Những món bé không nên ăn sau chích ngừa

0
880

Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa là một kiến thức cần thiết mà bất kì bà mẹ nào cũng nên biết. Sau khi chích ngừa, bé cần phải được theo dõi cẩn thận. Bởi lẽ, đưa vaccine vào cơ thể sẽ tạo ra một số phản ứng nhất định.

Dưới đây là một số món ăn mẹ cần lưu ý không nên cho bé dùng sau khi chích ngừa. Nếu chưa biết, hãy đọc hết bài viết để bỏ túi ngay bạn nhé!

1. Một số phản ứng có thể xảy ra ở trẻ sau khi tiêm

Trước khi tìm hiểu về những món bé không nên ăn sau chích ngừa, mẹ nên biết phản ứng, thể trạng của con khi tiêm. Điều này nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho việc theo dõi sức khỏe của con.

1.1. Sốt sau khi tiêm

Sốt là một phản ứng thường gặp ở trẻ em sau khi chủng ngừa. Hầu như mọi trẻ đều sẽ bị sốt nhẹ. Tình huống này sẽ tự khỏi và nó hiếm khi kéo dài hơn 2 ngày. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu sốt, mẹ cần theo dõi, kiểm tra nhiệt độ cho bé thường xuyên. Tốt nhất là nên kiểm tra 2-3 tiếng một lần hoặc 15-30 phút một lần. Giả sử bé bắt đầu sốt trên 380C thì cần can thiệp ngay. Lúc này, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Mẹ có thể cho bé uống hoặc đặt trực tràng.

Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa
Trẻ bị sốt sau khi tiêm

1.2. Phản ứng tại vị trí chỗ tiêm

Một số trường hợp khác sau khi trẻ tiêm phòng xong thì hoàn toàn có thể bị sưng. Tại vết tiêm xuất hiện vết đỏ, trẻ bị đau hoặc bị cứng tại chỗ tiêm. Tình trạng sẽ này thường tự biến mất sau khoảng vài ngày mà không cần can thiệp điều trị. Mẹ tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì lên trên vết tiêm như chanh, khoai tây… nhé. Nếu như bé bị sưng đau tại chỗ tiêm hoặc trẻ quấy khóc nhiều thì gia đình có thể dùng paracetamol hạ sốt. Điều này nhằm để giảm đau cho bé, giúp bé dễ chịu hơn.

Trong một số trường hợp hiếm hoi thì vết bầm tím có thể sẽ xuất hiện tại chỗ tiêm. Đặc biệt đó là khi trẻ mắc các bệnh về máu hoặc bệnh giảm tiểu cầu.

1.3. Rối loạn tiêu hóa nhẹ

Các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa ví dụ như đi tiêu thường xuyên hơn có thể sẽ xuất hiện. Nó có thể xảy ra 5-6 lần một ngày. Nó cũng làm phân như loãng nước ở một số rất nhỏ trẻ sau khi chủng ngừa tiêu chảy rota. Tuy nhiên, những phản ứng này thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Gia đình không cần quá lo lắng rồi dùng thuốc hay men tiêu hóa.

Nhìn chung, những phản ứng của trẻ không quá nhiều và đáng ngại. Bởi lẽ nó chỉ là những biểu hiện quen thuộc xảy ra sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng sau tiêm vượt ra ngoài giới hạn bình thường. Thậm chí đó là dấu hiệu ban đầu của phản ứng sốc phản vệ. Vì vậy, sau khi tiêm phải theo dõi sát bé tại cơ sở tiêm chủng trong 30 phút. Sau đó gia đình phải tiếp tục theo dõi bé ít nhất trong 24-48 giờ sau khi tiêm để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm này.

2. Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa

Bé có cần kiêng cữ gì sau khi tiêm xong không? Câu trả lời là không. Sau khi tiêm phòng, thật ra bé không cần ăn kiêng. Bởi vì hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể của bé và việc ăn uống hầu như không liên quan.

Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa
Bé có cần kiêng gì sau khi chích ngừa không?

Tuy nhiên, có một số vấn đề ba mẹ cần lưu ý, được khuyên bởi các bác sĩ khoa Nhi:

  • Sau khi cho trẻ uống vắc xin tiêu chảy Rotavirus hoặc vắc xin bại liệt thì không nên cho trẻ uống sữa hoặc nước ngay. Đặc biệt là không cho trẻ dùng với một lượng lớn trong vòng 60 phút. Bởi vì nếu trẻ uống vào thì sẽ dễ bị nôn trớ vắc xin.
  • Sau khi vừa tiêm phòng, nhất là đi đường dài về đến nhà không nên cho trẻ ăn uống ngay (trừ khi trẻ đói) để trẻ hết mệt sau đó ăn uống lại bình thường.

3. Những lưu ý cha mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng

Tiêm chủng cho trẻ là một điều bắt buộc. Trước khi cho con đi tiêm, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bất kỳ em bé nào đã tiêm chủng đều phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm chủng.
  • Cha mẹ cũng nên thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe trước đó của trẻ. Ví dụ như trẻ có mắc bệnh gì không, trẻ có bị dị ứng không, đang dùng thuốc kháng sinh gì… Điều này nhằm để bác sĩ nghĩ ra phác đồ chỉ định sao cho phù hợp.
  • Phụ huynh đặc biệt phải luôn lưu giữ hồ sơ, sổ sách tiêm chủng để tiện theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ một cách chính xác nhất. Nếu như trẻ được tiêm chủng tại VNVC, lịch sử tiêm chủng đầy đủ đều sẽ được lưu lại. Lịch này rất dễ xem và trẻ cũng được nhắc nhở về lịch tiêm chủng.
  • Cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc rằng trẻ sẽ phải được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Sau đó tiếp tục được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm chủng.
Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa
Lưu ý khi cho con chích ngừa

Với bài viết giải đáp thắc mắc những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa, hy vọng bạn đã thêm một kiến thức thiết thực cho mình. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn đầu đời là điều cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, đừng ngần ngại tham khảo thêm những bài viết với nội dung tương tự của chúng tôi tại amthucbonmua.vn bạn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây