Thỏa thuận lương khi phỏng vấn như thế nào cho khéo léo?

0
892

Thỏa thuận lương khi phỏng vấn là một vấn đề không dễ dàng gì đối với nhiều người mới bắt đầu đi làm. Để có thể thỏa thuận lương theo mong muốn phải làm sao? Muốn khéo léo trong việc này, ta cần phải chuẩn bị cho bản thân một vài kỹ năng cần thiết nhất.

Bài viết dưới đây sẽ có thể giúp bạn biết thêm về những thông tin thú vị này. Đừng bỏ qua nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu cách thương lượng mức lương khi phỏng vấn nhé!

1. Thỏa thuận lương khi phỏng vấn là gì?

Thỏa thuận lương khi phỏng vấn (hay còn gọi là deal lương) là quá trình nhằm thảo luận về lời đề nghị làm việc. Nó diễn ra giữa ứng viên và nhà tuyển dụng để thương lượng về gói lương và các quyền lợi khác nếu như ứng viên đó làm việc cho công ty.
Đàm phán, deal lương hiệu quả nhất là khi cả hai bên đều nhận thấy rằng họ đang được đáp ứng kỳ vọng. Ứng viên sẽ cảm thấy mình đang nhận được mức lương xứng đáng với trình độ và kinh nghiệm của mình. Trong khi đó thì nhà tuyển dụng nhận ra giá trị của ứng viên ở mức thích hợp có thể được đáp ứng.
Việc deal lương có thể bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến tiền lương và cả tiền thưởng. Ngoài ra còn có bảo hiểm, phúc lợi, thời gian nghỉ phép, hay các hỗ trợ khác như di chuyển, ăn trưa, v.v…

Thỏa thuận lương khi phỏng vấn
Deal lương là gì?

2. Cách tính toán mức lương bạn có thể nhận được

Khi xem xét đến một lời mời làm việc, điều quan trọng bạn nên nhớ là phải biết điểm của thỏa thuận tiền lương. Bạn cần phải tự tính toán kỹ lưỡng và xem mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền thực tế. Tiền này là sau khi bạn đã trừ thuế, y tế, an sinh xã hội,… Một số công ty sẽ từ đó công bố mức lương thực nhận ngay từ đầu. Ngược lại trong khi nhiều công ty khác chỉ công bố mức lương chung chung mà không trừ lương phí kể trên.

3. Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng 

3.1. Hãy chờ thời điểm thích hợp

Hãy từ từ bắt đầu quá trình thỏa thuận lương một cách kiên nhẫn. Khi đang phỏng vấn cho một vị trí mới, bạn hãy cố gắng để không đề cập đến mức lương cho đến khi nhà tuyển dụng chủ động đưa ra lời đề nghị nhé!

3.2. Đưa ra thang bảng lương và tránh đưa ra những con số cụ thể

Thỏa thuận lương khi phỏng vấn
Đưa ra thang bảng lương phù hợp

Nếu như bạn được hỏi về mức lương mong muốn, hãy đưa ra một khoảng. Chẳng hạn như 12-15 triệu đồng/tháng, thay vì bạn đặt ra một con số cụ thể. Ngoài ra thì bạn cũng hoàn toàn có thể nói với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn biết thêm về các trách nhiệm và thách thức của công việc. Làm điều này trước khi thảo luận về mức lương.

3.3. Đề xuất mức lương sau khi nghiên cứu môi trường lao động

Nếu như bạn cần phải tìm một con số, hãy đưa ra mức lương dựa trên những nghiên cứu, so sánh mà bạn đã thực hiện trong quá khứ. Ví dụ như một vị trí tiếp thị, bán hàng với 2 năm kinh nghiệm thì thường được trả khoảng 10 triệu. Ở đây, bạn có thể muốn nhận được 10 triệu trở lên. Do đó, bạn có thể thể hiện những kỹ năng và các kinh nghiệm xuất sắc của mình, chứng tỏ rằng bản thân bạn xứng đáng với mức lương hậu hĩnh.
Ngoài ra, một điều khác là bạn cũng nên tránh đưa ra những lý do liên quan đến nhu cầu tài chính cá nhân. Bởi vì điều này có thể gây phản cảm hoặc dẫn đến việc nhà tuyển dụng nhận định sai lầm về bạn.

3.4. Tìm cách tạm trì hoãn nếu không tính toán kỹ lưỡng

Khi bạn đã nhận được lời đề nghị trả lương từ nhà tuyển dụng, lúc này bạn không nhất thiết phải chấp nhận hoặc từ chối nó ngay lập tức. Nếu bạn chưa tính toán kỹ và muốn suy nghĩ thêm, bạn chỉ cần nói “Tôi cần thời gian để suy nghĩ thêm” là được. Đây là cách deal lương thành công mà bạn nên biết.

Có thể bạn quan tâm:

3.5. Cân nhắc từ chối mức lương đề xuất

Nếu như bạn không thể chấp nhận mức lương cũng như các lợi ích mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn có thể dứt khoát từ chối thẳng thắn. Điều này có thể dẫn đến hai tình huống: Bạn đang nhận được một lời đề nghị tốt hơn hoặc là chính bạn đang bỏ lỡ cơ hội việc làm này. Do đó, trước khi bạn muốn từ chối, bạn nên xác định lại. Nếu bạn thực sự yêu thích công việc và công ty đó, bạn có thể kín đáo, ngầm đề nghị thương lượng thêm.

3.6. Thương lượng các lợi ích bổ sung

Ngoài phần tiền lương thì bạn cũng nên thương lượng với người sử dụng lao động để có những quyền lợi khác. Ở đây ta có thể kể đến như thưởng, nghỉ phép, nghỉ mát,… Tùy theo sở thích và vị trí ứng tuyển của bạn mà những khoản trợ cấp bổ sung có thể có giá trị hoặc không.

Thỏa thuận lương khi phỏng vấn
Đừng quên thương lượng thêm về các lợi ích khác

Thỏa thuận deal lương khi phỏng vấn rất cần ở bạn một sự khéo léo và ý nhị để có thể thành công theo mong đợi. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp cho bạn biết thêm những kỹ năng sống bổ ích. Đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè, người thân nếu thấy hay bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau của chúng tôi!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây