Sáng Tạo Và Những Lầm Tưởng Mà Người Ta Hay Nghĩ Về Nó

0
1216

Sáng tạo là gì? Là khả năng tuyệt vời của con người, cho phép chúng ta tạo ra những điều mới mẻ, khác biệt và hữu ích cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khái niệm này đôi khi chưa được nhận thức một cách hoàn toàn đúng đắn. Cùng điểm qua những lầm tưởng về khái niệm này nhé.

1. Sáng tạo là gì và lợi ích của nó

1.1 Sáng tạo là gì?

Không ai có thể phủ nhận vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày. Nó có mặt ở khắp mọi nơi, từng sản phẩm bạn đang sử dụng, từng vật dụng bạn đang sở hữu chính là thành quả của khái niệm này. Sáng tạo là động lực cho sự phát triển của xã hội loài người.

Sáng tạo là gì? Là khái niệm được nhắc đến phổ biến là liên tục, bởi nó đóng vai trò chủ chốt trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của sự sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng sống của con người như thế nào. Nó đảm nhận vai trò tạo ra những giá trị mới, giúp nâng cao những giá trị đã có và nhìn chung là mang lại sự hữu ích cho con người.

1.2 Lợi ích của sáng tạo

Sáng tạo mang đến vô vàn những lợi ích lớn nhỏ cho con người mà dường như chúng ta không thể nào kể hết được. Trong số đó, những lợi ích bao quát có thể nhắc đến như là:

Nâng cao chất lượng và sự tiện nghi trong cuộc sống cho con người, thông qua hình thái các sản phẩm hữu hình hoặc các giải pháp vô hình. Thường xuất hiện ở khắp các mặt của đời sống như y tế, giáo dục, thương mại, sản xuất,… và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, thường dưới dạng các giải pháp nhằm nỗ lực hạn chế tác động từ các vấn đề tầm cỡ như ô nhiễm môi trường, biến động khí hậu, thiếu nước sạch, nạn thất nghiệp,…

Tìm kiếm những giải pháp mới để khám phá những điều con người chưa từng biết đến, như việc khám phá những hành tinh mới hay những khu vực sâu dưới lòng đại dương,…

Nói chung, bất kể một giá trị nào được tạo ra và làm cho những thứ vốn đã tốt càng trở nên tốt hơn thì đó chính là thành quả của sự sáng tạo. Tuy nhiên, việc nhìn nhận sự hiện diện của khái niệm này đôi khi còn chưa “chuẩn chỉnh”, và dưới đây là một số quan niệm sai lầm.

2. Lầm tưởng đối với sự sáng tạo

2.1. Chỉ cần làm khác người thì chính là sáng tạo

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 1: Làm khác người chính là sáng tạo

Đi ngược lại với số đông để tạo ra những giá trị khác biệt chỉ là bước đầu của quá trình sáng tạo, liệu nó có thực sự được công nhận hay không thì phải xét đến những giá trị mà nó tạo ra cho xã hội.

Một giá trị được tạo ra dựa trên cái chưa có hoặc dựa trên cái đã có sẽ không được công nhận như một sự sáng tạo nếu nó không mang lại bất kỳ sự hữu ích nào. Có một sự thật rằng, sáng tạo luôn luôn phải đi đôi với lợi ích, nhưng khi nghĩ về nó, người ta thường nhớ đến “mới mẻ và khác biệt” mà đôi lúc chưa nghĩ đến “lợi ích” mà giá trị đó đem lại là gì.

Ranh giới giữa sự khác biệt và dị biệt là vô cùng mong manh, tương tự như ranh giới giữa sự sáng tạo là những “trò lố bịch”. Người đi tìm cái mới phải luôn cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định, tránh đưa ra những giá trị vô nghĩa hoặc không mang tính khả thi.

2.2. Phải là những thứ to lớn vĩ đại 

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 2: Sáng tạo là phải tạo ra thứ to lớn vĩ đại

Không phải rằng bạn phải tạo ra được bóng đèn điện như Edison thì người ta mới công nhận đó là một sự sáng tạo. Đôi khi những thứ vô cùng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại lợi ích cho chính bạn thì đó đã là một sự sáng tạo. Không nhất thiết những giá trị này phải được tượng hình trong những thứ “đao to búa lớn” như tàu vũ trụ hay vệ tinh nhân tạo đâu.

Bạn phải đặt điểm xuất phát cho sự sáng tạo là nằm ở lợi ích nhiều hơn mà nó có thể mang đến. Ngay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những cách làm mới của chính bạn khiến cho công việc được thực hiện suôn sẻ hơn, nhà cửa được dọn dẹp nhanh chóng hơn cũng chính là một sự sáng tạo của riêng bạn rồi đấy.

2.3. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 3: Sáng tạo là khả năng bẩm sinh

Sáng tạo là không dễ, nhưng may mắn thay nó lại là một năng lực bạn có thể rèn luyện được. Nhiều người trong số chúng ta không tin rằng bản thân mình có thể sáng tạo và luôn luôn cho khái niệm này như một năng lực bẩm sinh mà chỉ những người may mắn nhất mới được sở hữu.

Sự thật không như vậy. Sáng tạo có liên quan đến mức độ thông minh của não người. Mà bộ não của một người bình thường chỉ một phần là do gen duy truyền, phần lớn phụ thuộc vào cách họ được nuôi dạy thế nào mới quyết định được năng lực của não. 

Người sáng tạo thường rèn luyện khả năng của mình thông qua việc học tập không ngừng nghỉ là tiếp cận vấn đề một cách đa chiều. Khi bạn muốn mình trở nên sáng tạo, việc trước tiên bạn nên làm chính là hiểu biết thấu đáo về vấn đề mà mình đang nghiên cứu, đó sẽ là cơ sở mang tính nền tảng nhưng vô cùng vững chắc, giúp bạn thực hiện khái niệm này một cách có logic.

2.4. Phải tạo ra những thứ chưa từng có trên đời

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 4: Sáng tạo phải làm ra thứ chưa từng có trên đời

Đây có là lẽ một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất trong xã hội, chính vì người ta luôn nhấn mạnh về sự “mới mẻ và khác biệt” nên đôi lúc ta khăng khăng cho rằng phải tạo ra được những thứ chưa từng có mới là sự sáng tạo.

Sự sáng tạo không nhất thiết là tạo ra những thứ hoàn toàn mới, mà là tạo ra những giá trị mới, có thể đó là một hoạt động cải biến dựa trên những cái đã có sẵn. Chỉ cần ý tưởng của bạn có thể nâng cao được giá trị hiện có thì đó chính là sự sáng tạo. Tuy nhiên, bạn cũng phải có hiểu biết thấu đáo và góc nhìn đa chiều khi xem xét một sự vật hiện tượng để có thể tìm ra chính xác những gì nó còn thiếu, nhằm tạo ra các giá trị mới mang tính bổ sung giúp nâng tầm giá trị tổng thể.

2.5. Phải là giá trị hữu hình

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 5: Sáng tạo phải là giá trị hữu hình

Không thể phủ nhận rằng những mô hình trực quan sinh động mang tính thuyết phục cao hơn, nhưng điều đó không hề đồng nghĩa rằng những giá trị vô hình là không phải một giá trị sáng tạo. Những ai mang quan niệm sai lầm này có thể quên rằng, trước khi tạo ra được một thực thể hữu hình, nó luôn được người ta phác họa trong ý tưởng trước hết. Những giải pháp hay những nghệ thuật trong giao tiếp, đàm phán, quản lý đều là những ví dụ về các giá trị sáng tạo vô hình.

2.6. Chỉ người trẻ mới có khả năng sáng tạo

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 6: Chỉ người trẻ mới có khả năng sáng tạo

Tuổi tác chưa bao giờ được xem là thước đo cho khả năng của sự sáng tạo cả. Nếu bạn đang nghĩ chỉ những người trẻ tràn trề nhiệt huyết mới có khả năng đó thì bạn đã sai lầm. Sai lầm thứ nhất, đâu chỉ những người trẻ mới có được những nhiệt huyết đam mê đó. Sai lầm thứ hai, có lẽ bạn đã vô tình quên đi câu nói “Gừng càng già càng cay rồi”.

Người trẻ làm việc với sự hăng hái và nhiệt huyết, họ có khả năng áp dụng, thử nghiệm các giá trị để đúc kết sự sáng tạo cho riêng mình. Thế nhưng, ở những người có tuổi hơn, họ có cái nhìn sâu sắc và đa chiều hơn, đó là năng lực mà chỉ những người từng trải trong cuộc sống mới có được. Kinh nghiệm cuộc sống sẽ giúp những người lớn tuổi vẫn có thể tạo ra cái giá trị mới, đồng thời nó sẽ mang nhiều tính thực tế hơn do đã được xem xét đa chiều.

2.7. Phải làm theo quy trình

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 7: Sáng tạo phải tuân theo quy trình

Việc mọi thứ trong cuộc sống tuân theo quy luật là đúng, nhưng quy luật thì không chỉ có một, sẽ có những thứ đúng với quy luật này nhưng sẽ không đúng với quy luật khác. Giống như khi bạn làm việc, sẽ có nhiều nhiều việc cần làm theo một quy trình nhất định, nhưng sự sáng tạo thì không.

Khả năng sáng tạo không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay bất cứ quy trình nào. Ý tưởng sẽ có thể nảy ra bất chợt khi bạn đã quan sát những thứ hoàn toàn không liên quan, một giải pháp có thể được sản sinh ra trong lúc bạn đang gặp khó khăn. Thế nên, bạn không cần thiết phải gò ép mình vào một khuôn khổ khi đang trong quá trình tìm kiếm những giá trị mới. 

2.8. Bất cứ giải pháp sáng tạo nào cũng dễ dàng thành công

sáng tạo là gì
Lầm tưởng 8: Giải pháp sáng tạo nào cũng dễ dàng thành công

Đây là quan niệm sai lầm tai hại nhất, nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh. Bạn nên hiểu rằng, sáng tạo không tuân theo quy trình, vì vậy nó sẽ chỉ có bắt đầu mà không có kết thúc. Vì sao bạn tìm ra được một ý tưởng mới, hẳn là do bạn chưa hài lòng với các giá trị hiện có? Nếu vậy thì khi bạn đưa ra một giải pháp bạn cho là hay, nó chắc chắn cũng sẽ có những lỗ hổng tương tự. Việc bạn cần làm là cải tiến ý tưởng của mình một cách liên tục không ngừng.

Nói riêng về việc bán lẻ, các giải pháp sáng tạo đã biến thói quen mua sắm trực tuyến, từng được cho là mang nhiều bất lợi, thành thói quen không thể bỏ được của người tiêu dùng. Những trang bán hàng chính chủ trực tuyến từng được cho là mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho việc mua sắm tại nhà, cho đến khi các sàn thương mại điện tử xuất hiện. Đó là một sự cải biến và cạnh tranh không ngừng trong việc sáng tạo.

3. Kết luận

Sáng tạo sẽ tạo nên thành công, nhưng không phải cứ tìm ra cái mới là chắc chắn sẽ thành công. Để đi đến thành công có nhiều con đường, nhưng không có con đường nào hoàn toàn chắc chắn cả. Mọi vật vẫn luôn có những khuyết điểm cần phải cải thiện, đó là cách mà xã hội vận động và phát triển.

Sáng tạo để tạo ra những giá trị hữu ích, dù lớn hay nhỏ đều là những giá trị đáng trân trọng. Bạn có thể rèn luyện cho mình khả năng này thông qua việc không ngừng học hỏi từ các ví dụ từ nhỏ bé gần gũi nhất cho đến các ví dụ tầm cỡ và vĩ đại nhất, đồng thời nên tiếp nhận vấn đề một cách đa chiều. Chúc bạn may mắn và thành công với công cuộc sáng tạo giá trị của riêng mình!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây