Polyp Là Gì? Liệu Có Phải Là Ung Thư Và Cách Chữa Trị Polyp

0
1129

Polyp là gì chắc hẳn đó là một câu hỏi không ít người quan tâm. Vậy đây là gì? Liệu nó có phải là một dạng ung thư không? Có nguy hiểm cho sức khỏe của bạn hay không. Hãy trang bị kiến thức và bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt ngay hôm nay nhé!

Ở thời buổi 4.0 như hiện nay, thì độ tuổi nào cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh về đường ruột, đại tràng. Bệnh Polyp cũng là một trong những loại bệnh, nếu không phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì khi chúng càng lớn, càng có nguy cơ ung thư cao. Vậy Polyp là gì lại nguy hiểm như vậy, tìm hiểu bài viết sau.

1. Polyp là gì? Nguyên nhân gây ra polyp

Polyp là gì? Polyp là một dạng tổn thương có hình dạng tròn, nhìn giống khối u nhưng không phải khối u, nó có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp do niêm mạc hoặc tổ chức dưới da niêm mạc hình thành. Thường đa số các polyp lành tính nhưng vẫn sẽ có một số hình thành ác tính (chuyển biến thành tế bào ung thư), nên cần phải theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện kịp thời.

Polyp có thể xuất hiện một hay nhiều vị trí ở cơ thể bạn như: dạ dày, ruột, đại tràng…trong đó polyp ở đại tràng có nguy cơ chuyển biến thành ung thư cao nhất. 

Thông thường, người ta không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, các tế bào khỏe mạnh đang phát triển và phân chia theo trật tự. Đột biến ở một số gen đã làm tế bào tự phân chia, tăng trưởng không kiểm soát và hình thành nên polyp.  

2. Biểu hiện của polyp là gì?

Biểu hiện polyp thường phụ thuộc vào vị trí mà khối polyp hình thành, mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

2.1 Polyp đại tràng và biểu hiện bệnh

Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ bắt đầu có những khối polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng. Polyp đại tràng thường không có triệu chứng, có thể vô tình phát hiện khi bệnh nhân nội soi. 

Tuy nhiên, khi có triệu chứng xuất hiện biểu hiện có thể bao gồm:

  • Chảy máu từ trực tràng: bệnh nhân có thể thấy máu dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Đây cũng có thể bị polyp hoặc một số bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn…
  • Đi tiêu ra máu: có thể là máu đỏ tươi, đỏ sẫm, chảy thành vệt hay máu dính theo phân. Đôi khi máu trộn lẫn vào phân đi tiêu ra màu đen, sệt dính như bã cà phê, có mùi..
  • Thay đổi thói quen đi tiêu: táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài ngày, đôi khi còn xen kẽ tiêu chảy và táo bón. 
  • Thiếu máu: chảy máu polyp có thể từ từ theo thời gian mà không thể nhìn rõ máu trong phân, gây rỉ rả máu, bệnh nhân thường xanh xao, mệt mỏi…
  • Một số trường hợp đi ngoài bình thường nhưng có biểu hiện đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng. 
  • Một số người có biểu hiện như viêm dạ dày mãn tính với triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
polyp
Đau dọc khung đại tràng, thường xuyên táo bón xen kẽ tiêu chảy cũng là biểu hiện của polyp đại tràng 

Nếu số lượng polyp trong đại tràng quá nhiều, thì cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột già có polyp, để không biến chứng thành ung thư đại tràng. Còn số lượng không quá nhiều thì có phương pháp cắt bỏ triệt qua nội soi đại tràng cũng là một phương pháp đang được rất nhiều người áp dụng.

2.2 Polyp dạ dày và biểu hiện bệnh

Polyp dạ dày thường sẽ là những khối u lành tính, kích thước từ 3-4mm đến 2-3cm xuất hiện và phát triển trên bề mặt của dạ dày. Số lượng củ chúng cũng có thể từ vài cái đến vài chục cái, tỷ lệ bệnh này mắc là 1% theo thống kê. 

Tuy nhiên, khi có triệu chứng xuất hiện biểu hiện có thể bao gồm:

  • Đầy bụng, khó tiêu 
  • Đau tức vùng bụng trên rốn
  • Khi các khối polyp lớn sẽ gây rỉ rả máu, gây nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen
  • Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và cắt bỏ kịp thời thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt..
  • Có thể nội soi dạ dày qua mũi và miệng là phương pháp để nội soi chẩn đoán bệnh này.  
polyp
Polyp dạ dày thì có thể nội soi để cắt bỏ

3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh polyp

Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tuổi tác: được thống kê trong khoảng 15-20% dân số trưởng thành. Phổ biến hơn ở những người độ tuổi 50 tuổi. 
  • Người có tiền sử ung thư đại tràng/dạ dày cùng có khả năng mắc bệnh hoặc ung thư buồng trứng/cổ tử cung trước tuổi 50.
  • Hút thuốc, uống rượu
  • Không tập thể dục, thừa cân, béo phì
  • Dùng thuốc ức chế acid dạ dày trong thời gian dài
  • Viêm ruột chẳng hạn như loét đại tràng
  • Bệnh sử gia đình, bạn có khả năng nếu người nhà/người thân đã bị mắc ung thư dạ dày hay mắc polyp đại tràng/dạ dày
  • Đái tháo đường type 2 không được kiểm soát tốt
  • Polyp di truyền
polyp
Hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh

4. Phân loại polyp

Bệnh thường được chia thành 2 loại: Polyp tân sinh, polyp không tân sinh

  • Polyp không tân sinh bao gồm: polyp tăng sản và polyp dạng viêm. Những tuýp này thường không hình thành nên ung thư, thường phát triển nhanh và thường gặp trong bệnh viêm loét, đây là dạng phổ biến đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày/ hoặc hay gặp ở đoạn cuối đại tràng: trực tràng và đại tràng sigma. 
  • Polyp không tân sinh bao gồm: polyp tuyến và polyp răng cưa

Có tới ⅔ polyp đại tràng là polyp tuyến, còn dạ dày thì được hình thành ở tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày. U tuyến là loại polyp dạ dày phổ biến nhất.

Đa số thì không phát triển thành ung thư nhưng có khả năng cao sẽ hình thành nên ung thư. Polyp tuyến thường phân thành kích thước, hình dạng, đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết, nếu chúng càng lớn thì khả năng hình thành ung thư càng cao.

Kích thước và số lượng của polyp cũng có nguy cơ hình thành tế bào ung thư. 

Polyp có kích thước nhỏ hơn 1cm: chỉ có khả năng 1% thành ung thư. Nếu bạn có polyp kích thước hơn 1cm thì khả năng mắc ung thư cao, nếu lớn hơn 2cm thì nguy cơ mắc ung thư là 50%. Vì thế, cần nên biết polyp là gì và các loại thường gặp để phát hiện kịp thời sẽ có biện pháp can thiệp nhanh nhé bạn. 

5. Cách điều trị, phòng ngừa polyp và theo dõi bệnh

5.1. Cách điều trị polyp

  • Cách điều trị polyp nói chung thì mình nên tiến hành cắt bỏ polyp thừa qua nội soi, nếu phát hiện ra có chúng. Nếu vết thương không quá to, không thể nội soi có thể làm bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Với những polyp đã to và hình thành ung thư ở đại tràng, nhưng vẫn chưa dính sâu vào thành ruột già thì vẫn có khả năng cắt được. Nếu đã bị xâm lấn vô thành hoặc các tế bào ruột thì phải dùng biện pháp phẫu thuật.
  • Sau khi cắt hoặc phẫu thuật xong thì nên tái khám 3-6 tháng để nội soi lại để bác sĩ xem tiến triển bệnh hoặc có bị trở lại không. Nếu bệnh nhân ổn định sẽ tiến hành theo dõi trong 1-3 năm tiếp theo, còn không sẽ tiến hành nội soi cắt bỏ polyp tái phát.   

5.2. Cách phòng ngừa bệnh

  • Không hút thuốc lá
  • Không uống rượu bia, chất có cồn
  • Tăng cường thể dục thể thao, vận động đốt mỡ cơ thể: bạn có thể tham khảo các bài tập thể dục tại nhà mà vẫn hiệu quả, để kết hợp chế độ ăn lẫn chế độ tập luyện để mau có một sức khỏe dẻo dai.
  • Không để béo phì, thừa cân
  • Ăn uống đủ chất
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, canxi từ thức ăn và sữa
  • Không ăn thức ăn béo, dầu mỡ
  • Nên đi khám nội soi nếu có các biểu hiện ban đầu
  • Lựa chọn cho mình một thực đơn khỏe mạnh: nhiều rau xanh, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, vitamin thiết yếu, hạn chế đồ có gas, cồn…
polyp
Chế độ ăn uống lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Bổ sung canxi và vitamin D theo bác sĩ: nhiều nghiên cứu cho rằng, bổ sung canxi và vitamin D sẽ giúp làm giảm nguy cơ tái phát khối u ở đại tràng/dạ dày. Vitamin D cũng hiệu quả trong việc chống lại ung thư đại tràng. 

5.3. Theo dõi chăm sóc nếu phát hiện

Nếu bạn phát hiện đã mắc polyp tuyến hoặc răng cưa, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và dạ dày cao. Mức độ sẽ còn phụ thuộc vào kích thước, số lượng và đặc điểm của polyp đã cắt bỏ.

Bạn sẽ cần bác sĩ để tiến hành theo dõi, bạn sẽ cần phải được theo dõi định kỳ từ 6 tháng tới 3 năm, 5 năm để phát hiện bệnh kịp thời nếu tái phát. 

6. Một vài phương pháp tập luyện để đẩy lùi polyp

polyp
Ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi, vitamin thiết yếu để đẩy lùi bệnh

Nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh là béo phì và ít vận động. Bạn sẽ có nhiều phương pháp để có một sức khỏe tốt và dẻo dai.

6.1. Yoga

Yoga là một phương pháp khá tốt để giúp có một tinh thần tốt, giảm mỡ vùng bụng, lưng, mông hiệu quả nếu bạn biết tập đúng cách. Polyp là gì thì bạn cũng không cần quan tâm nhiều nếu bạn có chế độ ăn uống và tập luyện yoga đúng cách.

Bạn chỉ cần bỏ ra 15-20 phút mỗi ngày, hít thở đều đặn, tư thế và động tác đúng chuẩn, có thể nghe thêm nhạc giúp thư giãn, để đạt được hiệu quả bài tập một cách tốt nhất. Sau đây là một bài tập Yoga mang tên là Tư thế chiến binh, sẽ giúp bạn có một cơ thể dẻo dai, giảm mỡ hiệu quả để đẩy lùi polyp nhé.

Tư thế Chiến binh 1: Để thực hiện tư thế này bạn cần đứng thẳng, bước chân trái về phía trước, khụy gối trái 1 góc 90 độ, chân phải đưa ra sau từ từ đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. Giữ tư thế này từ 10-15s, hít thở 8-10 lần hít thở, sau đó đổi bên còn lại.

6.2. Chạy bộ

Chạy bộ đã là một môn thể thao vận động giúp dẻo dai, tạo sự bền bỉ. Chạy bộ còn tăng sức đề kháng, tốt cho tim mạch huyết áp, đặc biệt cho những người béo phì và những người mắc bệnh polyp.

Việc chạy bộ thì bạn có thể chạy bất cứ đâu, địa điểm mà bạn muốn, chỉ cần một đôi giày, một chai nước là đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho một cuộc chạy bộ. 15-30p mỗi ngày sẽ giúp bạn bền bỉ hơn. Hiện nay trên thị trường đang có những dòng máy chạy bộ tại nhà, kết quả tập luyện cũng không thua gì so với chạy bên ngoài, đó cũng sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn ngay tại nhà.

Ngoài ra, bạn còn có thể tập nhảy, khiêu vũ, tập luyện một số bộ môn thể thao khác, cũng sẽ giúp bạn không có nguy cơ béo phì và có một sức đề kháng tốt.

Qua bài viết trên bạn cũng đã trả lời được câu hỏi polyp là gì rồi đúng không. Hãy đi khám và nội soi định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời nhé.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây