Sốt Xuất Huyết – Những Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

0
1314

Sốt xuất huyết là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng hàng tỷ người trên toàn thế giới này. Vậy căn bệnh này là gì, nó có triệu chứng thế nào và cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh phát sinh khi cơ thể ta bị xâm nhập bởi virus Dengue (Đăn-gơ). Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, chúng hút máu từ người nhiễm bệnh và truyền sang người khác. 

điều trị sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Trước đây trẻ em là đối tượng chính chịu đựng căn bệnh này là trẻ em, thường là dưới 15 tuổi. Những hiện nay, xu hướng này dần thay đổi khi số người nhiễm sốt xuất huyết ở người lớn cũng đang tăng nhanh đột biến.

Biểu hiện của sốt xuất huyết rất giống bệnh cúm nhưng tiềm tàng nguy hiểm hơn nhiều. Tỷ lệ người mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng 30 lần trong 50 năm qua. Theo số liệu nghiên cứu, có tới khoảng 50-100 triệu ca mắc sốt xuất huyết hằng năm, phân bổ tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới.

Hiện nay, tuy chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết, nhưng nếu phát hiện sớm và được đưa đi điều trị bệnh, tỉ lệ tử vong có thể giảm xuống thấp hơn 1%.

2. Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?

Sốt xuất huyết là loại bệnh xảy ra quanh năm, có tỉ lệ tử vong cao so với các loại bệnh khác, đặc biệt là ở trẻ em. Sốt xuất huyết tiềm tàng nguy cơ có thể trở thành đại dịch toàn cầu, nên cần phải được nghiêm túc chú ý và theo dõi.

Theo những chuyên viên y học, có 2 dạng sốt xuất huyết đó là dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).

2.1 Xuất huyết tiêu hóa

Sốt xuất huyết dạng này rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, chỉ sốt như các bệnh khác và không nổi đốm đỏ. Tới giai đoạn sau mới bắt đầu nổi vệt đỏ trên cơ thể và đi tiêu ra phân đen hoặc máu.

2.2 Xuất huyết não

Dạng sốt xuất huyết này cũng rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu vì những biểu hiện không rõ ràng. Khởi điểm sẽ là sốt và nhức đầu. Tiếp đến là tê liệt và không thể cử động vì bộ phận chủ trì mọi hoạt động cơ thể là não đang bị tổn thương. Cuối cùng là hôn mê sâu và dẫn đến tử vong.

3. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thời gian ủ bệnh khá đa dạng, tùy thuộc vào thể trạng từng người, kéo dài từ 3-15 ngày (thường là 5-8 ngày). Tùy vào các giai đoạn mà sốt xuất huyết có những triệu chứng khác nhau.

điều trị sốt xuất huyết
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Cụ thể là bệnh sốt xuất huyết bắt đầu với những triệu chứng như là cúm mùa:

  • Sốt cao 39-40 độ C liên tục, dù uống thuốc hạ sốt cũng chỉ làm hạ sốt nhất thời, khi hết tác dụng thuốc vẫn bị sốt lại. Sau khi kéo dài khoảng 3-4 ngày, nhiệt độ cơ thể giảm nhanh do thiếu máu và mồ hôi toát ra.
  • Đúng với tên gọi sốt xuất huyết, đặc trưng của loại bệnh này là triệu chứng xuất huyết ở nhiều dạng khác nhau: 
    • Xuất huyết dưới da: Lúc này sẽ có những nốt đỏ xuất hiện trên da, rải đều ở 2 mặt chân và cánh tay. Đó là do các mạch máu bên trong cơ thể bị vỡ vì sốt.
    • Xuất huyết ở miệng, chân răng, nướu.
    • Đi ngoài xuất huyết (ói, đại tiện, tiểu tiện,…)
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh,  người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị sốt xuất huyết kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

3 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn phát bệnh ban đầu, rất khó phân biệt liệu là sốt xuất huyết hay bệnh thông thường vì các biểu hiện giống nhau. Biểu hiện ở việc sốt cao liên tục từ 39-40 độ C trong 1-2 ngày đầu. Vì vậy cần ngay lập tức đưa người mắc sốt xuất huyết đến các trung tâm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh ngay lập tức.

Giai đoạn 2: Thời gian nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là từ ngày 3-7 khi bệnh phát sinh. Lúc này các triệu chứng sẽ dần rõ ràng như xuất huyết ở các vùng trên cơ thể. Những biến chứng nặng hơn có thể là chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Vì thế đây là giai đoạn cần sự theo dõi sát sao của không chỉ riêng bác sĩ mà còn là người nhà bệnh nhân.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn khôi phục của người bệnh. Các cảm giác mệt mỏi, chán ăn sẽ dần biến mất. Máu được lưu thông và các kết quả xét nghiệm cũng trở về bình thường.

4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

Ông bà ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên việc đầu tiên cần làm chính là ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này phát triển, đó cũng được xem như là một cách điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả bậc nhất.

4.1. Phòng bệnh và điều trị sốt xuất huyết

Phân biệt các tác nhân gây nên bệnh

Muỗi vằn là nhân vật chúng ta cần phải chú ý bậc nhất, vì chính “hắn” là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu. Vậy làm sao để phân biệt muỗi vằn với các loại muỗi thông thường? Sau đây là những thông tin tất tần tật về cách nhận biết chúng với loại muỗi khác.

  • Muỗi Anophen: đây là loại muỗi khá phổ biến và chúng cũng là tác nhân gây nên một căn bệnh nguy hiểm khác, đó là bệnh sốt rét. Muỗi này có màu nâu sẫm và đen, cấu trúc thân thể gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Trái ngược với những loài muỗi khác, lúc nghỉ ngơi phần bụng sẽ hướng lên, không hướng xuống dưới. Chiều dài của cơ thể muỗi bằng với chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy màu đen trắng. Anophen sinh sống tại vùng nước ngọt và chủ yếu hoạt động từ mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, chủ yếu cư ngụ ở các bụi cây, khe kẽ.
điều trị sốt xuất huyết
Muỗi Anophen
  • Muỗi Vằn: Đặc điểm đặc trưng của loại muỗi này là có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên gọi là muỗi vằn. Sinh sản chủ yếu ở những nơi có nước như chum, vại, vũng nước,… Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối. Chúng đặc biệt ưa thích hoạt động ở những nơi tối tăm như xó nhà, quần áo,…
điều trị sốt xuất huyết
Muỗi vằn

Điều trị sốt xuất huyết bằng cách sinh hoạt hợp lý tại nhà

điều trị sốt xuất huyết
Phòng chống dịch sốt xuất huyết

Chắc hẳn quan những đặc điểm kể trên, các bạn cũng đã có những ý tưởng sơ lược về cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao phù hợp để ngăn ngừa sốt xuất huyết rồi phải không. Hãy cùng mình điểm qua nhé:

  • Thường xuyên sử dụng thuốc xịt muỗi, diệt muỗi trong nhà. Nhưng nên nhớ là chúng cũng có gây hại cho sức khỏe con người nên nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ cho môi trường sống luôn luôn sạch sẽ, sáng sủa sẽ giúp xua đuổi muỗi đấy. Không những thế còn tránh được các virus gây bệnh khác.
  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa loăng quăng, bọ gậy như: bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ,… để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Nên ngủ màn, mặc quần áo dài khi ngủ để hạn chế bị muỗi đốt.’
  • Sử dụng các thuốc xoa ngừa muỗi đốt. Bạn có thể dễ dàng mua chúng ở các hiệu thuốc tây gần nhà.

4.2. Điều trị bệnh sốt xuất huyết

Có 2 cách điều trị bệnh sốt xuất huyết hiện nay chính là điều trị tại các trung tâm y tế gần nhất hoặc điều trị tại nhà

Điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện

Theo các bác sĩ ở các bệnh viện lớn, nguyên nhân gây tử vong lớn nhất của sốt xuất huyết hiện nay là tràn dịch màng phổi. Lý do đến từ việc người Việt Nam chúng ta có xu hướng yêu cầu được truyền nước mỗi khi sốt. Họ tin rằng với những khoáng chất có trong dịch sẽ giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn để chống chọi với bệnh. Nhưng điều này là sai lầm khi bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, vì nó có thể gây ứ nước cơ thể dẫn đến tràn dịch.

Thật ra, hiện nay sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị hay kháng sinh nào. Đối với các bệnh nhân bị sốt xuất huyết, bác sĩ thường theo hướng giảm các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh.

Cụ thể là việc điều trị sốt xuất huyết sẽ đi theo đúng phác đồ. May mắn là hiện nay đã có phác đồ  chuẩn cho bệnh này. Đây là thứ được tin dùng của rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới điều trị để ứng phó với sốt xuất huyết. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần tới các trung tâm y tế địa phương chứ không cần là những bệnh viện lớn. Vì tại đây cũng sẽ áp dụng phương thức điều trị sốt xuất huyết theo phác đồ chung được giao.

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Nếu phát hiện được bệnh sớm và các dấu hiệu không nặng, chúng ta vẫn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà một cách hiệu quả. Đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia y tế:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối ở nơi thoáng mát (có điều hòa sẽ giúp ta có nhiệt độ lý tưởng). Thường xuyên uống nước để tránh mất nước khi sốt, tốt nhất là có pha bột điện giải oresol theo chỉ dẫn (từ 2l/ngày).
  • Uống nước hoa quả, sinh tố,… để bổ sung các vitamin C,B1,… Nên dùng các thức dạng lỏng để dễ tiêu hóa, giàu protein, năng lượng như cháo thịt, súp,… Không dùng thức ăn chứa nhiều mỡ, gia vị.
  • Khi sốt hãy cho người bệnh uống paracetamol để hạ sốt, kết hợp với chườm nước mát ở các vị trí như nách, bẹn, các nếp gấp,… để giúp cơ thể tỏa nhiệt ra nhanh hơn. Chú ý trang phục thoáng, không đắp mền vì sẽ khiến nhiệt độ bị giữ lại trong cơ thể.
  • Không được sử dụng bất kì loại thuốc hạ sốt nào khác ngoài paracetamol nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Thường thì bệnh sẽ có tiến triển tốt từ 5-7 ngày sau đó. Nhưng nếu trong vòng 11-12 ngày vẫn không khỏi bệnh thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện đề phòng trường hợp xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não.

5. Lời kết

Hi vọng những chia sẻ trên của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là các kiến thức về cách phòng bệnh và điều trị sốt xuất huyết sẽ hỗ trợ các bạn tối đa trong việc đối phó với căn bệnh hiểm ác này.

Xem them:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây