da của bệnh nhân như khăn mặt, quần áo… thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

thủy đậu
Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu

Trái rạ xuất hiện phổ biến nhất vào khoảng mùa đông hoặc đầu mùa xuân và rất dễ bùng phát thành dịch. Theo thống kê chỉ ra, hàng năm có đến hơn 3 triệu người mắc loại bệnh này. Trẻ em dưới 13 tuổi (4 – 9 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao) là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất khi chiếm đến 90% số người mắc, 10% còn lại là từ 15 tuổi trở lên với các biểu hiện tương tự như trẻ nhỏ.

2.2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh thủy đậu được nhận biết qua 4 thời kỳ sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Có thể kéo dài 10 – 21 ngày sau khi virus varicella zoster xâm nhập và không có các biểu hiện qua da ở thời điểm này.
  • Thời kỳ khởi phát: Người bệnh bắt đầu có các dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi và phát ban nhẹ trong khoảng 24 – 48 giờ. Khi trẻ nhỏ đang ở thời kỳ khởi phát, các bé thường quấy khóc, không chịu ăn hay chơi; cũng có những trường hợp sốt cao lên đến 39 – 40 độ, xuất hiện những cơn mê sảng co giật, viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp.

Thời kỳ phát bệnh (thời kỳ mọc ban)

  • Đầu tiên có thể xuất hiện hạch sau tai, cổ do hệ miễn dịch sinh ra phản ứng với loại virus lạ xâm nhập.
  • Bắt đầu xuất hiện các nốt màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, hình tròn trên da và niêm mạc khắp toàn thân (miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, âm đạo) gây ngứa. 
  • Từ 24 đến 48 giờ sau, da ngả sang màu vàng. Nốt trái rạ có hình cầu nổi trên mặt da 2mm, đường kính khoảng 5mm, xung quanh nốt có nền da tấy đỏ rộng 1mm, một số nốt phỏng hơi lõm ở trung tâm. 
  • Ban trái rạ mọc rải rác toàn thân, đặc biệt ở phần chân tóc và có xu hướng dày hơn ở bụng, ngực, mặt trước da chân, tay. Chúng có thể lan rộng nếu bị vỡ phần dịch này nên bạn cần lưu ý.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
thủy đậu
Các bước phát triển của bệnh thủy đậu

Thời kỳ hồi phục

  • Sau 4 – 6 ngày phát bệnh, nốt trái rạ sẽ tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm, vảy bong ra sau một tuần. Nếu bệnh được phát hiện kịp thời sẽ không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và nhiễm.
  • Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, các nốt mụn, bong bóng nước sẽ vỡ ra, khô lại và đóng vảy. Thời gian này nên kết hợp sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da đặc trị để giúp quá trình tróc vảy nhanh hơn và hạn chế khả năng để lại sẹo thâm, sẹo rỗ ảnh hưởng tới làn da của bạn.
  • Thời kỳ hồi phục khoảng 3 – 4 ngày cho đến khi làn da trở lại bình thường và cơ thể dần khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nếu việc hồi có những biểu hiện lạ, nên tìm gặp bác sĩ ngay lập tức để ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

2.3. Khả năng lây lan của bệnh

Thủy đậu lây truyền từ người sang người, chủ yếu thông qua đường hô hấp do virus phát tán ra ngoài không khí. Khi một người bị bệnh trái rạ ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc đơn giản chỉ là nói chuyện bình thường nhưng để văng nước bọt ra ngoài, virus trong đó sẽ bắn ra ngoài và lẫn trong bụi rất nguy hiểm với người xung quanh. Nếu người khác hít phải thì sẽ nhiễm bệnh. Vì vậy việc tiếp xúc, giao tiếp hay ăn uống chung với người bệnh trái rạ cần hết sức hạn chế.

Không chỉ vậy, bệnh lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết ra từ các ban bóng nước; cũng có một trường hợp có thể khiến bệnh lây lan nhưng rất hiếm gặp đó chính là qua đường tiêu hóa.

Chúng ta cần mất khoảng 10 – 21 ngày mới phát bệnh nếu tiếp xúc với virus Varicella Zoster, vậy nên đừng chủ quan nhé.

2.4. Một số biến chứng của bệnh

Thủy đậu được xem là bệnh nhẹ và đa phần các ca nhiễm đều có biểu hiện lành tình. Tuy nhiên không thể chủ quan với bất cứ căn bệnh nào và trái rạ cũng không ngoại lệ khi nó có thể gây ra những biến chứng vô cùng phức tạp. 

Biến chứng của trái rạ được chia thành 2 nhóm: sớm và muộn. Biến chứng sớm là những biến chứng biểu hiện ngay nếu bệnh không được điều trị đúng và kịp thời:

  • Viêm niêm mạc miệng, viêm tai giữa và tai ngoài, viêm thanh quản, nhiễm trùng da, bong bóng nước vỡ, lan rộng, thủy đậu xuất huyết (các nốt mụn nước lớn có mủ máu bên trong).
  • Viêm thận, viêm cầu thận cấp: Người bệnh bị suy thận, tiểu ra máu.
  • Viêm khớp tràn dịch: Gặp ở người bệnh nặng, các khớp có viêm và tràn dịch, ít khi thành mủ.
  • Viêm phổi hay gặp ở người lớn. Thời điểm ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện ho nhiều, đau tức ngực, khó thở, sốt và có thể ho ra máu. Một số trường hợp khác có thể dẫn đến tình trạng phù phổi, tràn dịch màng phổi.
  • Bệnh kết hợp: Bệnh trái rạ xuất hiện cùng với bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu, ho gà, sởi. Các bệnh này thường nặng lấn át lâm sàng bệnh trái rạ.
  • Viêm não: Nguyên nhân chính có thể do virus thủy đậu, dị ứng hay virus khác. Trẻ em nam mắc bệnh trái rạ thường gặp phải. Khởi phát từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 và có thể chậm hơn vào ngày thứ 21 của bệnh. 

Đây là một trong những biến chứng thần kinh thường gặp, có thể tử vong ở người lớn do cơ thể bị tấn công bởi loại virus tác động trực tiếp đến não bộ.

Biến chứng này xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần, với các biểu hiện sốt cao, hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu, co giật.

  • Viêm gan: Biến chứng hiếm gặp và không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, gây ra nhiều khó khăn khi phát hiện bệnh. Những biểu hiện thường thấy của biến chứng này là buồn nôn, khó tiêu, suy giảm hệ miễn dịch…
  • Bị trái rạ ngay khi sinh ra và tử vong nếu mẹ mắc trái rạ trong khoảng 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh.
  • Biến chứng khác: Viêm cơ tim viêm hạch, viêm dây thần kinh, một số trường hợp nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

Biến chứng muộn chỉ thường xuất hiện sau khi lành trái rạ một thời gian dài và khá hiếm gặp. Các biến chứng có thể xảy ra: Hội chứng Guillain-Barré, bệnh zona thần kinh, viêm da, viêm võng mạc, viêm phổi…

3. Phương pháp điều trị bệnh trái rạ

  • Đối với người khỏe mạnh, bệnh tự giảm đi không cần uống thuốc.
  • Dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng cho những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và hệ miễn dịch kém.
  • Dùng một số thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine để giảm ngứa, rát.
  • Nên uống nước nhiều, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
  • Không được dùng thuốc aspirin cho trẻ em, mà nên dùng các loại thuốc giảm sốt không chứa aspirin để làm hạ sốt ở trẻ.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng thuốc tím hoặc dung dịch xanh methylen để chấm vào các vết loét.
thủy đậu
Dùng dung dịch xanh methylen để điều trị vết loét

4. Chế độ sinh hoạt

  • Rửa tay và sinh hoạt thường xuyên bằng nước xà phòng nóng.
  • Cắt móng tay ngắn để tránh chạm vào da làm trầy xước và nhiễm trùng.
  • Nghỉ ngơi và chỉ nên vận động nhẹ.
  • Nếu trẻ em đang học tại trường mắc bệnh, cần phải báo cho y tá và các bậc phụ huynh ở trường để ngăn chặn khả năng bị lây nhiễm và tốt nhất nên nghỉ học ở nhà.
  • Dùng thuốc trị dị ứng để giảm ngứa
  • Gọi cho bác sĩ nếu có biểu hiện nặng như nôn mửa, không thể nghỉ ngơi, khó chịu và giảm ý thức.
  • Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nếu chưa từng mắc bệnh này.
  • Tránh xa những thực phẩm cay nóng vì chúng có thể kích thích vết loét, làm chậm quá trình lành vết thương hoặc thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

5. Một số lưu ý chế độ dinh dưỡng

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây hàng ngày, chẳng hạn như bắp cải, cà rốt, dưa chuột bởi chúng cung cấp các vitamin A và C giúp làm lành nhanh các vết trái rạ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng các thực phẩm giàu chất kẽm, magie và canxi.
  • Ăn sữa chua để giảm bớt sự rát họng và ăn đồ ăn lỏng cho dễ tiêu hóa.
  • Không ăn các đồ nếp vì nó có thể làm sưng các vết mủ, nốt trái rạ.
  • Uống nhiều nước
  • Hàm lượng arginine có nhiều trong các loại hạt và nho khô sẽ khiến bệnh phát triển hơn, bạn cần tránh xa các thực phẩm này.
  • Không ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, không ăn thịt gà, thịt chó
  • Không nên ăn hải sản vì nó dễ bị dị ứng.
thủy đậu
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị thủy đậu

Trên đây, là một số thông tin về bệnh thủy đậu mà các bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân xung quanh. Hãy tuân thủ các nguyên tắc điều trị và phòng ngừa, để ngăn chặn bệnh phát triển cũng như tránh lây nhiễm cho người khác nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây