Thiếu Máu – Những Triệu Chứng Bình Thường Nhưng Nguy Hiểm

0
1227

Thiếu máu là tình trạng cơ thể giảm lượng hemoglobin trong một đơn vị thể tích máu. Hiện tượng này gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lư cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng mình tìm hiểu các nguyên nhân và biến chứng của chúng nhé!

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng cơ thể giảm lượng hemoglobin(Hb) hay khối hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu. Hemoglobin hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường so với những người cùng lứa tuổi. 

Theo tổ chức y tế thế giới, thiếu máu diễn ra khi lượng hemoglobin:

  • Hb < 110 g/l đối với trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi
  • Hb <120g/l đối với trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi
  • Hb < 130g/l đối với nam trưởng thành
  • Hb < 120g/l đối với nữ trưởng thành
  • Hb < 110g/l đối với phụ nữ có thai
thiếu máu
Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng hemoglobin

Có thể dễ dàng kiểm tra hemoglobin bằng máy đo huyết cầu tự động. Mức độ thiếu máu được chia thành nhiều cấp độ như: nhẹ (hơn 9g/dL), trung bình (6-9g/dL) và nặng (dưới 6g/dL).

2. Nguyên nhân thiếu máu

2.1 Tầm quan trọng của các tế bào máu

Cơ thể bạn tạo ra ba loại tế bào máu gồm tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng, tiểu cầu để giúp đông máu và các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.

Các tế bào hồng cầu chứa hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt giúp cho máu có màu đỏ. Hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Và mang carbon dioxide từ các bộ phận khác của cơ thể đến phổi để tống ra ngoài qua quá trình thở ra.

Hầu hết các tế bào máu, bao gồm cả tế bào hồng cầu, được sản xuất thường xuyên trong tủy xương của bạn. Đây một vật liệu xốp được tìm thấy trong các khoang của nhiều xương lớn của bạn. Để tạo ra hemoglobin và các tế bào hồng cầu, cơ thể bạn cần sắt, vitamin B12, folate và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm bạn ăn.

2.2 Thiếu sắt

Loại thiếu máu phổ biến nhất là do cơ thể bạn bị thiếu sắt. Tủy xương của bạn cần sắt để tạo ra hemoglobin. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn không thể sản xuất đủ hemoglobin cho các tế bào hồng cầu. Nguyên nhân gây hiện tượng này xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai. Nó cũng là do mất máu, chẳng hạn như chảy máu kinh nhiều, loét, ung thư và thường xuyên sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn. Đặc biệt là thuốc aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.

2.3 Thiếu máu do giảm sinh

Các nguyên nhân thiếu máu do giảm sinh có thể kể đến như: 

  • Thiếu sắt
  • Thiếu acid folic và vitamin B12
  • Thiếu protein
  • Giảm sinh hồng cầu (hội chứng Diamond Blackfan)
  • Bệnh suy tủy hoặc do bẩm sinh ( Bệnh Fanconi )
  • Bệnh bạch cầu, di căn ung thư vào tủy.
  • Suy thận mạn, nhiễm khuẩn mạn tính, bệnh collagen

2.4 Thiếu vitamin

Bên cạnh sắt, cơ thể bạn cần folate và vitamin B12 để sản xuất đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chế độ ăn uống thiếu những chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể gây giảm sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra, một số người tiêu thụ đủ vitamin B12 nhưng không thể hấp thụ vitamin này. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin, hay còn được gọi là thiếu máu ác tính.

2.5 Thiếu máu do viêm

Một số bệnh chẳng hạn như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính và mãn tính khác – có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

2.6 Thiếu máu không tái tạo

Đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng rất hiếm gặp. Chúng có thể xảy ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ tế bào hồng cầu. Nguyên nhân của thiếu máu này bao gồm nhiễm trùng, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh tự miễn dịch và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

2.7 Thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương

Nhiều loại bệnh, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và bệnh xơ tủy, có thể gây thiếu máu thông qua cách ảnh hưởng đến việc sản xuất máu trong tủy xương của bạn.

2.8 Thiếu máu do tan máu

Nhóm bệnh thiếu máu này xuất hiện khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn mức tủy xương có thể thay thế chúng. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này có thể là một số bệnh về máu làm tăng sự phá hủy hồng cầu. Bạn có thể bị di truyền bệnh thiếu máu huyết tán.

Thiếu máu do hiện tượng tan máu có thể đến từ các nguyên nhân bất thường do hồng cầu hoặc do di truyền như:

  • Bệnh về hemoglobin
  • Bệnh ở màng hồng cầu như hồng cầu nhỏ hình cầu, hồng cầu hình thoi.
  • Thiếu hụt enzym ở hồng cầu
  • Tan máu miễn dịch do bất đồng nhóm máu mẹ – con
  • Nhiễm khuẩn do sốt rét, nhiễm khuẩn máu
  • Nhiễm độc thuốc như phenylhydrazin, thuốc sốt rét, nitrit hoặc hóa chất, nọc rắn

2.9 Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Tình trạng thiếu máu do hồng cầu hình liềm này có thể đến từ nguyên nhân do một dạng hemoglobin bị khiếm khuyết buộc các tế bào hồng cầu phải có hình dạng hình lưỡi liềm (hình liềm) bất thường. Các tế bào máu này đều chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.

2.10 Thiếu máu do chảy máu

  • Do chấn thương, giãn tĩnh mạch thực quản hay xuất huyết đường tiêu hóa…
  • Do rối loạn quá trình cầm máu như giảm tiểu cầu, hemophilia, giảm prothrombin.
  • Do chảy máu mạn tính như giun móc, loét dạ dày tá tràng, trĩ, sa trực tràng
thiếu máu
Nguyên nhân gây thiếu máu

3. Triệu chứng thiếu máu

Với các nguyên nhân như trên. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được các triệu chứng thiếu máu như:

  • Dễ cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đầu trong khi toàn thân uể oải, khó thở khi vận động
  • Chóng mặt, da nhợt nhạt
  • Nhịp tim bất thường nhanh chóng, đặc biệt là khi tập thể dục
  • Khó thở và đau đầu, đặc biệt là khi tập thể dục
  • Khó tập trung
  • Chuột rút ở chân
  • Mất ngủ
  • Đau ngực
  • Tay chân lạnh
  • Phụ nữ có thể bị kinh nguyệt không đều và nam giới có thể bị giảm ham muốn.
thiếu máu
Triệu chứng của thiếu máu

4. Biến chứng của bệnh thiếu máu

Nếu không được điều trị kịp thời, thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi trầm trọng. Thiếu máu trầm trọng có thể khiến bạn mệt mỏi đến mức không thể hoàn thành các công việc hàng ngày.
  • Các biến chứng khi mang thai. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate có thể dễ bị các biến chứng. Chẳng hạn như sinh non.
  • Các vấn đề về tim. Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều (loạn nhịp tim). Khi bạn bị thiếu máu, tim của bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt trong máu. Điều này có thể dẫn đến tim to hoặc suy tim.
  • Tử vong. Một số chứng thiếu máu bẩm sinh di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm. Có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mất nhiều máu nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính, nặng và có thể gây tử vong.

5. Điều trị thiếu máu

5.1 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Đối với những bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt thì nên dùng thuốc sắt để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết vào cơ thể. Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Như gan động vật, rau xanh, rong biển, thịt, trứng, sò, cá cơm, hạnh nhân. Nhiều loại thiếu máu đôi khi không thể ngăn ngừa được. Nhưng bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin bằng cách ăn một chế độ ăn uống gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm:

  • Các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò và các loại thịt khác, đậu, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều folate có thể được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu phộng và các sản phẩm ngũ cốc giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như bánh mì, mì ống và gạo.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như thịt, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và các sản phẩm đậu nành.
  • Thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, ớt, bông cải xanh, cà chua, dâu tây. Chúng cũng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt.

5.2 Xây dựng chế độ làm việc hợp lý

Ngoài ra, để điều trị thiếu máu. Chúng ta cần xây dựng những thói quen và chế độ làm việc hằng ngày hợp lý. Cụ thể như:

  • Duy trì chế độ làm việc và học tập hợp lý bằng cách đi ngủ đúng giờ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu như sắt, vitamin B1, B12, vitamin C,…
  • Đối với phụ nữ nên chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt là những ngày hành kinh nên bổ sung nhiều sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Nếu phát hiện những dấu hiệu không bình thường. Bạn nghi ngờ chúng là triệu chứng của bệnh thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao,… Thì nên đi khám sức khỏe để được hướng dẫn và điều trị kịp thời nhất

5.3 Sử dụng thuốc

Ngoài ra, khi bị thiếu máu, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ như:

Sắt

Phụ nữ mang thai là những người cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường. Bởi vì chất sắt rất cần thiết cho cơ thể người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu của bào thai. Đặc biệt, phụ nữ nên dùng bổ sung thêm viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đi trong quá trình bị mất máu như trong thời kỳ kinh nguyệt, mất máu sau quá trình sinh con.

Vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào. Đặc biệt là sự nhân lên của DNA. Nếu thiếu vitamin B12, chúng ta có thể tiêm trực tiếp vitamin B12 vào trong cơ thể theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

thiếu máu
Thuốc sắt điều trị thiếu máu

6. Thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ em bị thiếu máu, có thể dẫn đến bị ốm nặng hoặc sốc, xanh xao, nhịp tim nhanh và huyết áp thấp với nhịp thở nhanh và nông. Nếu tình trạng ít nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh có thể trông bình thường nhưng xanh xao. Đối với trẻ sinh non được sinh ra quá sớm có số lượng hồng cầu sẽ bị giảm nhiều. Thiếu máu sinh non chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 32 tuần tuổi thai.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị thiếu máu nhẹ hoặc trung bình không có triệu chứng. Thiếu máu trung bình có thể dẫn đến tình trạng đờ đẫn hoặc dinh dưỡng kém. Trẻ sơ sinh đột ngột mất một lượng máu lớn trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở có thể rơi vào tình trạng sốc và có thể có những biểu hiện như tái nhợt, tim đập nhanh, thở nhanh, nông và tụt huyết áp.

Thiếu máu ở trẻ em thật sự nghiêm trọng. Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, cộng với việc thiếu máu sẽ cực kỳ nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ cần chú ý để có những biện pháp thích hợp, nhất là phải kiểm tra định kỳ trước khi sinh và sau khi sinh.

7. Phần kết

Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn khá đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thiết về bệnh thiếu máu. Hy vọng chúng sẽ hữu ích dành cho bạn. Bệnh thiếu máu cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta cần phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một chế độ ăn uống và làm việc hợp lý. Để phòng và tránh triệu chứng này nhé!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây