Sa Mạc Sahara Và Những Sự Thật Có Thể Bạn Chưa Biết

0
2974

Sa mạc Sahara chính là một trong những nơi khắc nghiệt nhất với nhiệt độ biến đổi chóng mặt. Sahara hiện đang là sa mạc lớn nhất thế giới, và là hoang mạc lớn thứ 3 xếp sau Nam Cực và Bắc Cực. Đây cũng là nơi ẩn chứa rất nhiều điều có thể bạn chưa biết.

1. Sa mạc Sahara từng là một nơi rất xanh

Nổi tiếng là một nơi khô hạn khắc nghiệt, sa mạc Sahara chỉ đón lượng mưa khoảng 2,5 cm đến 10 cm mỗi năm. Đó một con số ít hơn tận 10 lần so với thời điểm nó còn được phủ màu xanh của cỏ cây vào khoảng 4.000 năm trước.

sa mạc sahara
Sa mạc Sahara đã từng được phủ màu xanh cỏ cây

Sự thay đổi đó được chứng minh là do trong suốt chu kỳ quay 41.000 năm, trái đất đã thay đổi độ nghiêng; từ 22 độ dần dần thành 24,5 độ khiến khu vực này trở nên cằn cỗi. Cho đến năm 2017, Trái Đất đang nghiêng khoảng 23,44 độ và có xu hướng giảm dần. Theo tính toán và dự đoán của các nhà khoa học; khoảng 15.000 năm sau, Sahara sẽ xanh trở lại.

Theo như khám phá của các nhà nghiên cứu địa chất, khoảng 12.000 năm trước, một bộ phận người tiền sử đã phải di cư tới đây để tạm lánh nạn do. Họ buộc phải đi khỏi Thung lũng sông Nin màu mỡ để đến sinh sống quanh các hồ nước hiếm hoi trong sa mạc khô cằn do chiến tranh tàn khốc.

Sau đó khoảng 1.500 năm, đột nhiên sa mạc Sahara đón một đợt gió mùa; kèm theo đó là những trận mưa lớn rải khắp vùng đất sa mạc. Kể từ thời điểm đó, nó đã trở mình; khoác lên một tấm áo xanh mơn mởn với nhiều cây cỏ, trái ngọt. Suốt 5.000 năm tiếp theo, mưa vẫn đều đặn rơi, người cổ đại theo đó lũ lượt kéo đến, phát triển đời sống vượt bậc.

Bỗng dưng thiên nhiên “trở mặt”, những cơn gió mùa mang theo mưa không còn nữa. Để lại những trận hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng đột biến khiến người cổ đại không còn cách nào khác mà đánh khăn gói rời đi.

2. Bãi bụi lớn nhất hành tinh

Chính vì mưa và thảm thực vật rất khan hiếm, nên sa mạc Sahara đã trở thành ổ bụi lớn nhất Trái Đất; nơi chứa những đụn cát thậm chí cao tới 180 m. Những cơn bão bụi xảy ra trên sa mạc này có sức ảnh hưởng lớn đến mức có thể tạo thành mưa bùn ở nhiều địa phương tại châu Âu.

sa mạc sahara
Mỗi năm có từ 400 đến 700 tấn bụi đã bay từ Sahara sang những nơi khác

Ước tính, mỗi năm có từ 400 đến 700 tấn bụi đã bay từ Sahara sang Châu Âu, Châu Mỹ và các khu vực khác. Sở dĩ đất ở nơi này không thể kết dính được là vì vùng đất này quá ít nước; từ đó chúng biến thành những hạt bụi. Gió nóng trong không khí từ đó thổi ra và cuốn bụi lên không trung, theo đó bay sang những châu lục khác.

3. Có nhiều trận bão cát kinh hoàng

Diện tích của Sahara vô cùng rộng lớn, lên đến 9,2 triệu ki-lô-mét vuông. Chính vì thế mà khi một cơn bão bụi được tạo nên, nó có thể kéo dài đến cả nghìn cây số; và thời gian liên tục suốt 12 tiếng đồng hồ.

sa mạc sahara
Bão bụi ở Sahara có thể kéo dài đến cả nghìn cây số

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (gọi tắt là NASA); vào tháng 5 năm 2011, một cơn bão bụi dài đến 1.100 km đã xảy ra tại sa mạc Sahara. Điều thú vị là nếu cơn bão này kéo dài thêm khoảng 500 cây số nữa là sẽ dài tương đương với chiều dài đường chim bay của Việt Nam ta.

4. Nhiều núi lửa và ốc đảo ẩn chứa bên trong

Sa mạc Sahara không chỉ có cát; mà còn có sỏi đồng bằng, đá cao nguyên, thung lũng khô, hồ muối, v.v. và các ốc đảo. Emi Koussi là một ngọn núi lửa thuộc Cộng hòa Chad; cũng chính là nơi cao nhất ở Sahara.

Một phần màu mỡ khác của Sahara có được là nhờ những đợt nước lũ từ sông Nin đổ về. Sa mạc Sahara cũng có đến hơn 20 hồ nước; nhưng chủ yếu là những hồ nước mặn. Hồ nước ngọt duy nhất ở đây là Chad.

Tuy biên độ dao động nhiệt ở Sahara là rất lớn, rất khắc nghiệt; phía dưới nó lại là những mạch nước ngầm chảy ra từ dãy Atlas (như Siwa, Kufra, Timimoun và Bahavia). Chúng đã góp phần tạo ra những ốc đảo xanh tươi. Tổng diện tích thực tế của các ốc đảo ở sa mạc này là hơn 200.000 km2, khoảng 2% diện tích toàn sa mạc.

sa mạc sahara
Ốc đảo hình thành giữa sa mạc Sahara

Bên trong những ốc đảo là những cây chà là cao vút. Chúng vừa có tác dụng ngăn cản sự xâm lấn của cát; vừa là nguồn thực phẩm cho con người.

sa mạc Sahara, các ốc đảo đóng vai trò là trung tâm của các hoạt động kinh tế. Ở đó, những người dân định cư sẽ làm nghề nông; thường được gọi là những cư dân chà là. 

Bên cạnh đó, những người du mục như người Ả Rập, người Berber thuộc phía Bắc Sahara thường sinh sống trong lều bạt. Học tìm những địa điểm có cỏ và nước để dựng lều; và thường được gọi là những cư dân lạc đà.

5. Sa mạc Sahara cũng có tuyết rơi

Vào năm 1922, nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara kể từ lần thay đổi khí hậu khoảng 5.000 năm trước là 57,7 độ C; được ghi nhận tại Azizia, Libya. Nhưng đến tháng 12 năm 2016, tuyết trắng đột ngột xuất hiện tại Algeria.

Kể từ đó, trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 1, nhiệt độ ban đêm ở sa mạc Sahara có thể xuống đến mức đóng băng; khiến một số đụn cát xuất hiện lớp tuyết dày bao phủ

sa mạc sahara
Tuyết rơi trên sa mạc là có thật

Ở đỉnh Tahat, đỉnh núi cao nhất Algeria, thường xuất hiện tuyết rơi với chu kì khoảng 3 năm một lần vào mùa đông. Còn tại dãy núi Tibesti thuộc miền Bắc của Chad, trung bình cứ mỗi 7 năm sẽ có những đợt tuyết rơi dày; phủ kín đỉnh núi tới hơn 2.500 m.

6. “Con mắt” khổng lồ bí ẩn

Khi quan sát từ không gian, sa mạc Sahara như có một con mắt khổng lồ. Đây là một kiệt tác ký thú của thiên nhiên; cũng là một ẩn số chưa thể giải được đối với loài người. “Con mắt” đó nằm giữa sa mạc rộng lớn; ngay bên ngoài của thành phố Ouadane, Mauritania (một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi) và có độ rộng khoảng 30 dặm.

Đây là một cấu trúc địa chất vô cùng kỳ lạ mà người ta thường gọi nó là cấu trúc Richat, hoặc là “Con mắt của châu Phi”, hay “Con mắt của Sahara”. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do hình dáng của nó rất giống với một con mắt.

sa mạc sahara
“Con mắt của châu Phi” nằm ngay chính giữa sa mạc rộng lớn

Vẻ ngoài của nó rất đồ sộ và khó nhận biết nếu chỉ nhìn từ mặt đất, mà chỉ có thể quan sát được từ ngoài không gian. Vì thế mà con người trước đây không hề biến đến sự tồn tại của “con mắt” này; cho đến khi thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ. Nếu nhìn từ mặt đất, nó chỉ đơn giản là những vỉa đá nhấp nhô trong sa mạc Sahara mà thôi.

Kể từ khi giới khoa học phát hiện, cấu trúc Richat liên tục trở thành đề tài nghiên cứu của giới khoa học. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh quá trình hình thành của kỳ quan tự nhiên này; nhưng lời giải đáp chính xác vẫn chưa được tìm ra.

Khi nhìn từ trên cao, “Con mắt của Sahara” có cấu trúc với nhiều vòng elip đồng tâm; được xác định là hình thành từ khoảng 300 triệu năm trước. Đây có thể là kết quả của sự xói mòn đất từ cuối thời kỳ nguyên sinh cho tới giữa thời kỳ sa thạch Ordovician. 

Tại vị trí trung tâm của “con mắt” ấy là một lớp đá vụn bao phủ, với tổng bán kính lên đến 3 km. Các nhà nghiên cứu địa chất đã từng đưa ra giả thuyết rằng cấu trúc này được hình thành do sự va chạm của thiên thạch vào Trái Đất, nơi có sa mạc Sahara. Nhưng họ không thể chứng minh điều đó vì không tìm thấy đá tan chảy.

7. Thế giới động vật phong phú ở sa mạc Sahara

Đừng nghĩ sa mạc Sahara khô cằn nên sẽ có ít loài động vật. Thực tế, động vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng với khoảng 70 loài động vật có vú đang sinh sống. Trong đó, có đến 20 loài có kích thước lớn. Ngoài ra, sa mạc Sahara là ngôi nhà của hơn 90 loài chim và 100 loài bò sát độc lạ.

7.1. Lạc đà

Nhắc đến sa mạc Sahara; chúng ta hầu như đều sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh một người đàn ông Ả Rập quấn khăn, ngồi trên lưng chú lạc đà, bước chậm rãi trên những đụn cát vô tận.

Đây cũng chính là loài động vật thích hợp nhất để sống ở sa mạc; có thể dễ dàng thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt tại nơi này. Lạc đà cũng là phương tiện chủ yếu để giúp con người di chuyển qua sa mạc rộng lớn.

sa mạc sahara
Lạc đà là loài động vật thích hợp nhất để sống ở sa mạc

Sở dĩ chúng có thể sinh sống được là nhờ lớp lông bờm trên cơ thể bảo vệ lạc đà khỏi cái nóng lạnh thất thường của sa mạc Sahara. Những chiếc móng to dưới bàn chân cũng là công cụ giúp lạc đà đi vững hơn trên con đường gập ghềnh sỏi đá, hay những lớp cát lún mềm.

Cơ chế sinh học giúp chúng không chảy mồ hôi; cũng như mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Nhưng quan trọng hơn cả là những chiếc bươu của chúng.

Bướu lạc đà không chứa nước như nhiều người từng nghĩ; mà đây là nơi dự trữ những mô mỡ. Nước sẽ được lưu trữ trong máu của lạc đà. Khi trong hoàn cảnh khan hiếm lương thực, bướu của chúng sẽ co lại và mềm đi; đó là dấu hiệu của lượng mỡ dự trữ đang được sử dụng.

Vì thế mà đến khi gặp nước, nó có thể uống một hơi hơn 50 lít để bù đắp cho phần chất lỏng bị mất. Ngoài ra, cấu trúc hồng cầu khác lạ của lạc đà cùng giúp chúng dự trữ nước tốt hơn; cũng như uống nhiều nước một lúc mà không bị làm sao. 

7.2. Bọ cạp Deathstalker

Trong các loài bọ cạp, Deathstalker chính là loài có độc tính mạnh nhất. Quê hương của chúng không đâu khác ngoài sa mạc Sahara.

sa mạc sahara
Deathstalker, hay còn gọi là bọ cạp tử thần

Deathstalker, hay còn gọi là bọ cạp tử thần, là một loài tuy nhỏ bé nhưng độ nguy hiểm rất lớn; với nọc độc là một hỗn hợp mạnh mẽ của chất độc thần kinh. Nọc độc của chúng khi cắn sẽ không làm chết một người trưởng thành khỏe mạnh; nhưng sẽ gây đau dữ dội cho những ai không may trở thành nạn nhân của chúng.

Tuy có chất độc đáng sợ là thế, đó lại đồng thời là chất lỏng đắt nhất thế giới; với giá bán ra khoảng hơn 900 tỷ đồng cho 1 gallon (khoảng 3,78 lít)

Sa mạc Sahara rộng lớn là nơi ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu của thiên nhiên. Vì thế mà các sự thật và điều bí ẩn về nó không thể chỉ dừng lại tại đây. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị về sa mạc Sahara.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây