Phượng Hoàng Cổ Trấn Ở Đâu? Có Gì Để Khám Phá Và Tham Quan

0
1518

Những địa điểm tham quan nổi tiếng của Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu? Ở đấy có nơi nào để thưởng thức cảnh đẹp và những món ăn ngon không? Đó là những câu hỏi chắc hẳn ai cũng đang thắc mắc đúng không nào! Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Phượng Hoàng cổ trấn, hay còn gọi là Feng Huang Gu Cheng trong tiếng Trung Quốc. Đây là thị trấn nằm ở huyện Phượng Hoàng, Hồ Nam. Tồn tại qua hơn 1300 năm lịch sử, nên mọi người đã gọi đây là “cổ trấn”, nghĩa là thị trấn cổ.

Nằm ở ranh giới phía Tây của tỉnh Hồ Nam trong một khu vực có vẻ đẹp tự nhiên nổi bật, nơi có núi, nước và bầu trời xanh. ‘Fenghuang’ là tiếng Trung có nghĩa là ‘Phượng hoàng’, loài chim thần thoại mang điềm lành và tuổi thọ đã bị lửa thiêu rụi để tái sinh từ ngọn lửa. Phượng Hoàng Cổ trấn được gọi là truyền thuyết kể rằng hai con chim phượng hoàng đã bay qua đó và thấy thị trấn đẹp đến mức chúng bay lượn ở đó, không muốn rời đi.

phượng hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn nhìn từ xa

Khi đến nơi, du khách sẽ bị ấn tượng bởi không khí huyền bí, sang trọng và nét đơn sơ nguyên thủy. Các danh lam thắng cảnh bên trong Phố cổ Phượng Hoàng vẫn thu hút du khách trong cả năm. Nhưng thời điểm tốt nhất để ghé thăm trấn là tháng 7 đến tháng 9, khi thời tiết khá dễ chịu. 

Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu? Đây là một cổ trấn được bao phủ bởi màu xanh của lá cây. Sườn núi được bao phủ bởi những tán lá xanh, những cánh đồng xanh tươi và ngay cả dòng sông Đà Giang cũng phản chiếu màu xanh của cây cỏ. 

2. Con sông Đà Giang xanh thẳm chảy qua Cổ trấn

Sông Đà Giang là con sông lớn nhất quận, cũng là con sông lớn chảy qua Phượng Hoàng cổ trấn. Con sông mang nét đẹp thơ mộng giữa phong cảnh yên bình của trấn cổ. Sông Đà Giang chảy hiền hòa góp phần tô điểm cho nét đẹp của vùng đất Phượng Hoàng cổ trấn. Người ta xem dòng sông như linh hồn của nơi đây. Bởi nó đã gắn liền với bao thế hệ người dân và xuất hiện trong những hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

Phụ nữ ngày ngày đội nón lá ngồi bên sông giặt giũ. Đàn ông thì chèo thuyền đánh cá trên sông. một bức tranh cuộc sống vô cùng bình dị và thanh bình.

phượng hoàng cổ trấn
Con sông Đà Giang xanh thẳm chảy qua Cổ trấn

Vẻ đẹp của Sông Đà Giang biến hóa sống động theo sự vận động của 4 mùa trong năm. Mỗi mùa là mỗi vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. Mùa xuân, dòng sông mang không khí tấp nập, nhộn nhịp của thuyền bè neo đậu kín bờ. Mùa hạ, những tia nắng ấm phản chiếu lên mặt sông làm cho nó càng trở nên lấp lánh. Mùa thu sang, sông đà lại mang màu nước xanh biếc đầy thơ mộng. Mùa đông với một màu trắng xóa vây kín dòng sông, con sông trở nên trầm buồn và tĩnh mịch đến kì lạ.  

Để tạo ra lối đi từ bên đây sông đến bên kia sông, người dân đã xây dựng một số cây cầu. Mỗi cây cầu lại mang phong cách khác nhau, những vẻ đẹp khác nhau. Điều đó lại làm tăng lên vẻ đẹp của con sông. 

3. Dinh Trường Thọ của Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Dinh Trường Thọ nằm bên bờ sông Đà Giang, bên ngoài cổng thành phía Đông Phượng Hoàng cổ trấn. Kết hợp hài hòa với cảnh núi và sông xanh xung quanh, khiến du khách nhớ đến bức tranh thủy mặc của Trung Quốc.

phượng hoàng cổ trấn
Dinh Trường Thọ

Để nhận biết Dinh Trường Thọ của Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu không quá khó. Du khách có thể dễ dàng nhận ra nó trên đường tham quan trấn. Bởi bức tường bên ngoài màu đỏ của nó nổi bật giữa cảnh quan xanh của cổ trấn. 

Có diện tích hơn 4000 mét vuông, Dinh Trường Thọ là một quần thể kiến trúc cổ kính. Được thiết kế tinh xảo và chi tiết được thiết kế một cách cầu kì. Bao gồm hơn 20 hội trường, dinh thự, phòng, gian và sân khấu cổ. Trong hàng trăm năm qua, một số tòa nhà đã bị phá hủy hoặc đổ nát. Bây giờ, nó đã trở thành Bảo tàng Phong tục Dân gian Phượng Hoàng.

Các trưng bày tại đây rất thú vị, bao gồm các lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số của quận, chủ yếu là về dân tộc Miêu và dân tộc Thổ Gia, chẳng hạn như trang phục truyền thống.

Nhiều đồ trang trí và phong tục của hai nhóm dân tộc thiểu số. Tác phẩm tranh và thư pháp cũng như các tác phẩm điêu khắc của họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng Trung Quốc.

4. Làng cổ của người Miêu tại Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Miêu tộc hay dân tộc người Miêu nằm ở một thung lũng, cách huyện Phượng Hoàng 20km về phía Tây Bắc. Dù trải qua nhiều năm nhưng nơi này vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn văn hóa dân tộc Miêu.

Du khách đến tham quan tại đây sẽ có cơ hội ngắm nhìn những ngọn núi xanh thẳm, những hồ nước trên núi, thác nước trắng xóa. Người Miêu rất hiếu khách, họ thường tổ chức lễ chào đón những vị khách khi đến làng.

phượng hoàng cổ trấn
Làng cổ của người Miêu tại Phượng Hoàng cổ trấn

Trong lễ chào đón, người Miêu đứng xếp hàng, mặc trang phục đầy đủ. Chào đón du khách bằng cách đưa cho họ một chén rượu “chặn đường”. Các cô gái Miêu sẽ hát một bài hát! ca từ chủ yếu nói về niềm hạnh phúc khi chào đón một người bạn từ xa đến.

Trang phục của người Miêu và đồ trang trí bằng bạc của họ rất hấp dẫn. Đặc biệt là các cô gái rất hiếu khách. Các cô gái Miêu thường mặc áo choàng màu xanh lam sáng với tay áo rộng và quần dài màu xanh đậm. Và cổ tay áo có thêu những dây buộc sặc sỡ cho phụ nữ. Họ quấn đầu bằng vải màu xanh đậm. Trang trí bằng những chiếc mũ đội đầu màu bạc và khăn choàng cổ màu bạc.

5. Núi Phạm Tịnh Sơn

Núi Phạm Tịnh Sơn là một phần của Khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận của Dãy núi Wuling. Và với độ cao 2.572m ở đỉnh, đây là đỉnh núi cao nhất trong số các đỉnh núi Wuling.

Khung cảnh trải dài từ rừng cây đến núi đá! Với những cột đá sa thạch cao và hình dáng kỳ lạ gần đỉnh là một điểm nhấn đặc biệt. Nếu may mắn, chúng ta có thể phát hiện ra một trong những con Khỉ vàng quý hiếm.

phượng hoàng cổ trấn
Núi Phạm Tịnh Sơn

Để đến được núi Fanjing không hề dễ dàng. Nằm khoảng 12 dặm từ thành phố Đồng Nhân, và cuộc hành trình đường bộ mất khoảng 90 phút. Có hạn chế về chỗ ở trong khu vực. Tuy nhiên, vị trí tương đối biệt lập của nó lại là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật.

Bao gồm cả loài Khỉ vàng Quý Châu quý hiếm và kỳ giông khổng lồ Trung Quốc. Khu vực này có hơn 2000 loại thực vật và cây cối, trong đó có nhiều loại cây độc đáo của nơi này.

Trên núi có 2 đền nằm biệt lập nhau! Kiến trúc bên trong mang hơi hướng cổ xưa theo văn văn hóa Trung Hoa cổ. Hai ngôi đền nằm trên độ cao hơn 2.000 mét. Nằm tách biệt với thế giới và hòa mình vào đất trời.

Khi đến đây, du khách sẽ cảm giác như bản thân trúc được những phiền toái, âu lo trong cuộc sống. Mọi muộn phiền tan biến mà thay vào đó là cảm giác thư thái mà cảnh sắc nơi đây mang đến. 

6. Địa điểm ngắm cảnh lý tưởng Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

chắc hẳn với những ai đến trấn đều sẽ tìm kiếm nơi ngắm cảnh Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu là tuyệt nhất? Thì câu trả lời cho bạn là trên cầu. Cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều! Nhưng đặc biệt nhất vẫn là Cầu Hồng Kiều, cầu Mây, cầu Tuyết.

Cầu Hồng Kiều là công trình du lịch thu hút sự chú ý của du khách. Cầu có đến hai tầng, tầng 1 là lối đi thông thường nối hai bên bờ sông Đà Giang, tầng 2 là khu văn hóa.

Đặc biệt tằng 2 đang trưng bày những bức tranh, thư pháp có nội dung liên quan đến cổ trấn. Phần mái che được lợp ngói âm dương tạo nên nét đẹp cổ kính và phong cách Trung Hoa cổ xưa.  

Cầu Mây cũng là cây cầu có nét kiến trúc tựa như Cầu Hồng Kiều. Cây cầu bắc là sự liên kết giữa hai bên không gian: Một bên là thị trấn với những ngôi nhà cổ. Một bên là không gian hiện đại của trấn. Ngắm nhìn nét đẹp cổ kính đan xen với cuộc sống hiện đại sẽ khiến bạn bị ấn tượng khi đang trên cầu.

Ngắm nhìn Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu là đẹp nhất thì cầu Tuyết là địa điểm cũng tuyệt vời không kém. Cây cầu có 2 tầng, tầng dưới thẳng và bắc ngang sông như những cây cầu khác. Tầng trên uốn lượn, cong hình vòm và có mái che lợp ngói. Cây cầu là điểm nhấn độc đáo trên sông Đà Giang thơ mộng và cũng trở thành điểm ngắm cảnh Phượng Hoàng cổ trấn lý tưởng. 

phượng hoàng cổ trấn
Cầu Tuyết là địa điểm ngắm cảnh Cổ trấn tuyệt vời

7. Tham quan Phố cổ Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu ?

Phố cổ ở Phượng Hoàng trấn cũng nổi tiếng không kém những địa danh trước đó. Bạn sẽ cảm giác như được trở về thời Trung cổ! Với những ngôi nhà cửa đỏ, đèn lồng khắp nơi, đường đi lát đá. Khắp mọi nơi đều là những ngôi nhà cổ, con phố cổ, và những tấm bảng cổ. 

phượng hoàng cổ trấn
Phố cổ Phượng Hoàng cổ trấn

Tất cả tạo ra một không gian vô cùng trầm lặng và cổ kính. Tuy nhiên, vào những mùa cao điểm, lượng du khách đến đây rất đông và bạn phải chen chúc nhau để tham quan. 

Đi trên con đường đá, ngắm nhìn bức tường bám đầy rêu phong, những mái ngói xanh xám vô cùng cổ kính. Đặc biệt là vào đêm xuống, đời sống về đêm tại Phượng Hoàng cổ trấn lại thêm phần huyền ảo, lung linh.

Du khách sẽ bị ấn tượng trước cảnh đêm hiện ra trước mắt là sắc đỏ của lồng đèn. Một màu đỏ rực cả một vùng trời từ những ngôi nhà, hàng quán, của hiệu. Đặc biệt, còn có cả những chiếc ô đỏ treo trên cao, dọc theo lối đi. 

8. Nhà hàng Phượng Hoàng cổ trấn được yêu thích

Nếu bạn đang thắc mắc Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu có món ăn ngon? Thì chúng tôi xin đưa ra những gợi ý dành cho bạn. 

LaoZhai Fen Guan là nhà hàng chuyên bán mì Hoa. Mì nước ở đây có hương vị tuyệt vời và đậm đà. Thự đơn đa dạng và vô cùng phong phú.

phượng hoàng cổ trấn
Nhà hàng Phượng Hoàng cổ trấn

Nhà hàng Wanmu Zhai nằm gần cầu Hồng Kiều. Có 3 tầng và phục vụ các món ăn Trung Hoa, trong đó, dimsum ở đây được đánh giá là ngon.

NHà hàng Man Tang Hong Shifu, có món ăn nổi tiếng là đậu phụ thối. Món ăn tuy có mùi nồng khó ngửi, nhưng sau khi ăn thì khó mà quên được. 

chắc hẳn các bạn đã biết những điểm tham quan nổi tiếng của Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu rồi phải không? Hy vọng với những thông tin trên! Bạn đã có thêm những ý tưởng thú vị cho chuyến du lịch của mình!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây