Say Rượu Có Đáng Sợ Không Và Vì Sao Giải Rượu Là Cần Thiết?

0
1371

Say rượu là vấn đề thường xuyên gặp phải bởi bất kỳ người lớn nào. Chúng ta không thể phủ nhận sự cần thiết và sức hấp dẫn của những buổi tiệc với đầy rượu bia trên bàn, nhưng đồng thời cũng gặp không ít khổ sở vì chúng. Làm thế nào để vừa vui mà vẫn khỏe?

1. Say rượu là gì?

Say rượu hay thường được gọi là say (hoặc xỉn), là một trạng thái của cơ thể con người khi họ tiêu thụ đồ uống có cồn, phổ biến nhất là rượu, bia. Như chúng ta đều biết, cồn là một chất có hại cho cơ thể, nên khi rượu bia được đưa vào, gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa chúng. Tuy nhiên việc nạp một lượng lớn rượu bia trong một khoảng thời gian ngắn khiến công việc của gan bị quá tải, từ đó khiến cồn tích tụ trong máu, gây ra trạng thái ngộ độc của cơ thể mà ta gọi là say.

Vậy về bản chất, say rượu là một trạng thái mà tại đó cơ thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, cơ thể có thể tự giải quyết vấn đề này, nhưng cần tốn một khoảng thời gian khá dài, tùy theo lượng cồn trong rượu bia đã được nạp vào. Nhưng vấn đề đáng nói đến nhất chính là những phản ứng của cơ thể trong quá trình đó, chúng thể hiện dưới dạng nhiều triệu chứng phổ biến như là:

  • Đỏ mặt
  • Mất phương hướng
  • Nói nhiều, nói nhanh, nói lắp
  • Phối hợp cơ thể kém
  • Nôn mửa
  • Choáng váng, nhức đầu
  • Tim đập nhanh

2. Vì sao phải giải quyết tình trạng say rượu?

Dù có thể tự khỏi trong dài nhất 24h, song, tình trạng say rượu vẫn nên được giải quyết càng sớm càng tốt để giải phóng cơ thể khỏi áp lực của sự ngộ độc. Bên cạnh việc đầu độc cơ thể, say rượu còn khiến cho con người đôi khi mất ổn định về tâm lý và có những hành vi mất kiểm soát rất nguy hiểm. Vì vậy việc nhanh chóng giải quyết hoặc hạn chế say rượu cần được chú ý.

Việc tiêu quá thụ nhiều rượu bia trong ngắn hạn khiến cơ thể rơi vào trạng thái say, còn trong dài hạn, lượng cồn quá mức sẽ khiến cơ thể chịu nhiều tác động tiêu cực có thể kể đến như sau:

2.1. Ức chế hệ thống thần kinh khiến cho não bộ chậm chạp

say rượu
Não chịu tác động xấu từ cơn say rượu

Não là cơ quan chịu tác động nặng nề nhất khi bạn bị say rượu. Chỉ sau 30 giây từ lúc tiêu thụ chén rượu đầu tiên, etanol (một loại cồn) trong rượu sẽ bắt đầu tác động đến não. Chất cồn này đi qua não bộ và gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương, thông qua việc giải phóng dopamine để liên kết chặt chẽ với glutamate ở các cơ quan thụ cảm, làm gián đoạn sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan, khiến cho những người uống rượu bắt đầu phản ứng chậm chạp.

Etanol còn khiến não phản ứng chậm chạp hơn nữa, đồng thời sinh ra cảm giác buồn ngủ khi nó liên kết với gamma aminobutyric (GABA). Nó còn khiến chúng ta cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đi đứng không vững và mất phương hướng. Nếu phải hứng chịu thường xuyên và liên tục những cơn say rượu, cồn trong rượu bia còn có nguy cơ gây ra các chứng giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy của não.

2.2. Rối loạn giấc ngủ

say rượu
Giấc ngủ chịu tác động xấu từ cơn say rượu

Mặc dù khi say rượu ta có cảm giác buồn ngủ thế nhưng kèm theo đó là những triệu chứng đau đầu khiến chúng ta không thể nào ngủ ngon được. Vì một khi cơ thể còn đang hứng chịu các tác động từ cơn ngộ độc, các cơ quan luôn phải vận hành dưới sự điều tiết của não nhằm hấp thụ, phân giải và đào thải các chất độc đó ra bên ngoài, nên lúc này bạn không thể ngủ ngon như khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Những người say rượu sau một đêm tỉnh dậy thường luôn cảm thấy cả người mệt mỏi, uể oải. Vì theo lẽ bình thường, giấc ngủ là lúc để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau những tổn thương. Còn khi bạn say, chỉ có mắt bạn nhắm lại, còn tất cả những cơ quan khác đang làm việc một cách cật lực, dẫn đến tình trạng kiệt sức vào sáng hôm sau. Nếu bạn muốn có được giấc ngủ ngon khi bị say, hãy tìm cách giải phóng cơ thể khỏi cơn say rượu trước đã.

2.3. Tăng acid dạ dày

say rượu
Dạ dày chịu tác động xấu từ cơn say rượu

Chúng ta đều biết dạ dày là nơi tiêu hóa thức ăn, phân hóa chúng thành các chất để nuôi cơ thể thông qua tác động của dịch vị của dạ dày. Bản chất của dịch vị này chính là acid. Chưa cần đến khi bạn say rượu mà ngay từ lúc đến dạ dày, rượu bia sẽ kích thích niêm mạc dạ dày tiết thêm nhiều acid nữa, về lâu dài quá trình tích tụ này có thể gây ra các vết viêm loét trong niêm mạc dạ dày.

Khi rượu bia hòa lẫn trong dịch vị của dạ dày, chúng gây ra cảm giác buồn nôn và điều này dường như không thể tránh khỏi. Vì trong những bữa tiệc, bạn không những uống mà còn ăn nữa, mà hễ có thức ăn là dịch vị sẽ được tiết ra để tiêu hóa chúng, nên sự say rượu luôn luôn đi kèm sự buồn nôn.

Bên cạnh đó, nếu không may bị viêm loét dạ dày, bạn sẽ dễ bị chán ăn, dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi mắc bệnh này, nếu vẫn tiếp tục say sỉn như thế, khả năng cao có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư nếu không điều trị đúng và kịp thời. 

2.4. Nguy cơ suy thận

say rượu
Thận chịu tác động xấu từ cơn say rượu

Một triệu chứng mà người say rượu rất thường hay gặp phải đó chính là miệng thì vô cùng khát nước đến nỗi khô cả môi, nhưng bên dưới thì lúc nào cũng cảm thấy mình cần phải “xả lũ”, thật ra điều này có nguyên nhân cả đấy. Đó chính là khi não bị etanol làm suy giảm chức năng và điều tiết quá trình tạo nước tiểu kém hiệu quả.

Trong điều kiện bình thường, não chỉ cho phép thận bài tiết một lượng nước tiểu vừa phải, còn khi bị say rượu, não sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến quá trình này bị mất kiểm soát. Hậu quả là thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn mức quy định, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, điều này giải thích cho việc bạn khát khô cả miệng mà vẫn thấy khát nước. Tạo ra nhiều nước tiểu hơn đồng nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn, về lâu dài có thể dẫn đến suy thận.

2.5. Nguy cơ xơ gan

say rượu
Gan chịu tác động xấu từ cơn say rượu

Bộ phận tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề trong cơn say rượu đó chính là gan. Gan là cơ quan đảm nhận việc phân giải độc tố của cơ thể, và khi cơ thể bị “ngộ độc” bởi rượu, thì gan cũng đóng vai trò chính trong việc xử lý chúng, đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Các chất độc này thường được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua dịch mật, tuy nhiên, một số sẽ được tích trữ tại gan.

Nguy cơ xơ gan đến từ việc gan phải hoạt động cật lực để phân giải các chất độc trong rượu. Ở một người bình thường, gan chỉ tiết ra enzym chuyển hóa cho phép bạn xử lý khoảng 30ml rượu trong một giờ mà thôi. Khi lượng rượu quá nhiều đến mức khiến cơ thể say rượu, gan sẽ cần nhiều rất rất nhiều thời gian và công sức để xử lý chúng, quá trình này làm chức năng gan bị hao tổn nhiều về chức năng, lâu dần sẽ dẫn đến xơ gan.

Một khi cơ quan giải độc hàng đầu của cơ thể bị suy yếu, thì sức khỏe của tổng thể cũng bị xuống cấp trầm trọng. Đáng sợ hơn là các độc tố luôn được đưa về gan dù nó có khỏe mạnh hay là không, việc này vô tình lại khiến gan càng tổn thương nặng nề. Hạn chế việc sử dụng rượu bia dẫn đến say rượu là việc làm giúp ích rất nhiều cho gan.

2.6. Ảnh hưởng chức năng tim, tăng nguy cơ đột quỵ

say rượu
Tim chịu tác động xấu từ cơn say rượu

Tim là bộ phận chịu trách nhiệm bơm máu và oxy đến các cơ quan để chúng hoạt động tốt. Nếu não là nơi cung cấp mệnh lệnh thì tim là nơi cung cấp tài nguyên để cơ quan thực hiện mệnh lệnh đó. Khi cơ thể rơi vào trạng thái say rượu, nghĩa là tất cả các cơ quan phải hoạt động liên tục, tim vì thế cũng phải hoạt động liên tục theo.

Tuy nhiên khi rượu vào cơ thể sẽ khiến các mạch máu giãn nở, lượng máu đến da nhiều hơn làm cơ thể dường như đỏ lên. Trong lúc này, thân nhiệt cũng được giải phóng qua da, chức năng tự điều chỉnh của cơ thể sẽ kìm hãm điều này bằng việc hạ nhiệt độ lõi của cơ thể, làm giảm đi sự thoát nhiệt, cùng với đó là thành mạch co lại.

Thế nhưng trong lúc say rượu, tim vẫn đang hoạt động mạnh, máu được đẩy mạnh trong các lòng thành mạch nhỏ hẹp. Nếu một người bị cholesteron xấu bám vào thành mạch hay các cục máu đông gây tắc nghẽn, nguy cơ xảy ra đột quỵ là vô cùng lớn.

3. Giải quyết say rượu bằng cách nào?

say rượu
Giải quyết say rượu bằng cách nào?

Hẳn là bạn cũng đã hiểu được cơ chế mà các chất kích thích như rượu bia tác động đến cơ thể của chúng ta, cũng như cách mà cơ thể phản ứng lại để giải phóng khỏi sự “ngộ độc” mang tên say rượu. Thế nhưng, nếu những buổi tiệc rượu là một điều bạn không thể tránh được, thì đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để giảm thiểu cũng như giải quyết tình trạng say rượu khó chịu:

Uống một ít sữa tươi trước khi tham gia tiệc rượu:

Trong sữa tươi có chứa chất béo, giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ dạ dày thông qua việc hạn chế sự thẩm thấu của rượu vào trong máu, đồng thời hạn chế chuyển hóa acetaldehyde – một chất độc có trong thành phần của cồn, là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say rượu.

Uống nhiều nước trong khi uống rượu:

Như bạn đã biết ở phía trên, khi uống rượu cơ thể sẽ dễ xảy ra tình trạng mất nước, từ đó ảnh hưởng nặng nề đến thận. Để giải quyết việc này, ta nên uống thêm nước sau mỗi cốc rượu bia, khiến cho các chất độc tố trong rượu bị pha loãng, giảm tác động tiêu cực của chúng lên cơ thể.

Uống nước chanh nóng khi bị say rượu:

Cung cấp các chất điện giải cần thiết cho cơ thể, đồng thời thức uống giàu vitamin C này còn giúp bạn giải quyết cảm giác nôn nao, cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và cũng làm giảm tình trạng mất nước do chất cồn gây ra.

Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ chức năng gan thận:

Việc sử dụng thực phẩm chức năng để giải quyết các vấn đề liên quan đến rượu bia ngày càng trở nên phổ biến. Các loại thực phẩm chức năng này tập trung vào việc cải thiện chức năng, tăng cường hoạt động của các cơ quan, khiến chúng bớt “nhạy cảm” với các tác động tiêu cực từ việc say rượu bia.

Trên đây là những tác hại đáng kể của rượu bia, cùng với đó là một vài phương pháp giúp bạn hạn chế và giải quyết trình trạng say rượu. Hy vọng bài viết đã hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây